Vi Tảo- lĩnh vực mà nhiều bạn trẻ hiện nay ít quan tâm

Vũ Thành Lâm

Senior Member
Vi Tảo- lĩnh vực mà nhiều bạn trẻ hiện nay ít

Tảo là gì?
chắc nhiều bạn wên mât rùi?
trong khi đó bất kì nơi đâu cũng có Tảo
hình dáng ra sao?
có bạn nào quan tâm không?
ứng dụng của Tảo trong sinh học cũng nhw cuộc sống hàng ngày của chúng ta?
các bạn hãy tham gia cùng mình nhé
lamvt@vnu.edu.vn
 
okie, title có vẻ hay đấy. không biết 2 tập hợp "vi tảo" và " tảo đơn bào" có trùng nhau ko nhẩy :?:
 
không trùng nhau đâu

nhiều vi tảo nhưng ở dạng tập đòan tức là gần giống đa bào nhưng kô phải đa bào.
 
lonxon said:
không trùng nhau đâu

nhiều vi tảo nhưng ở dạng tập đòan tức là gần giống đa bào nhưng kô phải đa bào.

Câu trả lời của bác tôi không tìm được M chung đề thiết lập tam đoạn luận rồi.

Vi tảo ko phải là tảo đơn bào. vì Một số vi tảo ko phải là tảo đơn bào.
Nhiều vi tảo là dạng tập đoàn, không phải là đa bào.

Vậy Dạng tập đoàn đơn bào, ko phải đa bào ấy có phải là đơn bào ko?
 
Tảo là gì?
chắc nhiều bạn wên mât rùi?

tớ cũng chẳng nhớ :mrgreen:

Hình như là các thực vật bậc thấp, đơn bào!

hình dáng ra sao?

rất đa dạng: hình cầu (Proto coccales), sợi (Rhirosolenia), rồi dạng monas (Pseudomonas) (tớ chẳng biết monas là dạng như thế nào), dạng mỏ neo..........

ứng dụng của Tảo trong sinh học cũng nhw cuộc sống hàng ngày của chúng ta?

nhiều kể sao nổi. ví dụ như là: Nuôi làm thức ăn cho cá, tôm...... sử dụng để đánh giá chất lượng nước......

Tớ ngày trước có xem bộ phim "cô gái đại dương" thấy có nói về hiện tượng thủy triều đỏ, chẳng biết là do bọn tảo nào gây ra nữa và mức độ nguy hiểm (độc hại với môi trường) đến mức nào.

nhiều vi tảo nhưng ở dạng tập đòan tức là gần giống đa bào nhưng kô phải đa bào.

có phải giống như tập đoàn Volvox không vậy?
 
có hai khái niệm chính cho Tảo: Macroalga và Microalga
vi tảo ở đây tôi nói đến là micro
còn trong đó bao gồm tảo đơn bào hay tập đoàn ...vv
Hiện tượng thuỷ triều đỏ (red tide) hay hiện tượng nở hoa nước (water bloom) là hai hiện tuợmg mà ở đó tảo phát triển một cách bùng nổ về số luợng gây nên
thuỷ triều đỏ thường do tảo giáp gây nên
thường hai hiện tượng trên thường gây độc hại cho các sinh vạt khác
chúng được quy vào : harmful algae và toxic algae
các laòi tảo này mình cũng có một số ảnh
bạn nào quan tâm xin liên hệ
lamvt@vnu.edu.vn 8)
 
có hai khái niệm chính cho Tảo: Macroalga và Microalga

macroalga có phải là những bọn như Rhodophyta, Phaeophyta, hay Chlorophyta không vậy?

