Chè đậu.

ngthuong

Junior Member
cho mình hỏi gấp: tại sao khi nấu chè các loại đậu hạt lớn phải ngâm nước tro trước khi nấu thì hạt đậu bùi hơn và thơm hơn?.2. tại sao khi nấu chè muốn cho chè ngọt hơn thì cho vào 1 ít muối?.
 
cho mình hỏi gấp: tại sao khi nấu chè các loại đậu hạt lớn phải ngâm nước tro trước khi nấu thì hạt đậu bùi hơn và thơm hơn?


Bạn này nấu chè mà "hỏi gấp" thì chắc là vừa nấu vừa hỏi hay sao đây?! :oops:
Hồi trước tôi có được nghe câu trả lời cho vấn đề chè này (nghe ở đâu thì vì lâu quá nên quên mất rồi):

- Trong nước tro có muối NaCl. Muối này có tính kiềm, vì NaCl là sản phẩm của phản ứng NaOH và HCl, mà NaOH là base rất mạnh, HCl cũng mạnh nhưng không phải là acid cực mạnh "tay ngang" với NaOH nên sản phẩm NaCl có tính kiềm. Tính kiềm trong nước tro sẽ làm các thành phần trong tinh bột vốn có rất nhiều gốc -OH (amylose và amylopectin) bị ion hoá, cho nên tinh bột sẽ mau chín và "bùi" hơn. Các loại đậu nhỏ thì nấu bình thường là chín rồi, khỏi phải ngâm làm chi cho tốn công.


2. tại sao khi nấu chè muốn cho chè ngọt hơn thì cho vào 1 ít muối?.



- Khi nấu chè nên cho một ít muối để chè "đậm đà" chứ không phải chè "ngọt hơn" (cho muối làm sao mà ngọt hơn được?!). Cảm giác đậm đà trong chè làm cho người ăn thấy "sướng" hơn, nên người ta khuyên nên bỏ muối vào chè.

Chẹp ... Thèm chè quá ...:mrgreen:
 
Nguyễn Đôn:"Trong nước tro có muối NaCl. Muối này có tính kiềm, vì NaCl là sản phẩm của phản ứng NaOH và HCl, mà NaOH là base rất mạnh, HCl cũng mạnh nhưng không phải là acid cực mạnh "tay ngang" với NaOH nên sản phẩm NaCl có tính kiềm."
=> có gì nhầm lẩn ở đây thì phải? NaCl trong dung dich tồn tại o dạng ion Na+ va Cl- thì đâu liên quan gì với NaOH va HCl.Xét về cấu trúc nguyên tu thi cả hai đều có cấu hình e của khí hiếm ( bền), cho nên khả năng trao đổi e (hay trao đổi H+) là rất thấp.Do đó nói " dung dịch NaCl có tính kiềm" theo em là không hợp lý.

Còn điều nữa là: sự ion hóa các gốc OH thì co liên quan thế nào tới sự chín của tinh bột? Em chưa hiểu cho lắm. À mà trước tiên:"Sự Chín nên định nghĩa thế nào ạ?"
 
Mọi người có biết quá trình nấu dịch tinh bột trước khi lên men để sản xuất bia không nhỉ ? Bản chất của quá trình và các cách làm tăng hiệu quả nấu bia ? Trả lời được câu này sẽ giải đáp được câu 1.

Tại sao khi nấu chè muốn cho chè ngọt hơn thì cho vào 1 ít muối? ß biết chết liền.
 
=> có gì nhầm lẩn ở đây thì phải? NaCl trong dung dich tồn tại o dạng ion Na+ va Cl- thì đâu liên quan gì với NaOH va HCl.Xét về cấu trúc nguyên tu thi cả hai đều có cấu hình e của khí hiếm ( bền), cho nên khả năng trao đổi e (hay trao đổi H+) là rất thấp.Do đó nói " dung dịch NaCl có tính kiềm" theo em là không hợp lý.
Đúng vậy. Tôi đã nói sai ở trên. Cám ơn bạn đã chỉ ra.
HCl vẫn là acid mạnh và phân ly hoàn toàn trong nước (tôi vừa ôn tập lại sách giáo khoa phổ thông :mrgreen:). Do vậy muối NaCl là muối trung tính.
Trong nước trò còn một muối quan trọng nữa. Muối này mới gây tính kiềm cho nước tro, đó là kalium carbonate (
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGUYEN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; mso-hyphenate:none; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-language:AR-SA;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->K<sub>2</sub>CO<sub>3</sub><o:p></o:p>). Muối này là sản phẩm của base mạnh (kalium hydroxide) và acid yếu (acid carbonic), nên dung dịch muối có tính kiềm.
Muối NaCl tuy không đóng vai trò tạo môi trường kiềm, nhưng ion Na+ trong dung dịch cũng có thúc đẩy sự ion hoá của amylose và amylopectin, làm tinh bột mau chín.

