Trái cây hột lép

thepooh

Junior Member
em hỏi câu này nữa ah.
Trên cùng một cây có trái hột lép và trái hột thường.Tại sao trái hột lép thường có kích thước nhỏ hơn trái hột thường.Giải thích theo cơ sở khoa học nghen.

Em thì cứ nghĩ tại hột nó nhỏ thì trái nó nhỏ thôi ^.^ :please::???::???::???::???::???::???::???::???:
 
Trái cây hột lép hình như là ứng dụng của kỹ thuật di truyền "gây đa bội lẻ" đó. Tớ có nghe thầy nói 1 lần, có biết là lý do như vậy, nhưng cụ thể sao thì thầy lại không chịu giải thích "từ từ lên ĐH rồi học":hum:
Thôi nhờ ai biết giúp đỡ vậy. :cool:
 
Chắc ko phải đa bội thể đâu, vì
1. Đa bội thì nó to chứ ko bé
2. Nếu nó là đa bội thì cả cây quả nào cũng lép
=> Không phải đa bội lẻ đâu. Còn trên cây có quả hạt lép có quả ko thì tớ đoán là nó chắc lỗi trong phát triển phôi nên hột nó bị...còi.
Xì pem tý, mọi người lấy icon ở đâu vậy, sao tớ tìm mãi ko thấy.
 
Hiểu đơn giản thì hạt lép là hạt có chất lượng không tốt (có thể do nhiều nguyên nhân như do tổ hợp gen ko tốt, quá trình phát sinh giao tử hoặc thụ phấn có vấn đề, và nguyên nhân thường gặp là do yếu tố môi trường).
Hạt chất lượng kém phát triển thành quả chất lượng kém (cụ thể là nhỏ hơn) là chuyện dễ hiểu mà. :mrgreen:
 
hiểu như vầy nè! có thể trái hột lép là thể khảm 3n trên cây 2n. thể 3n ko di truyền qua sinh sản hữu tính nên không có hạt, hoặc do đột biến trong ss hữu tính nên chỉ có 1 hạt nhỏ. Còn sao mà nó nhỏ thì ko bit. Có thể đó là trái bình thường 2n, nhưng chưa nhiều chất ức chế phát triển (acetilen chẳng hạn!) gây già hóa, nên chưa lớn đã chín :mrgreen:
 
Chắc ko phải đa bội thể đâu, vì
1. Đa bội thì nó to chứ ko bé
2. Nếu nó là đa bội thì cả cây quả nào cũng lép
=> Không phải đa bội lẻ đâu. Còn trên cây có quả hạt lép có quả ko thì tớ đoán là nó chắc lỗi trong phát triển phôi nên hột nó bị...còi.
Xì pem tý, mọi người lấy icon ở đâu vậy, sao tớ tìm mãi ko thấy.


Là đa bội thể khảm đó cậu !!! :cool:
Ý chết, mà đa bội thể khảm không có chuyện... 3n trên 1 cành của cây lưỡng bội... :hum:
Ủa cho hỏi sầu riêng hạt lép là xuất hiện trên cả cây hay chì xuất hiện trên 1 nhánh nào đó ?
 
hiểu như vầy nè! có thể trái hột lép là thể khảm 3n trên cây 2n. thể 3n ko di truyền qua sinh sản hữu tính nên không có hạt, hoặc do đột biến trong ss hữu tính nên chỉ có 1 hạt nhỏ. Còn sao mà nó nhỏ thì ko bit. Có thể đó là trái bình thường 2n, nhưng chưa nhiều chất ức chế phát triển (acetilen chẳng hạn!) gây già hóa, nên chưa lớn đã chín :mrgreen:

Bạn Châu ui, làm sao có thể khảm 3n trên cây lưỡng bội hả bạn? Bạn nói cho Phan Anh nghe cơ chế xuất hiện xem nào ^^
 