Hiện tượng thuỷ triều đỏ (red tide) hay hiện tượng nở hoa nước (water bloom) là hai hiện tuợmg mà ở đó tảo phát triển một cách bùng nổ về số luợng gây nên

ở VN có hiện tượng thủy triều đỏ không vậy, và nếu có thì loài nào gây ra vậy?

quan hỏi: thế cái ,,,, lam sao nứt làm đôi?
trả lời: do người đánh

cái này :mrgreen: , nếu nói chữ thì có nghĩa là "Phi thiên đả tắc nhân đả", chẳng biết là còn nhớ chính xác không nữa :mrgreen:
 
nói chung chúng bao gồm cả hai, trong đó có các loại tảo khác nhau
ở vietnam cũng có hiên tuợng thủy triều đỏ do một số loài tảo gây ra ceratium,alexandrium,,,,
và chủ yếu chúng chứa độc tố
còn hiện tượng nở hoa nước thì nhiều ngay ở hồ Hoàn Kiếm hanoi
chủ yếu do tảo Lam gây ra mà chú trọng là laòi Microcystis chiếm ưu thế
8)
 
Phương pháp thu mẫu, phân lập Tảo trong các thuỷ vực

? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?(Sưu tầm: Lamvt@vnu.edu.vn ? : 04.9110402)
I. Thu mẫu:
Trong các thuỷ vực ao, hồ, hồ chứa, sông, suối (pond, lake, reservoir, river,stream) sinh khối sơ cấp lớn nhất là Tảo (Alga), ở đâu có nước ở đó có tảo. Tảo tổng hợp nên vật chất sống của mình nhờ quang hợp.Mỗi một nhóm tảo có thành phần sắc tố khác nhau để hấp thu ánh sáng, sự khuếch tán ánh sáng trong nước tuỳ theo độ sâu của khối nước (tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy) chính vì vậy sự phân bố của Tảo cũng theo tầng. Để thu thập, điều tra khảo sát thành phần Tảo trong thuỷ vực cần phải chú ý các điểm sau:
Cần chia thuỷ vực thành các mặt cắt khác nhau
Cần chú ý thu mẫu theo các tầng nước
Thu đủ lượng mẫu cần thiết cho các chỉ tiêu: Mẫu định tính, mẫu định lượng, ngoài ra nên thu thêm các mẫu làm thuỷ hoá, đánh giá các chỉ tiêu thuỷ lý ngay tại điểm thu mẫu.
Dụng cụ: cần thiết cho điều tra Tảo trong các thuỷ vực:
Thu mẫu tầng mặt: vợt vớt phù du thực vật
Thu mẫu theo tầng nước: pathometer
Thu mẫu tầng đáy: gầu Petersen, bộ dụng cụ sàng rây
Kiểm tra thuỷ lý: pH, nhiệt kế, đĩa Secchi, saltnity kế
Kính hiển vi và dụng cụ soi mẫu vi sinh vật, ống đựng mẫu, chai lọ lấy mẫu thuỷ hoá, mẫu định tính, định lượng, bình đong để thu mẫu định tính, hoá chất cố định mẫu là focmôn, giấy bút ghi kính, bông cồn.
Vợt thu mẫu(không đưa ?đước ảnh lên rùi)

II. Phân lập.
Tảo được chia ra các loại sau dựa vào kích thước tế bào:
Megaplankton: 20-200cm
Macroplankton: 2-20cm
Mesoplankton: 0.2mm-2cm
Microplankton: 20-200μm
Nanoplankton: 2-20μm
Picoplankton: 0.2-2μm, mostly bacteria
Femtoplankton, smaller than 0.2 μm, consisting of marine viruses
Trong phòng thí nghiệm, Tảo có thể được nuôi giữ theo các cách sau:
1. Maintenance cultures: mẫu tảo thu thập trong tự nhiên được giữ trong các bình nón, ?mục đích nuôi giữ loài chiếm ưu thế.
2. Enrichment cultures: Mẫu tảo được nuôi cấy trong môi trường đã được lựa chọn đặc biệt mà làm tăng số lượng loài mong muốn.
3. Unialgal cultures: Quần thể tảo đơn dòng nhưng có thể vẫn còn các vi sinh vật khác.
4. Axenic cultures: Chứa một quần thể tảo đơn dòng mà không có các vi sinh vật khác.
5. Clonal cultures: Quần thể tảo vô tính ?xuất phát từ một dòng đơn.

