Limnology-Thảo luận, giải đáp thắc mắc

redtide: said:
Hồ tự nhiên được coi là thuỷ vực nước tĩnh, vậy còn các hồ nhân tạo như hồ thuỷ điện Hoà Bình hay Trị An thì có được coi là thuỷ vực nước tĩnh không ạ?

Bác có thể giải thích giùm tại sao khi nhiệt độ của nước tăng lên thì hàm lượng ôxy cũng như các khí hoà tan trong nước lại giảm vậy?

1. Các hồ chứa nhân tạo, thường là được ngăn dòng từ những con sông lớn. Vì vậy, thường có những đặc tính khác với các hồ tự nhiên do vẫn có phần nước chảy từ đầu nguồn và có nhiều thời điểm xả nước rất nhiều, trong một thời gian dài, chính vì vậy, nhiều người không xếp các hồ chứa vào các thủy vực nước tĩnh chính thống. Khi xem xét trong một vấn đề nghiên cứu, người ta có thể xếp hồ chứa vào một loại hình thủy vực riêng, vì những đặc tính thủy lý hóa của chúng có nhiều điểm khác biệt so với hồ tự nhiên.

2. Hàm lượng oxy cũng như một số khí khác hòa tan trong nước thường giảm đi khi nhiệt độ nước tăng lên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng hai yếu tố chính quyết định vấn đề này là các đặc tính về mặt hóa học và các yếu tố sinh học

-Hóa học: Khả năng hòa tan của oxy và một số chất khí trong "dung môi nước" cao hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Tuy nhiên, trong các dung môi khác, một số chất không tuân theo quy luật trên, chẳng hạn N2,H2,CO,He, Ne thậm chí còn tăng tính tan khi nhiệt độ của các dung môi hữu cơ (benzene, acetone...) tăng lên. Ngay trong môi trường nước, khi tính tan của H2,N2 và He có thể giảm khi tăng nhiệt độ của nước. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng đến 70oC thì tính tan của chúng lại tăng lên.

(Bạn có thể tham khảo lại các tài liệu về hóa học đại cương để nắm rõ hơn vấn đề này)

-Sinh học: Trong môi trường nước luôn có các vi sinh vật phát triển, tại nhiệt độ thấp, các vi sinh vật này sẽ có mức hoạt động kém hơn và điều này đồng nghĩa với việc sử dụng ít ôxy để phân giải các cơ chất hơn. Tuy nhiên, điều này có thế sai lệch trong một số trường hợp đặc biệt.
 
Bác Cuong ơi?? bác có thể giải thícch tại sao hồ Hoàn Kiếm lại có pH luôn lớn hơn 7 ????
mong bác giải thích giùm em nhé!!
 
SHMT said:
Bác Cuong ơi?? bác có thể giải thícch tại sao hồ Hoàn Kiếm lại có pH luôn lớn hơn 7 ????
mong bác giải thích giùm em nhé!!

Hồ Hoàn Kiếm là thủy vực nước tĩnh, theo mình biết hiện nay, hồ này không có nguồn nước vào, mọi liên hệ của hồ và các thủy vực khác hầu như không có (trừ một số mạch nước ngầm-lượng nước này không nhiều). Vì không có sự liên hệ với các thủy vực khác nên sự pha loãng thường xuyên là hầu như không có.

pH của các hồ thông thường từ 6-9, tuy nhiên ở các hồ phì dưỡng (eutrophic lakes) thì pH thường trên 8 và có nhiều hồ luôn ở mức 9-10. Nguyên nhân có rất nhiều, tuy nhiên, có thể giải thích theo ý tưởng chính là phụ thuộc vào hàm lượng CO2 trong nước:

- Tại các hồ phì dưỡng, CO2 (nhân tố tạo nên H2CO3 và HCO3-, ảnh hưởng trực tiếp đến pH) hòa tan được sử dụng cho sự quang hợp, trong quá trình này, các muối carbonate, sulphate, nitrate được hình thành, lắng xuống nền đáy hoặc lơ lửng trong tầng nước. Sự thiếu hụt CO2 trong nước là nguyên nhân chính dẫn đến việc pH trong hồ tăng cao.

- Tại hồ Hoàn Kiếm, mật độ tảo rất lớn vì vậy sự quang hợp và sử dụng CO2 cũng rất cao, phần nào giải thích việc pH của hồ luôn dao động trong mức kiềm tính.

(Có thể còn một số nguyên nhân khác dẫn đến việc pH của hồ cao, mình tạm thời giải thích như vậy, sẽ cố gắng bổ sung khi có thời gian. Have fun)
 
Bác ơi ! xin bác và mọi người giải đáp giùm cháu cơ chế mà các thực vật ăn một số động vật có thể cảm nhận được khi con vật đó đậu vào để tấn công
 
E hèm ! thực vật bắt mồi thường được gọi là carnivorous plants ? !!! ?Với cây nắp ấm cơ chế cụp lá lại liên quan đến ?lực tác dụng cơ học làm thay đổi tính thấm của màng cuống nắp ấm ?làm thay đổi nồng độ chất tan trong ?nó >> dẫn đến mất nước ?làm nắp ấm đậy lại !!
:wink: ?bạn có thể tham khảo những trang sau đây :
http://www.carnivorousplants.org/
http://waynesword.palomar.edu/carnivor.htm
http://www.dnr.state.mn.us/young_naturalists/insectivores/index.html
 
Vậy các anh, các bác có thể cho em biết một số thông tin về sự ô nhiễm nước ở các thủy vực tại ?Tp HCM hiện nay được ko? Và các kênh, rạch cũng được gọi là thủy vực?
 
Mọi người cho em hỏi mấy câu ày trong phần sinh tế bào lớp 10 nhé:
1. Giải thích tại sao khi tế bào sinh trưởng đến 1 mức độ nhất định thì phân chia?
2. Tại sao khi làm mứt củ quả trước khi rim đường người ta lại luộc qua nước sôi
Em sắp có bài kiểm tra rùi mọi người giúp đỡ với.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top