Vai trò "Phòng gương" ?

jackthepink29

Senior Member
Trên NST có khoảng 78 gene và 1 trong số đó có rất nhiều bản sao . David Page , người nghiên cứu cề NST Y đã đặt tên cho cấu trúc này là "phòng gương" . Nêu vai trò của phòng gương ?

Mình có suy nghĩ là vì NST Y mang rất ít gene (~78) , có thể gene mang cấu trúc phòng gương có vai trò quan trọng nên nó cần tạo ra nhiều bản sao để khi có một tác nhân đột biến nào đó tác động vào gene đó thì cũng không ảnh hưởng vì nó còn nhiều bản sao .
Ngoài ra giả sử mà gene đó nằm ở vùng tương đồng của cả X lẫn Y thì như ở giới XX ta đã biết một X bị bất hoạt , lượng sản phẩm sẽ chỉ do X kia quy định . Ở giới XY không có sự bất hoạt một trong hai , nếu gene đó nằm ở vùng tương đồng thì lượng sản phẩm tạo ra sẽ được quy định bởi cả X lẫn Y tức là lượng sản phẩm tạo ra gấp 2 lần giới XX -> mất cân bằng . Do đó mà các bản sao này có thể là do đột biến lặp đoạn làm giảm cường độ biểu hiện của gene đó xuống .

Ai có biết hay có ý kiến gì khác không ?
 
Theo mình được học thì cấu trúc phòng gương đó giúp NST Y có thể thực hiện việc tự bắt cặp và đảo đoạn trên NST. Cặp NST XX có thể bắt cặp và trao đổi chéo với nhau nhưng NST Y thì chỉ có 1 nên không thể làm vậy, vì vậy việc tự đảo đoạn gen trên NST Y có thể làm tăng tính đa dạng di truyền hơn.
Ngoài ra, cấu trúc phòng gương đó nếu bắt cặp, tách ra mà không gắn lại sẽ rất dễ làm NST Y bị mất dần gen. Chính vì thế mà người ta đã dự đoán rằng khi NST Y bị mất hết gen thì đàn ông sẽ tuyệt chủng. =))
Đó là những gì mình biết. Mong có thể bổ sung thêm cho ý kiến của bạn!
 
Trên NST có khoảng 78 gene và 1 trong số đó có rất nhiều bản sao . David Page , người nghiên cứu cề NST Y đã đặt tên cho cấu trúc này là "phòng gương" . Nêu vai trò của phòng gương ?

Mình có suy nghĩ là vì NST Y mang rất ít gene (~78) , có thể gene mang cấu trúc phòng gương có vai trò quan trọng nên nó cần tạo ra nhiều bản sao để khi có một tác nhân đột biến nào đó tác động vào gene đó thì cũng không ảnh hưởng vì nó còn nhiều bản sao .
Ngoài ra giả sử mà gene đó nằm ở vùng tương đồng của cả X lẫn Y thì như ở giới XX ta đã biết một X bị bất hoạt , lượng sản phẩm sẽ chỉ do X kia quy định . Ở giới XY không có sự bất hoạt một trong hai , nếu gene đó nằm ở vùng tương đồng thì lượng sản phẩm tạo ra sẽ được quy định bởi cả X lẫn Y tức là lượng sản phẩm tạo ra gấp 2 lần giới XX -> mất cân bằng . Do đó mà các bản sao này có thể là do đột biến lặp đoạn làm giảm cường độ biểu hiện của gene đó xuống .

Ai có biết hay có ý kiến gì khác không ?
- vì XX đã bất hoạt nên nó cân bằng rồi mà
- mình thấy ấn tượng với cái tên ''phòng gương'', chứng tỏ nó có các cấu trúc đối xứng nhau lặp lại :3
+ có thể nhờ đối xứng nhau lặp lại này tạo đk cho quá trình sửa chữa sai hỏng trên các gen thiết yếu giống như trao đổi chéo chẳng hạn :3
+ sự lặp lại giúp hạn chế tác hại of đb, ví dụ nếu alen này bị đb thì vẫn còn rất nhiều bản sao của nó nữa
mong được góp ý
 