Ba phương pháp phân lập được đưa ra bởi Stein(1973) như sau:
A, Phương pháp dùng ống hút pipette: Nhỏ 10-15 giọt mẫu thu thập trong tự nhiên vào giữa đĩa petri. Nhỏ 6-8 giọt môi trường dịch thể lên 6 điểm ?xung quanh vị trí nhỏ mẫu, ký hiệu các vị trí. Sử dụng pipette vô trùng chuyển các đơn vị tảo mong muốn trong mẫu tự nhiên vào một trong 6 giọt môi trường, các đơn vị tảo mong muốn được khoanh vùng bởi viêc soi dưới kính lúp hoặc hiển vi quang học. Luân chyển các đơn vị tảo từ giọt 1-2 ?nhắc lại công việc trên cho đến khi đơn vị tảo đơn dòng có mặt trong môi trường dịch thể.Chuyển đơn vị tảo đơn dòng đó tới ống nghiệm chứa môi trường dịch thể đã được khử trùng.(hình v ẽ 1)

Hình 1: phương pháp ống hút

B, Phương pháp cấy vạch trên thạch: Phương pháp này được sử dụng khi kích thước loài tảo cần phân lập là khoảng dưới 10 micromete: Chuẩn bị đĩa thạch petri chứa môi trường thạch (1-1,5% agar). Đặt 1-2 giọt mẫu gần ngoại biên của đĩa, đốt đỏ đầu que cấy bằng đèn cồn 70 độ, vạch những vạch song song trên mặt thạch (hình 2). Đậy nắp đĩa thạch và nuôi cấy trong điều kiện tốt nhất khoảng 4-8 ngày. Soi bằng kính lúp và thu thập lựa chọn những khuẩn lạc mong muốn cho sự phân lập sau. Chuyển khuẩn lạc bằng que cấy vô trùng lên lam kính chứa 1 giọt môi trường vô trùng đậy lamen và soi dưới kính hiển vi lựa chọn chủng tảo cần thiết. Cấy nhắc lại bằng cách sử dụng khuẩn lạc đơn (hình 3). 1 khuẩn lạc phát triển riêng rẽ sẽ được lựa chọn và chuyển vào môi trường lỏng hoặc đặc tuỳ cách giữ giống.

Hình 2: cấy vạch trên đĩa thạch


Hình 3: Cấy zich zắc

C, Phân lập trên thạch: sự phân tách các tế bào tảo có thể được thực hiện bằng cách nuôi cấy trên bề mặt thạch cho phép thu nhận dần dần các tế bào từ mẫu tạp nhiễm.Chuẩn bị đĩa thạch petri, nhấc bỏ nắp cho mặt thạch khô, đặt 1 giọt mẫu ở trung tâm đĩa, soi dưới kính hiển vi soi nổi, lấy những đơn vị tảo mong muốn cấy ziz zăz trong ống nghiệm môi trường (hình 4).


Hình 4: Cấy vạch trên thạch nghiêng
Phương pháp cấy chuyển lặp lại:

Nhỏ một giọt mẫu vào bình Erlenmeyer (dung tích 50-100ml) hoặc ống nghiệm. Sau đó đem pha loãng để làm giảm mật độ của tảo và các loại sinh vật khác trong đó. Cấy mẫu vào các bình chứa hoặc ống nghiệm có chứa sẵn môi truờng rồi đặt duới các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ khác nhau. Sau một vài ngày những loài tảo thích hợp sẽ phát triển. Ta tiếp tục lặp lại phuơng pháp này bằng cách lấy 1 giọt nước từ các bình nuôi lần 1 cho vào các bình nuôi hoặc ống nghiệm chứa môi trường cùng loại; sau đó đặt trong các điều kiện giống như lần nuôi thứ nhất. Phương pháp này cần được tiến hành nhiều lần kết hợp với kiểm tra mẫu thu được dưới kính hiển vi cho đến khi thu được chủng tảo thuần khiết.
Phương pháp cấy trên đĩa thạch (Bold,1942)



Agar plate Method

Môi trường nuôi cấy được bổ xung thạch với nồng độ 1,5% sau đó đem đổ vào các đĩa Petri. Mẫu chứa tảo đem pha loãng với các nồng độ khác nhau. Lấy một giọt mẫu theo mỗi nồng độ pha loãng nhỏ vào các đĩa Petri, dùng que cấy gạt đều trên mặt thạch. Sau đó nuôi cấy trong các điều kiện thích hợp trong thời gian 5-10 ngày. Khi xuất hiện khuẩn lạc trên bề mặt đĩa thạch (Các đĩa thạch phải được đặt ngược tránh đọng nước trên mặt thạch) ta dùng que cấy lấy các khuẩn lạc đơn cho vào các ống nghiệm chứa sẵn môi trường dịch thể vô trùng. Quá trình này tiếp tục được lặp lại nhiều lần kết hợp với kiểm tra dưới kính hiển vi cho đến khi thu được chủng tảo thuần khiết.
Phương pháp phân lập dùng que cấy và pipet.