Còn điều nữa là: sự ion hóa các gốc OH thì co liên quan thế nào tới sự chín của tinh bột? Em chưa hiểu cho lắm. À mà trước tiên:"Sự Chín nên định nghĩa thế nào ạ?"
Tinh bột chín là tinh bột bị hồ hoá, hấp thu nước, trương nở ra.
Sự ion hoá các thành phần trong tinh bột có lẽ làm quá trình hấp thu nước diễn ra nhanh hơn chăng (?!).
 
Nguyễn Đôn:"Trong nước tro có muối NaCl. Muối này có tính kiềm, vì NaCl là sản phẩm của phản ứng NaOH và HCl, mà NaOH là base rất mạnh, HCl cũng mạnh nhưng không phải là acid cực mạnh "tay ngang" với NaOH nên sản phẩm NaCl có tính kiềm."
=> có gì nhầm lẩn ở đây thì phải? NaCl trong dung dich tồn tại o dạng ion Na+ va Cl- thì đâu liên quan gì với NaOH va HCl.Xét về cấu trúc nguyên tu thi cả hai đều có cấu hình e của khí hiếm ( bền), cho nên khả năng trao đổi e (hay trao đổi H+) là rất thấp.Do đó nói " dung dịch NaCl có tính kiềm" theo em là không hợp lý.

Còn điều nữa là: sự ion hóa các gốc OH thì co liên quan thế nào tới sự chín của tinh bột? Em chưa hiểu cho lắm. À mà trước tiên:"Sự Chín nên định nghĩa thế nào ạ?"


cám ơn bạn đã chỉ giúp mình nha:hoanho:
 
Mọi người có biết quá trình nấu dịch tinh bột trước khi lên men để sản xuất bia không nhỉ ? Bản chất của quá trình và các cách làm tăng hiệu quả nấu bia ? Trả lời được câu này sẽ giải đáp được câu 1.

Tại sao khi nấu chè muốn cho chè ngọt hơn thì cho vào 1 ít muối? ß biết chết liền.


trả lới như vậy thì bằng 0 rồi hic............. nhưng dù sao mình cũng cám ơn bạn :hum:
 
Bạn này nấu chè mà "hỏi gấp" thì chắc là vừa nấu vừa hỏi hay sao đây?! :oops:
Hồi trước tôi có được nghe câu trả lời cho vấn đề chè này (nghe ở đâu thì vì lâu quá nên quên mất rồi):

- Trong nước tro có muối NaCl. Muối này có tính kiềm, vì NaCl là sản phẩm của phản ứng NaOH và HCl, mà NaOH là base rất mạnh, HCl cũng mạnh nhưng không phải là acid cực mạnh "tay ngang" với NaOH nên sản phẩm NaCl có tính kiềm. Tính kiềm trong nước tro sẽ làm các thành phần trong tinh bột vốn có rất nhiều gốc -OH (amylose và amylopectin) bị ion hoá, cho nên tinh bột sẽ mau chín và "bùi" hơn. Các loại đậu nhỏ thì nấu bình thường là chín rồi, khỏi phải ngâm làm chi cho tốn công.






- Khi nấu chè nên cho một ít muối để chè "đậm đà" chứ không phải chè "ngọt hơn" (cho muối làm sao mà ngọt hơn được?!). Cảm giác đậm đà trong chè làm cho người ăn thấy "sướng" hơn, nên người ta khuyên nên bỏ muối vào chè.

Chẹp ... Thèm chè quá ...:mrgreen:


mình nấu chè cũng tạm thôi nhưng có dịp sẽ mời các bạn cùng măm măm....:buonchuyen:
 
mình nấu chè cũng tạm thôi nhưng có dịp sẽ mời các bạn cùng măm măm....:buonchuyen:

Ôi giờ kiếm đỗ với đường thì dễ, chứ tìm đâu ra nước tro bây giờ.