Tớ nghĩ... là trái cây hạt lép xuất hiện trên cả cây. Lý do là trái cây hạt lép là dạng đa bội thể (lâu quá không tập, không biết dùng từ chính xác chưa)... ý tớ là toàn bộ tế bào trên cái cây đó mang bộ nhiễm 3n, 5n, 7n, ...
Mà hồi đó nghe thầy nói là thể đa bội lẻ bất thụ... do nó không giảm phân bình thường được, không sinh giao tử.
Nếu ở động vật, con đực không có tinh trùng, con cái không có trứng
Nếu ở thực vật, cây ra quả không có hạt... hoặc hạt lép.:mrgreen:
Giải thích như vậy nghe có vẻ hợp lý. Nhưng có 1 chuyện tớ vẫn không hiểu là sao thể đa bội lẻ lại không sinh giao tử được. Hồi đó thầy không chỉ cụ thể :twisted:, ai biết thì giúp nghen :oops:
 
Hiểu đơn giản thì hạt lép là hạt có chất lượng không tốt (có thể do nhiều nguyên nhân như do tổ hợp gen ko tốt, quá trình phát sinh giao tử hoặc thụ phấn có vấn đề, và nguyên nhân thường gặp là do yếu tố môi trường).
Hạt chất lượng kém phát triển thành quả chất lượng kém (cụ thể là nhỏ hơn) là chuyện dễ hiểu mà. :mrgreen:

Tớ không biết bạn này đúng sai sao, mà tớ biết là sầu riêng hạt lép ăn ngon lắm, béo lắm, mùi vị thì... hết xảy, chất lượng và số lượng đều ok :oops:
Vì vậy nên "hạt lép" muôn năm :sexy::lol:
 
Trái cây hột lép hình như là ứng dụng của kỹ thuật di truyền "gây đa bội lẻ" đó. Tớ có nghe thầy nói 1 lần, có biết là lý do như vậy, nhưng cụ thể sao thì thầy lại không chịu giải thích "từ từ lên ĐH rồi học":hum:
Thôi nhờ ai biết giúp đỡ vậy. :cool:
Mình thì không biết kĩ thuật di truyền mà bạn nói là như thế nào. Mình chỉ biết là trong tự nhiên đầy quả có hạt lép mà chẳng cần kĩ thuật di truyền.
Tớ nghĩ... là trái cây hạt lép xuất hiện trên cả cây. Lý do là trái cây hạt lép là dạng đa bội thể (lâu quá không tập, không biết dùng từ chính xác chưa)... ý tớ là toàn bộ tế bào trên cái cây đó mang bộ nhiễm 3n, 5n, 7n, ...
- Thực tế cho thấy quả hạt lép không xuất hiện trên cả cây mà thường chiếm tỉ lệ nhỏ.
- Bạn dám chắc là trái cây hạt lép là dạng đa bội thể không mà khẳng định hùng hồn thế?
- Cây đa bội lẻ thì đa phần là không có hạt chứ không phải hạt lép. Nguyên nhân là do bộ NST không phải là bội số của 2 nên ko thể phân chia đều, quá trình giảm phân tạo giao tử bị rối loạn.
Tớ không biết bạn này đúng sai sao, mà tớ biết là sầu riêng hạt lép ăn ngon lắm, béo lắm, mùi vị thì... hết xảy, chất lượng và số lượng đều ok
Vì vậy nên "hạt lép" muôn năm
Sầu riêng hạt lép là 1 giống sầu riêng rồi, không thể cứ đem quả sầu riêng áp dụng cho tất cả các cây khác được.

Là đa bội thể khảm đó cậu !!!
Ý chết, mà đa bội thể khảm không có chuyện... 3n trên 1 cành của cây lưỡng bội...
Ủa cho hỏi sầu riêng hạt lép là xuất hiện trên cả cây hay chì xuất hiện trên 1 nhánh nào đó ?
Bạn Châu ui, làm sao có thể khảm 3n trên cây lưỡng bội hả bạn? Bạn nói cho Phan Anh nghe cơ chế xuất hiện xem nào ^^
Đây là diễn đàn, post bài thì nghĩ kĩ rỗi hãy post. Đây không phải chỗ để cậu viết nháp.
 