- vì XX đã bất hoạt nên nó cân bằng rồi mà
- mình thấy ấn tượng với cái tên ''phòng gương'', chứng tỏ nó có các cấu trúc đối xứng nhau lặp lại :3
+ có thể nhờ đối xứng nhau lặp lại này tạo đk cho quá trình sửa chữa sai hỏng trên các gen thiết yếu giống như trao đổi chéo chẳng hạn :3
+ sự lặp lại giúp hạn chế tác hại of đb, ví dụ nếu alen này bị đb thì vẫn còn rất nhiều bản sao của nó nữa
mong được góp ý


Mình không nghĩ là nó giảm tác dụng của đột biến đâu vì các cấu trúc phòng gương đó hình như không phải gen hoàn chỉnh mà chỉ là các trình tự nu ngắn như yếu tố di truyền vận động thôi.
Mà như cậu nói thì nó giúp sửa chữa sai hỏng. Nó sửa kiểu gì vậy? :hum:
 
nó là các đoạn trình tự lặp lại của các gen thiết yếu mà bạn
- nó sửa chữa nhờ cơ chế trao đổi chéo, cái này thì mình vẫn đang tìm hiểu liệu nó có giống như trao đổi chéo tương đồng không hay là 1 dạng trao đổi chéo khác, bởi nếu như TĐC tương đồng thì alen đb vẫn là alen đb không à =)) mình cũng đã đi hỏi nhưng chưa đc giải đáp, mong đc mn khai sáng :)
 
nó là các đoạn trình tự lặp lại của các gen thiết yếu mà bạn
- nó sửa chữa nhờ cơ chế trao đổi chéo, cái này thì mình vẫn đang tìm hiểu liệu nó có giống như trao đổi chéo tương đồng không hay là 1 dạng trao đổi chéo khác, bởi nếu như TĐC tương đồng thì alen đb vẫn là alen đb không à =)) mình cũng đã đi hỏi nhưng chưa đc giải đáp, mong đc mn khai sáng :)

Bạn đọc ở đâu mà biết nó là các gen thiết yếu vậy? Mình nghĩ rằng 2 gen có cấu trúc đối xứng, tức là trình tự ngược hẳn nhau đó, thì quá trình phiên mã chỉ xảy ra trên một gen thôi chứ vì phiên mã chỉ diễn ra theo chiều 3'-5' mà. Gen còn lại sẽ không được phiên mã do đầu 3' của nó giống đầu 5' của gen kia thì làm sao bộ máy phiên mã có thể tạo ra mRNA giống nhau được!
Mình nghĩ các cấu trúc phòng gương này đúng là giúp nó tự trao đổi chéo nhưng không phải để sửa sai đâu! Trao đổi chéo có thể giúp điều hòa sự biểu hiện của gen trên NST Y thôi, giống như đảo đoạn ý. Nó có thể chuyển gen sang vùng dị nhiễm sắc làm gen đó bị bất hoạt và hoạt hóa gen khác → tăng độ đa dạng di truyền.

Đó là những ý kiến của mình, mong bạn giúp đỡ! =))
 
Mình thực sự đến bây giờ vẫn chưa thể biết chính xác tại sao lại có nhiều bàn sao nhưng mình bàn thêm về thể Barr. NST X mang gene quy định tính trạng thường lẫn tính trạng giới tính nên phải bất hoạt một nst X để cân bằng về hàm lượng sản phẩm gen được tạo ra. Có rất nhiều tài liệu mình đọc NST Y hầu như chỉ mang gene quy đinh giới tính ở nam giới (râu, tinh hoàn) và trên nst thì rất ít gene nên theo bạn nói không xảy ra sự bất hoạt ở cặp nst xy dẫn tới sự mất cân bằng là không đúng lắm. Nếu nói là mất cân bằng tất nhiên là có thể đúng nhưng sự mất cân bằng này thực sự không đáng kể (không đáng kể không có nghĩa là không quan trọng VD: hội chứng Turner). Nên nói là sự mất cân bằng ở đây thực sự là không xác đáng
Đây là một số ý kiến của mình,còn rất nhiều sai sót, mong mọi người giúp đỡ
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top