@Lâm: làm ơn giải đáp luôn ra đây, chứ giờ lại bắt đi cầm quyển giáo trình bia đọc rồi suy ngẫm nữa thì bao giờ mới có chè mà ăn.
 
trả lới như vậy thì bằng 0 rồi hic............. nhưng dù sao mình cũng cám ơn bạn :hum:

Câu một không hề bằng 0 đâu, bạn cứ thử tìm hiểu đi sẽ thấy được câu trả lời (cũng liên quan đến quá trình dịch hóa tinh bột, amylose&amylopectin).
Nếu bạn tìm rồi mà chẳng liên quan đến câu hỏi của bạn thì bạn có thể hỏi lại để tôi trả lời. :welcome:
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
Câu 2 thì đúng bằng không, vì các hiện tượng trong câu hỏi chả liên quan gì đến nhau. :eek:
 
Ôi giờ kiếm đỗ với đường thì dễ, chứ tìm đâu ra nước tro bây giờ.

@Lâm: làm ơn giải đáp luôn ra đây, chứ giờ lại bắt đi cầm quyển giáo trình bia đọc rồi suy ngẫm nữa thì bao giờ mới có chè mà ăn.

Bác cứ nóng, để các bạn tìm hiểu trước đã, vì có thể lúc đặt câu hỏi, bạn ngthuong chưa liên hệ với các kiến thức khác. Bây giờ em cho cái cầu rồi, bạn tự đi thì hay hơn, nếu đi không hết thì em tiễn nốt đoạn đường. :oops:
 
Thêm phần giới thiệu món ăn cho topic thêm hấp dẫn :cheers:
Bánh ú nước tro </TD></TR><TR><TD style="LINE-HEIGHT: 18px; PADDING-TOP: 5px; TEXT-ALIGN: justify" valign="top" height="100%"><!-- itmanvn@20080521
jpg_200x150.jpg

-->

"Bánh gio trong hổ phách
Dẫu có đắt vẫn mua
Bánh gio vẫn nước dưa
Dẫu có cho chẳng đắt."
Vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân Việt Nam ta thường cúng trên bàn thờ tổ tiên một thứ bánh rất độc đáo và riêng biệt, loại bánh này chỉ xuất hiện duy nhất chỉ vào ngày này trong năm. Bánh ú lá tre hay còn gọi là bánh ú nước tro, và ngày nay thì dân gian quen miệng hay gọi món bánh ấy bằng cái tên ngắn gọn là "bánh tro" (hay bánh Gio).
<TABLE align=center border=0><TBODY><TR><TD>
banhtro-1.jpg
</TD></TR><TR><TD>
Bánh Tro ( hay còn gọi là Bánh ú nước tro)










</TD></TR></TBODY></TABLE>
Bánh tro cũng như những món bánh khác, cũng là một món ăn rất dân giã, mộc mạc, rất dễ làm và rất ngon. Bánh tro mang một nét rất riêng là bánh chỉ được các bà các chị làm trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, giống như khi nói đến bánh chưng, bánh dầy người ta lại nghĩ ngay đến Tết Nguyên Đán. Bánh tro hình khối tam giác, nhỏ hơn bánh ú, tên cổ là bánh âm, được làm nhiều trong dịp tết Đoan Ngọ (Mùng năm tháng năm âm lịch). Do quan niệm ông cha ta từ xưa, tháng năm âm lịch là lúc " độc trời " nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt- Phong tục giết sâu bọ vào ngày tết Đoan Ngọ.
<TABLE align=left border=0><TBODY><TR><TD>
GaoNep-2.jpg
</TD><TD></TD></TR><TR><TD>
Gạo nếp là một trong những nguyên liệu chính










</TD><TD></TD></TR></TBODY></TABLE>
Không biết từ bao giờ mà người dân xưa có tục nấu bánh tro vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nhưng để giải thích cho việc nấu bánh tro vào ngày này thì dân gian ta còn truyền miệng với nhau một sự tích: "tích xưa truyền rằng, vào thời chiến quốc tại nước Sở có người thầy thuốc tên là Khuất Nguyên. Là trung thần nhưng lại không được vua trọng dụng. Do bị gian thần hãm hại, để trọn đạo bề tôi, ông trầm mình xuống sông Mạch La vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Để tránh cho thể xác của ông bị cá phá hoại và linh hồn ông không bị quỷ sứ phá phách, người dân nơi đây đã làm nhưng chiếc bánh có hình 4 cạnh, bên ngoài cột những công chỉ ngũ sắc để đánh lừa cá và thu hút sự chú ý của những con quỷ sứ, để chúng khỏi theo ông Khuất Nguyên. Người dân tưởng nhớ Khuất Nguyên, vào ngày này hàng năm vẫn mua bánh Ú tro để cúng ông.
<TABLE align=right border=0><TBODY><TR><TD></TD><TD>
ladong-2.jpg
</TD></TR><TR><TD></TD><TD>
lá dong non dùng để gói bánh