Đây là diễn đàn, post bài thì nghĩ kĩ rỗi hãy post. Đây không phải chỗ để cậu viết nháp.
:mrgreen: Oh, sorry về chuyện "viết nháp", tớ cứ tưởng trong diễn đàn tớ được phép ý kiến thoải mái như "góp ý xây dựng bài chứ", ai ngờ lại làm người khác nhột gan tới vậy :oops:. Ok, sẽ cố gắng khắc phục nhé. uhm, đúng là tớ có hơi vội vàng trong chuyện post bài lên. Sorry mọi người 1 lần nữa nhé :oops:
Mình thì không biết kĩ thuật di truyền mà bạn nói là như thế nào. Mình chỉ biết là trong tự nhiên đầy quả có hạt lép mà chẳng cần kĩ thuật di truyền.
Tại sao không được quyền nghi ngờ nhỉ? :oops:Phan Anh luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh đấy, kể cả cái nắm bàn tay hay cái mặt bàn chân của mình :oops: Với lại, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thứ lạ lẫm trong cơ chế di truyền mà qua đó hình thành nhiều loại cây trồng mới... Kỹ thuật di truyền chẳng qua là đang làm nhiệm vụ đó theo 1 hướng có lợi cho nhu cầu của con người.


Sầu riêng hạt lép là 1 giống sầu riêng rồi, không thể cứ đem quả sầu riêng áp dụng cho tất cả các cây khác được.
Hình như bạn này chưa đọc tên Topic. Nghe môn Sinh lớp 6 nói, mỗi người có 2 con mắt :cool: Và bị cận thì cũng thấy lờ mờ. Có phải tụi mình đang bàn về "trái cây hạt lép" ? Phan Anh biết 1 ví dụ cụ thể là sầu riêng hạt lép, đúng hay sai sao chưa rõ nhưng bộ Phan Anh không được lên tiếng hả ? Chỉ là 1 ví dụ cụ thể thôi mà

Lúc trước Phan Anh có nghe thấy Phan Anh giảng rằng, ứng dụng của việc gây đa bội lẻ nhằm tạo ra các giống trái cây ít hạt, hạt lép hoặc không hạt.

- Bạn dám chắc là trái cây hạt lép là dạng đa bội thể không mà khẳng định hùng hồn thế?
Ở Việt Nam mình mà Long, lý thuyết là nhiều, có thể bạn này sống ở dưới quê nên biết rõ chuyện "cây sầu riêng"
- Thực tế cho thấy
vậy sao bạn này không kể ra ở đây? Phan Anh chỉ nêu ra kiến thức mà mình biết thôi mà. Thầy cô hay dặn "thà nói sai còn hơn không nói"

Nguyên nhân là do bộ NST không phải là bội số của 2 nên ko thể phân chia đều, quá trình giảm phân tạo giao tử bị rối loạn.
Cái chuyện này thì chắc ai học rồi cũng thuộc lòng cái câu này, có điều hiểu câu này cho đúng thì Phan Anh chưa làm được :oops:Bạn này biết thì chỉ Phan Anh ?
 
- Bạn hoàn toàn có thể Edit lại bài đã viết.
- Bạn cắn hạt dưa, hạt bí thì sẽ biết hạt lép có ngon không.
- Tại sao thể đa bội lẻ không giảm phân tạo giao tử được thì xin nói rõ thêm như sau:
+Do không ở dạng cặp NST tương đồng (2n,4n,6n,...) nên ở kỳ đầu của giảm phân không thể xảy ra hoặc gây rôi loạn hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo (1 NST bị lẻ).
+Không tiếp hợp được thì không thể dàn thành 2 hàng trên mp xích đạo của thoi tơ vô sắc >> không thực hiện được kì giữa. Từ đó, các giai đoạn sau cũng không thực hiện được
Mình hiểu đơn giản thì là như vậy, còn trả lời chính xác thì cần những người khác trong diễn đàn.
 
à! chắc phần này phải nhờ PA xem lại post 1 của topic :)
em hỏi câu này nữa ah.
Trên cùng một cây có trái hột lép và trái hột thường.Tại sao trái hột lép thường có kích thước nhỏ hơn trái hột thường.Giải thích theo cơ sở khoa học nghen.