Hooking and Pipetting Method

Trong phương pháp này, mẫu được đổ vào các đĩa Petri (có thể pha loãng nếu cần thiết). Sau đó thu các loài mong muốn bằng que cấy thích hợp hoặc bằng que cấy hoặc pipet duới kính hiển vi, tốt nhất dùng kính hiển vi đảo ngược. Chuyển các vi sinh vật này vào đĩa thạch và kiểm tra lại dưới kính hiển vi để chắc chắn chỉ loài đó có mặt. Nếu các phương pháp là cần thiết để thu được các chủng thuần khiết như cấy chuyển lặp lại hoặc cấy trên đĩa thạch thì phương pháp này cũng được lặp lại nhiều lần cho đến khi thu được chủng thuần khiết.
Môi trường nuôi cấy cơ bản cho một số loại tảo
Tảo biển: sử dụng môi trường nước mặn
Môi trường F (Guillard and Ryther, 1962)
Thành phần như sau (F/2 trong List of strain):

Hoá chất Khối lượng f/2 metals (1)

NaNO3 7.5 mg Na2EDTA.2H2O 440 mg
NaH2PO4・2H2O 0.6 mg FeCl3.6H2O 316 mg
Vitamin B12 0.05 μg CoSO4.7H2O 1.2 mg
Biotin 0.05 μg ZnSO4.7H2O 2.1 mg
Thiamine HCl 10 μg MnCl2.4H2O 18 mg
Na2SiO3・9H2O 1 mg CuSO4.5H2O 0.7 mg
f/2 metals (1) 0.1 ml Na2MoO4.2H2O 0.7 mg
Sea water 99.9 ml Distilled water 100 ml


Môi trường Walne’s (Walne, 1974)
Walne's Medium
Hoá chất Khối lượng Hoá chất Khối lượng
NaNO3 100.0000 mg B12 0.005 mg
Na2EDTA 45.0000 mg Trace metals:
H3BO3 33.600 mg ZnCl2 0.021 mg
NaH2PO4.2H2O 20.000 mg CoCl2.6H2O 0.020 mg
FeCl3.6H2O 1.3000 mg (NH4)6Mo7O24.4H2O 0.009 mg
MnCl2.4H2O 0.360 mg CuSO4.5H2O 0.020 mg
Vitamins: Seawater 1,000 ml
B1 0.1 mg

Môi trường TMRL(Tungkang Marine Laboratory,Taiwan. Liao and Huang, 1970)
Liao and Huang's Modified Medium
Hoá chất Khối lượng
KNO3 100.000 mg
Na2HPO4.H2O 10.000 mg
FeCl3.6H2O 3.000 mg
Na2SiO3.9H2O 1.000 mg
Seawater to 1 liter