</TD></TR></TBODY></TABLE>
Những người Trung Hoa xưa sinh sống ở Hội An từ bao đời nay đã biến tục làm bánh Ú tro vào ngày mồng năm thành nếp văn hoá riêng của cả cộng đồng người cư trú ở phố cổ. Thêm vào đó là tục hái lá thuốc chữa bệnh và tục diệt sâu bọ (vậy nên ngày 5/5 còn có cái tên là Tết diệt sâu bọ).
Qua mấy trăm năm, người Hội An có khi không còn nhớ tích xưa nhưng bánh Ú tro thì vẫn không thể thiếu được trong ngày mồng 5 âm lịch. Các cụ bà vẫn thích tự tay làm bánh ú tro trong ngày này cho gia đình và gửi biếu người thân ở xa không về nhà được.
Bánh tro là loại bánh rất dễ làm nhưng nó đòi hỏi ở người làm bánh một sự tỉnh mỉ cần có. Bánh khi làm ra có đẹp và ngon, thu hút người ăn hay không là tùy vào sự khéo léo của đôi tay người làm bánh.
Nếp tháng ba hột mẩy đầy đủ dinh dưỡng, ít lộn tẻ. Người nội trợ đem nếp trải ra trên mâm nhặt những hạt tẻ tức là hạt gạo. Hạt nếp đùng đục màu sữa, hạt tẻ hơi trong. Tro được chọn là thứ tro tốt nhất, để ngâm nếp người ta thường dùng tro của thân cây mè. Nếu không có tro mè thì lấy tro than cũng được nhưng phải rây lọc kỹ. Một chậu nước, đổ tro vào khuấy đều, tro thấm nước chìm xuống. Một ít bọt và mẩu than nhỏ nổi lên trên, vứt bỏ. Khi tro lắng xuống, nước tro ở trên khá trong thì chắt lấy nước.
<TABLE align=left border=0><TBODY><TR><TD>
banhu-1.jpg
</TD><TD></TD></TR><TR><TD>
Bánh tro sau khi nấu










</TD><TD></TD></TR></TBODY></TABLE>
Nếp đã lựa cho vào nước tro, ngâm ba ngày đêm, vo lại với nước sạch, sau đó đổ nếp trên rổ cho ráo nước. Nước tro pha một ít phèn sa để bánh không bị bở. Nhờ nước tro mè mà hạt nếp nhuyễn thành bột. Lá gói thường dùng là thứ lá sậy, lá cây thơm nếp (ngoài ra người ta còn dùng lá tre hay lá dong non để gói). Lá sậy và lá thơm nếp không to nên gói bánh quả là khó, đòi hỏi sự khéo tay của phụ nữ. Chiếc lá sậy dài, gấp đôi hơi chéo. Họ xoay vần đôi tay, gấp chéo lá sậy thành hình phễu. Bốc một nắm nếp bỏ vào, úp phần lá sậy thừa. Trong tích tắc đã có những cái tháp nhỏ đặt xung quanh chiếc mâm. Người thứ hai cầm sợi dây lạt, tay cũng thoăn thoắt cột. Từng cặp bánh ú tro, để liền nhau, hai đầu nhọn nằm về hai phía để chuẩn bị bỏ vào nồi. Nấu cho nước sôi chừng bốn tiếng đồng hồ trở bánh tro. Để bánh không bị sống còn có một kinh nghiệm là khi bỏ bánh vào nồi chờ nước sôi thì thắp một nén nhang, đến khi hương vừa tàn thì cũng là bánh vừa chín tới. Bánh gói bằng lá sậy có màu vàng nâu. Muốn bánh bớt đậm thì dùng lá non hơn. Bánh gói bằng lá thơm nếp có màu xanh. Về màu sắc của bánh có thể điều chỉnh màu từ vàng nhạt đến nâu, từ xanh lục nhạt đến đậm bằng cách thay đổi lá gói hoặc chọn tro.
<TABLE align=center border=0><TBODY><TR><TD>
banhunhan-1.jpg
</TD></TR><TR><TD>
Bánh tro nhân đậu ngọt