Em thì cứ nghĩ tại hột nó nhỏ thì trái nó nhỏ thôi ^.^ :please::???::???::???::???::???::???::???::???:
CSKH của PA có phải là do đa bội lẻ không? Theo c được học thì đột biến tạo đa bội lẻ xảy ra trong giảm phân tạo giao tử bất thường 2n (thay vì n như bình thường), sự kết hợp của G bt n và G bất thường 2n tạo thể đa bội lẻ 3n --> như vậy nó làm thay đổi bộ NST loài và buộc phải dược di truyền, tức là sinh thể tam bội 3n chứ ko phải chỉ có 1 nhóm quả mang 3n. Còn cơ chế hình thành thể khảm chỉ diễn ra trên 1 mô hay cơ quan xác định trên cơ thể do rối loạn nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (đột biến xôma) nên không di truyền qua sinh sản hữu tính. Nói chung theo c thì cách giải thích hợp lí nhất là do nhóm chất ức chế sinh trưởng, vì thể khảm thường xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng chứ quả là cơ quan sinh sản mà !!!
 
+Do không ở dạng cặp NST tương đồng (2n,4n,6n,...) nên ở kỳ đầu của giảm phân không thể xảy ra hoặc gây rôi loạn hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo (1 NST bị lẻ).
+Không tiếp hợp được thì không thể dàn thành 2 hàng trên mp xích đạo của thoi tơ vô sắc >> không thực hiện được kì giữa. Từ đó, các giai đoạn sau cũng không thực hiện được
Phan Anh buồn vì mỗi lần vẽ sơ đồ giảm phân đúng như trình tự như lưỡng bội giảm phân ra thì vẫn thành công. :hum: Bởi vậy không biết mình sai cái gì. Hôm thi ĐH vô là cứ cắm đầu cắm cổ tìm cái câu "con la bất thụ" đấy ! :mrgreen:

@ Bạn Châu: :akay: :akay::akay: Uhm, Phan Anh đọc không kỹ... chữ "trên cùng 1 cây" :mrgreen: Tui sai !!! :oops:
 
Xét 1 cơ thể tam bội có kiểu gen như sau AAa (gồm 3 NST đơn riêng rẽ)
- GPI:
+ ADN nhân đôi >> tạo thành 3 NST kép là AA, AA và aa.
+ Kỳ đầu xảy ra hiện tượng tiếp hợp giữa 2 NST kép (hình ảnh là 2 chữ X đứng cạnh nhau), thế nhưng bây h có tới 3 NST kép, bạn bảo nó bắt cặp kiểu gì ?
* Bạn thử viết sơ đồ lai ra xem, tôi sẽ chỉ giúp sai ở đâu. Phải kiểu này không?
P: AAa x AA
GI: (A,A,a) (A)
F1:2Aa:1AA
 
Lúc trước học thầy chỉ vẽ cái sơ đồ hình tam giác ra để xác định giao tử của tế bào 2n+1 hay 3n...
AAa --giảm phân ---- + n: 2/6A, 1/6a
+ 2n: 1/6AA, 2/6Aa

Vậy chứ cái này là cái gì (hjx, lâu quá hok mó vô, lú rồi) :akay:

@ThePooh: Có thể là khả năng...
Nói chung theo c thì cách giải thích hợp lí nhất là do nhóm chất ức chế sinh trưởng, vì thể khảm thường xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng chứ quả là cơ quan sinh sản mà !!!
 
Hơ, mọi người giải thích nhiều quá. Vấn đề đang thảo luận là gì thế. Cái cây có quả hạt lép, có quả hạt không lép hay cái cây tất cả quả đều hạt lép. Hai các hoàn toàn khác nhau mà.
 
hixhixhix của hỏi của em đâu phải là trái cây hạt lép là như thế nào?mà chỉ hỏi tại sao hạt lép hạt lại nhỏ hơn hạt thường mà quan trọng lại là trên cùng một cây
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top