Trái cây hột lép

có nghĩa là khi thụ phấn, hạt phấn chui vào noãn và thụ tinh: khi đó hạt phấn phân chia làm hai tinh tử: 1 tinh tử kết hợp với tế bào noãn tạo ra hợp tử về sau phát triển thành hạt, 1 tinh tử kết hợp với tế bào nội nhũ và về sau sẽ phát triển thành nội nhũ để nuôi hạt. Trong quá trình thụ tinh có thể là do tinh tử không kết hợp được với tế bào nội nhũ hoặc là do sau khi thụ tinh thì tế bào nội nhũ không phát triển được nên hạt bị lép
mình viết có gì không đúng mong mọi người góp ý thêm ( mới vào nghề mà):mrgreen:
 
Bài này viết lâu rồi, mà bây giờ đọc thấy hứng thú quá nên xin được góp ý.
Khi hạt phấn rơi lên nướm (thụ phấn) nó sẽ kích ứng bầu noãn sản sinh ra auxin (hocmon tăng trưởng của thực vật) hôcmon này sẻ huy động các chất dinh dưởng từ cây mẹ tạo thành thịt quả mà chúng ta ăn. Đến đây, nếu có sự nảy mầm của hạt phấn rồi thì hai hùng tinh chui vào noãn cầu tạo ra phôi chính và phôi nhũ thì chất dinh dưỡng từ cây mẹ sẽ tiếp tục được huy động qua lớp thịt quả rồi vào phôi nhũ đễ nuôi phôi. Còn nếu không xảy ra sự thụ tinh hoặc có xảy ra mả hột không phát triễn được, chất dinh dưỡng vẫn được huy động nhưng với mức độ ngày càng giảm dần (do nhiệm vụ chính để huy động chất dinh dưởng là để nuôi phôi nếu không còn phôi nữa thì cây sẽ tự điều hoà trở lại). Do chất dinh dưỡng giảm dần sẽ làm cho kích thước của quả ngừng tăng trưởng thêm.:dance:
 
Xét 1 cơ thể tam bội có kiểu gen như sau AAa (gồm 3 NST đơn riêng rẽ)
- GPI:
+ ADN nhân đôi >> tạo thành 3 NST kép là AA, AA và aa.
+ Kỳ đầu xảy ra hiện tượng tiếp hợp giữa 2 NST kép (hình ảnh là 2 chữ X đứng cạnh nhau), thế nhưng bây h có tới 3 NST kép, bạn bảo nó bắt cặp kiểu gì ?
* Bạn thử viết sơ đồ lai ra xem, tôi sẽ chỉ giúp sai ở đâu. Phải kiểu này không?
P: AAa x AA
GI: (A,A,a) (A)
F1:2Aa:1AA

Anh ơi nhưng em thấy trong 1 cơ số sách Tk, cả quyển "Giới thiệu Đề thi học sinh giỏi quốc gia và chon đội tuyển Olympic quốc tế" (của thầy Ngô Văn Hưng) viết vậy mà?
Ở đề thi chọn ĐT đi thi Olympic Qt ấy ạ?(Không nhớ rõ năm nào) có 1 bài như vậy mà đáp án là 17 đỏ:1 vàng ... Đáp án ghi có Gp của dạng 3n ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 2/3 Aa :1/3 aa.
 
giờ mình mới vào đây đọc thấy hứng mình muốn có chút góp ý:
hạt có tác dụng sinh auxin giúp quả phát triển, néu quả ko có hạt thì quả sẽ rụng cho nên quả hột lép ko phải quả ko có hạt cỉ là vì 1 lí do j đó làm cho hat dang PT bình thường bị chậm phát triển lại cho nên lg auxin tiết ra it>>>qả nhỏ hơn bt. lí do thứ 2 là như mọi ng noi s ở trên (do rối loạn giảm phân ) nêu ai co hứng thú tìm tòi sâu thì tìm trong quyển sinh lí thực vật do thày Vụ viết ý có đấy.:up:
 
Bài này viết lâu rồi, mà bây giờ đọc thấy hứng thú quá nên xin được góp ý.
Khi hạt phấn rơi lên nướm (thụ phấn) nó sẽ kích ứng bầu noãn sản sinh ra auxin (hocmon tăng trưởng của thực vật) hôcmon này sẻ huy động các chất dinh dưởng từ cây mẹ tạo thành thịt quả mà chúng ta ăn. Đến đây, nếu có sự nảy mầm của hạt phấn rồi thì hai hùng tinh chui vào noãn cầu tạo ra phôi chính và phôi nhũ thì chất dinh dưỡng từ cây mẹ sẽ tiếp tục được huy động qua lớp thịt quả rồi vào phôi nhũ đễ nuôi phôi. Còn nếu không xảy ra sự thụ tinh hoặc có xảy ra mả hột không phát triễn được, chất dinh dưỡng vẫn được huy động nhưng với mức độ ngày càng giảm dần (do nhiệm vụ chính để huy động chất dinh dưởng là để nuôi phôi nếu không còn phôi nữa thì cây sẽ tự điều hoà trở lại). Do chất dinh dưỡng giảm dần sẽ làm cho kích thước của quả ngừng tăng trưởng thêm.:dance:
Đây chính là phần giải thích đúng & khoa học nhất. Theo những hiểu biết của mình biết thì đó chính là cơ sở khoa học của Trái Cây bị hạt lép, thậm chí không hạt (nhưng trái cây không hạt còn có thể do đa bội lẻ nữa)
 