</TD></TR></TBODY></TABLE>Bánh tro ăn nguội, không có nhân hay nhân đậu xanh ngọt. Bánh không nhân chấm đường cát, đường thẻ băm nhỏ, mật mía à Bánh tro có vị lạt, dễ tiêu, màu vàng trong, thoang thoảng mùi lá, mềm dẻo như một miếng thạch rau câu.
Ở vùng Bình Định, Phú Yên, bánh tro được gói thành đòn dài như bánh tét nhỏ, cỡ hai tấc, đường kính 3- 4 cm. Ở miền Bắc, bánh tro nổi tiếng là vùng Tây Đình, Vĩnh Phúc. Từ vùng Vĩnh Phúc lên vùng Thượng Du miền Bắc, người Tày, người Mường có một loại bánh làm tương tự như bánh tro không nhân, gói thành đòn dài nhỏ bằng lá chít của địa phương hay lá dong non, để dâng cúng tổ tiên nhân ngày lễ tết, gọi là bánh nẳng- Nổi tiếng là " bánh nẳng chợ Tràng ".
D.Loan



http://www.simplevietnam.com/article/view/id/333


Còn về nước tro :

Nước tro tàu (KOH) là một loại nước hóa chất màu trắng. Một trong những công dụng quen thuộc nhất của nước tro tàu là người ta hay cho thêm ít nước tro tàu vào nồi nước luộc các loại rau củ, nhất là khi phải luộc với số luợng nhiều, để các loại rau củ giữ được và ửng màu tự nhiên hơn lên, làm cho món ăn hấp dẫn. Tất cả những hàng tạp phô ở mọi chợ lớn nhỏ VN đều có bán nước tro tàu đựng trong những cái hủ nho nhỏ. Nhưng nước tro tàu là một hóa chất hay dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm đã được giới chuyên môn y tế khuyến cáo là không nên lạm dụng. Cẩm Tuyết cũng xin góp ý là các bạn đừng nên dùng nước tro tàu.
Nếu muốn luộc rau muống, cà rốt, đậu đũa v.v... cho có màu tươi đẹp các bạn hãy chịu khó tốn công luộc từng ít một với nước có cho vào chút xíu muối, luộc nhanh với nước sôi già và vớt ra là thả liền vào tô, thố... nước lọc nguội, có thêm vài cục nước đá lạnh càng tốt, để nguội rồi vớt ra thì các loại rau củ luộc của bạn cũng tươi đẹp như thường.

Tiếp nè :
UỐNG NHẦM NƯỚC TRO TÀU (01:23 13/07/2008)
BS CKII. TRỊNH HỮU TÙNG


Trong tháng 5 và 6-2008 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận hai trẻ nhập viện vì uống nhầm nước tro tàu và phải tiến hành phẫu thuật tái tạo thực quản cho một trường hợp dính niêm mạc thực quản do uống nhầm nước tro tàu từ đầu năm. Đó là hai bé Nguyễn T.T. ở Thủ đức và Trần L.H. ở Bình thạnh đều 4 tuổi, do người nhà bất cẩn để chai dung dịch nước tro tàu ngay tầm tay của 2 bé; và bệnh nhi Huỳnh N.T. 10 tuổi sau khi đi chơi đùa về khát nước thấy chai nước chứa nước tro tàu không dán nhãn tưởng là nước chin nên uống nhầm.<?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>