Môi trường ASP (Provosoli et al., 1975)
Thành phần

A M O U N T
Chemical composition A S P A S P - 2
A S P - 6

NaCl 2.4 g 1.8 g 2.4 g
Mg SO4.7H2O 0.6 g 0.5 g 0.8 g
KCl 0.06 g 0.06 g 0.07 g
Ca (as Cl-) 40 mg 10 mg 15 mg
NaNo3 - 5 mg 30 mg
K2 glycero phosphate - - 10 mg
Na2SiO3 . 9H2O 2.5 mg 15 mg 7 mg
“TRIS” - 0.1 g 0.1 g
Vit B12 0.02 ug 0.2 ug 0.05 ug
Vitamin Mix 8*
0.05 ml - 0.1 ml
Vitamin Mix S3**
- 10 ml -
Na2 EDTA 1.0 mg 3.0 mg -
Na3 Versenol - - -
Fe (as Cl-) 0.01 mg 0.08 mg 0.2 mg
Zn (as Cl-) 5.0 ug 15.0 ug 0.05 ug
Mn (as Cl-) 0.04 mg 0.12 mg 0.1 mg
Co (as Cl-) 0.1 ug 0.3 ug 1.0 ug
Cu (as Cl-) 0.04 ug 0.12 ug 2.0 ug
H3BO3 0.2 mg 0.6 mg 0.2 mg
Mo (as Na Salt) - - 0.05 mg
H2O 100 ml 100 ml 100 ml
pH 7.6 7.6–7.8 7.4–7.6
* 1 ml of Vitamin Mix 8 contains: thiamine HCL, 0.2 mg; nicotinic acid, 0.1 mg;putrescine, 2 HCL, 0.04 mg; Ca pantothenate, 0.1 mg; riboflavin, 5.0 ug; pyridoxine.2HCL, 0.02 mg; p-aminobenzoic acid, 0.01 mg; biotin, 0.5 ug; choline.H2 citrate, 0.5 mg; inositol, 1.0 mg; thymine, 0.8 mg; orotic acid, 0.26 mg;Vit. B12, 0.05 ug; folinic acid, 0.2 ug; folic acid, 2.5 mg.
** 1 ml of Vitamin Mix S 3 contains: thiamine HCL, 0.05 mg; nicotinic acid, 0.01 mg;Ca pantothenate, 0.01 mg; p-aminobenzoic acid, 1.0 ug; biotin, 0.1 ug; inositol0.5 mg; folic acid, 0.2 ug; thymine, 0.3 mg.
ASP - 2 is only one of the typical media employed for culturing marinealgae. It allows growth of several diatoms, chrysomonads, cryptomonads,dinoflagellates, blue-green algae and chlorophytes.
ASP - 6 has higher salinity and makes it easier for direct transferfrom seawater of osomotically sensitive species. It is a goodmedium for Syracosphaera elongata, Skeletonema costatum,Rhodomonas lens and Amphidinium klebsii. Modification ofASP-6 has been reported by McLachlan (1973)


Tảo nước ngọt: sử dụng nước ngọt
Môi trường C:

Hoá chất Khối lượng(g) Hoá chất Khối lượng(g)
Ca (NO3)2.4H2O 15 mg Thiamine HCl 1 μg
KNO3 10 mg PIV metals (1) 0.3 ml
β-Na2glycerophosphate 5 mg Tris (hydroxymethyl) aminomathane 50 mg
MgSO4.7H2O 4 mg Distilled water 99.7 ml
Vitamin B12 0.01 μg pH 7.5
Biotin 0.01 μg

Môi trường Tamiya
Thành phần:

Stt Hoá chất Khối lượng(g) *Thành phần vi lượng A5:

1. KNO3 5,000 Stt Hoá chất Khối lượng(g)
2. MgSO4 2,500 1 H3BO3 2,860
3. KH2PO4 1,250 2 MnCl2.4H2O 1,810
4. FeSO4.7H2O 0,003 3 ZnSO4. 7H2O o,222
5. EDTA 0,037 4 MoO3 176,4
6. *Vi lượng A5 1 ml 5 NH4VO3 229,6
7. Nước cất 1.000 ml 6 Nước cất 1.000 ml

Môi trường BGII
Thành phần: ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?


Stt Hoá chất Khối lượng(g) *Thành phần vi lượng A5:
8. NaNO3 1,500
9. MgSO4.7H2O 0,075 Stt Hoá chất Khối lượng(g)
10. KH2PO4 1,250 1 H3BO3 2,860
11. CaCl2 0,036 2 MnCl2.4H2O 1,810
12. A.citric 0,006 3 ZnSO4. 7H2O o,222
13. Na2CO3 0,020 4 MoO3 176,4
14. *Vi lượng A5 1 ml 5 NH4VO3 229,6
15. Nước cất 1.000 ml 6 Nước cất 1.000 ml

Còn Nữa
Cụ thể hơn ở file này
 
Anh Lâm hay có ai nghiên cứu sâu về sử dụng vi tảo sản để xuất khí hydro không? Để tài này đang rất nóng bỏng trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và trái đất đang ngày càng ấm lên do hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng nhanh. Không biết đưa ra thảo luận ở đây có tiện không :D?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top