chính xác

ptdthuc trả lời rất chính xác. Tại sao mọi người cứ quá chú trọng tới vấn đề đột biến với NST mà quên đi rằng thực vật cũng là một thực thể sống và cũng có những phản ứng của riêng mình. Cây tạo quả và cái chính là hạt mục đích chỉ để duy trì nòi giống. Thịt quả để nuôi hạt cũng chỉ nhằm mục đích giúp cho hạt có tỉ lệ sống sót cao hơn mà thôi. Nếu như quả không có hạt thì việc cung cấp dinh dưỡng cho quả đó là lãng phí (mình đứng trên phương diện tiến hóa nên bạn nào đọc xong đừng lấy ví dụ về dưa hấu không hạt và sầu riêng hỏi lại mình đó nha). Vì thế quả không hạt có theo đúng cơ chế phải nhỏ hơn quả có hạt.
Còn 1 điểm mình xin đính chính trong đoạn viết của ptdthuc là dinh dưỡng sẽ đi qua 1 con đường riêng để vào tới hạt, kênh này chính là đoạn từ cuống hoa đi thẳng lên qua đế hoa, vào bầu hoa, qua giá noãn để vào tới phôi rồi mới tới hợp từ mà sau này chính là hạt.
Ví dụ điển hình ở quả giả đó là quả táo ấy. Lớp cùi rất dầy nhưng vẫn có 1 cuống ăn sâu tới tận chỗ hạt nằm. Cái vòng tròn mà ta vẫn khoét đi ấy chính là quả thật và hạt táo đó.
 
uh. minh cũng không rõ nhưng không thể nói hạt lép là không tốt vì trên thực tế hiện nay các nhà lai tạo giống đang hướng tới việc làm cho các loại quả có hạt lép thậm chí là không có hạt, và điều này hơi bị khó và phức tạp đấy. theo mình biết sầu riêng hạt lép mà chúng ta ăn có hột lép đó là do giống qui định như vậy rùi.và trái nào trên cây đó cũng đều có hạt lép, còn vấn đề làm sao để tạo ra giống này thì chắc là do quá trình tuyển chọn gen và lai tạo các giống với nhau mà ra.
 
thực ra hạt lép hay không hạt là một cơ chế mà trong đó quá trình thụ phấn sảy ra nhưng thụ tinh không thành công. đa số các trường hợp này làm cho quả không phát triển được bị rụng đi. nhiều cây có hoa nhưng không quả. để tạo cây hột lép người ta phải tạo ra một lỗi trong di truyền làm cho quá trình thụ tinh sảy ra nhưng không còn khả năng phát triển thành phôi nhũ. vì nếu thụ phấn nhưng không thụ tinh thì sẽ không sinh ra được các chất kích thích tăng trưởng. quả phát triển được là do sau khi tụ tinh đã hình thành nên một số kích thích tố kích thích các tế bào bầu phát triển thành. sau khi thụ tinh noãn bị lỗi không phát triển được những đã hình thành một số chất tăng trưởng làm quả phát triển nhưng bị hạn chế lại nên không đủ để phát triển bình thường. vì thế mà quả hạt lép thường nhỏ hơn nhưng nếu chăm sóc đầy đủ thì vẫn có thể phát triển bình thường được. thịt quả được hình thành chủ yếu là bảo vệ hạt.
 
Hiểu như vầy được không, hạt lép là hạt có chất lượng không tốt (cái này thường do nhiều nguyên nhân như là do tổ hợp gen không tốt, quá trình phát sinh giao tử hoặc thụ phấn có vấn đề, và nguyên nhân hay gặp là do yếu tố môi trường).
Cây tạo ra quả và cái mục đích chính chỉ để duy trì nòi giống. Thịt quả để nuôi hạt cũng chỉ nhằm mục đích giúp cho hạt có tỉ lệ sống sót cao hơn mà thôi. Nếu như quả không có hạt thì việc cung cấp dinh dưỡng cho quả đó là lãng phí
mình đứng trên phương diện tiến hóa nên bạn nào đọc xong đừng lấy ví dụ về sầu riêng hỏi lại mình nữa đó nha
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top