Nước tro tàu là một loại hóa chất ăn mòn có tên hóa học là KOH, thường được sử dụng trong việc làm bánh ú nước tro, là loại bánh thường được làm để cúng trong dịp Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch). Nước tro tàu là một loại nước màu trắng nên dễ nhầm với nước chín thông thường. Ngoài công dụng trong việc làm bánh ú nước tro, nó còn được dùng để làm cho các loại rau củ giữ được màu tươi xanh khi luột. Hiện nay, giới chuyên môn trong ngành y tế đã khuyến cáo không nên lạm dụng.<o:p></o:p>
Uống nhầm nước tro tàu sẽ gây ra hậu quả rất trầm trọng là gây bỏng thực quản, dẫn đến dính niêm mạc thực quản, chit hẹp thực quản và cuối cùng tắt nghẽn thực quản làm cho trẻ không ăn uống được. Triệu chứng đầu tiên sau khi uống phải nước tro tàu là trẻ cảm thấy nóng rát ở miệng, kích thích vùng hầu họng gây nôn ra ngoài, nhưng do phản xạ nên cũng đã nuốt một ít gây bỏng niêm mạc thực quản hoặc hít vào đường thở gây biến chứng cấp tính là suy hô hấp.<o:p></o:p>
Niêm mạc đường tiêu hóa (môi, miệng, lưỡi, họng và thực quản) bị bỏng khi tiềp xúc nước tro tàu sẽ phồng dộp làm trẻ nuốt đau không ăn uống được, trẻ có thể bị chảy nước dãi, đau nhức họng, ngực, bụng và ngoài ra còn bị sốt. Khi khám họng sẽ thấy những mãng loét trắng, gọi là giả mạc rất dễ nhầm với bệnh viêm họng. Sau khoảng chừng 5 – 6 ngày, lớp giả mạc bị tróc ra, trẻ bớt đau, có vẻ khỏe hơn, không sốt nữa, ăn uống trở lại được nên người nhà tưởng là hết bệnh. Tuy nhiên, đây là giai đoạn hết bệnh giả, lớp giả mạc bị bong tróc ra, thực quản không còn lớp niêm mạc bao bọc nữa mà đang làm sẹo, hình thành lớp xơ gây dính, dần dần gây chit hẹp lòng thực quản, dẫn đến các triệu chứng nuốt khó. Ban đầu là khó nuốt với những thức ăn đặc, sau đó ăn cháo cũng khó khăn, sau đó là nước hay sữa trẻ cũng không uống được. Lúc này lòng thực quản đã bị chit hẹp khá nhiều, việc điều trị trở nên khó khăn, phải phẫu thuật để tái tạo thực quản bị hẹp tốn rất nhiều chi phí.<o:p></o:p>
Cần phải làm gì khi phát hiện trẻ uống nhầm nước tro tàu: <o:p></o:p>
· Cho trẻ súc miệng với thật nhiều nước sạch.<o:p></o:p>
· Cho trẻ uống nhiều nước hay sữa để pha loãng độc chất đã nuốt.<o:p></o:p>
· Tuyệt đối không được gây nôn vì càng làm nặng thêm tình trạng bệnh.<o:p></o:p>
· Khám ngay chuyên khoa Tai mũi họng để được đánh giá tổn thương, có thể nội soi và cho xử trí thích hợp. Nếu cần thiết sẽ nong thực quản giúp trẻ ăn uống và tránh xơ hẹp thực quản.<o:p></o:p>
Phòng tránh ngộ độc nước tro tàu:<o:p></o:p>
· Giống như những loại hóa chất khác: chất tẩy giặt, thuốc trừ sâu, xăng dầu,...nước tro tàu phải <o:p></o:p>được để trong đúng chai lọ của chúng, có dán nhãn, để trong tủ kín, có chìa khóa, không để trong tầm tay trẻ con.<o:p></o:p>
· Tuyệt đối không chứa nước tro tàu trong những chai nước uống dễ gây nhầm lẫn.<o:p></o:p>




Đăng bởi : BS CKII. TRỊNH HỮU TÙNG - Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp​
http://benhviennhi.org.vn/v2/?vnTRUST=act:news|newsid:846
</TD></TR>
 
Cho hỏi thêm về chè đậu nhé.
1. Khi nấu chè sao không bỏ đường + đậu + nước nấu luôn lần cho mau? Mà phải đậu chín mới bỏ đường?
2. Thường ăn chè ngoài hàng thì người bán chè nấu với bột nhừ . Xin hỏi bột nhừ là bột gì? Có tác dụng phụ gì k?
 
Nếu bạn cho tất tần tật vào nấu cùng một lúc, uhm tiện thật nha! Nhưng đậu chín thì cũng cháy xoong bạn ạ, vì đường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn với các chất trong đậu. Mặt khác khi đậu chín rồi, lớp vỏ của hạt sẽ mềm ra, ta cho đường vào, nó sẽ dễ thấm hơn vào tận trong hạt đậu theo dòng nước.
Cái khoản bột nhừ thì tôi có nghe thấy nhưng mà cũng không rõ nó là cái gì, có gây độc không. Nhưng thiết nghĩ, nó có thể là một loại enzim phân giải tinh bột, hoặc protein có trong hạt đậu, điều này làm hạt đậu mềm ra nhanh hơn do phá các liên kết trong phân tử. Tôi nghĩ vậy, xin mọi người nhận xét và cho ý kiến giúp. cám ơn nhiều nhé
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top