Những kiến thức cơ bản trong Sinh thái học và ĐDSH

Những kiến thức cơ bản trong Sinh thái học và ?

Mình mở topic này để các bạn quan tâm đến lĩnh vực Sinh thái học và ĐDSH hay những người mới vào nghề có thể trao đổi, học hỏi chia sẻ kiến thức của mình.

Nào mời các bạn!

Mảng đầu tiên:

1. Đa dạng sinh học là gì? Sinh thái học và Đa dạng sinh học có liên quan gì với nhau?

2. Bạn đã biết những gì về Sinh thái học ứng dụng (Applied Ecology)?

...
 
Hì hì, không bác nào sì pam thì tớ lại post tiếp vậy:

1. Đa dạng sinh học (đây là cách gọi mà mọi người quen gọi, nhưng tớ thích dùng "Đa dạng sinh vật" hơn vì nó chuẩn nghĩa hơn cả về ngữ nghĩa và thuật ngữ khoa học)

Có thể hiểu nôm na: Đa dạng sinh vật là khái niệm khi ta đề cập đến mức độ phong phú của các vật chất sống. Sự biến đổi của sinh vật ở tất cả các nguồn từ hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển..., sự khác biệt thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái .

Đa dạng sinh vật giờ đây không chỉ được hiểu là mức độ giàu có và khác biệt giữa các loài mà còn ở nhiều mức độ khác nhau, từ các mức độ trên loài như chi, bộ, họ, lớp ngành và các mức độ dưới loài và đặc biệt là đa dạng gen.

Mối liên quan cơ bản nhất giữa Sinh thái học và Đa dạng sinh vật là: Các loài sinh vật. Vì khi nghiên cứu Sinh thái học (Môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống quanh nó), bạn phải biết được bạn đang nghiên cứu con gì, cây gì. Điều đó có nghĩa bạn đang nghiên cứu một phần trong lĩnh vực đa dạng.

2. Sinh thái học ứng dụng là một phân ngành của sinh thái học, áp dụng những kiến thức của sinh thái học vào môi trường tự nhiên để giải quyết các vấn đề thực tế (thường là các vấn đề về quản lý và sử dụng tài nguyên). Các vấn đề của sinh thái học ứng dụng bao gồm: Sinh học bảo tồn, quản lý môi trường sống, quản lý các loài xâm hại, quản lý các khu bảo tồn-VQG, quản lý các hệ sinh thái nông nghiệp...
 
He he hee!
Bác Cuong gọi cả Hệ sinh thái là sinh vật kìa bà con nghe lạ tai quá. NHưng không biết thế nào người nào mà làm thay đổi được lý thuyết đã có thì mới gọi là giỏi đúng không.
Em nghe nó cứ lạ lạ thế nào ấy không giống trong sách mấy bác Cường a`.
 
Hì hì, cái định nghĩa này chẳng phải từ sách nào cả mà một phần của nó trong "Công ước đa dạng sinh học". Có lẽ bạn nghe nó hơi lạ tai vì tôi cho cả hệ sinh thái khi cập đến sự khác biệt của cả hệ sinh thái, thực ra thì viết tắt như vậy cũng có một số bạn hiểu lầm, có thể hiểu rõ hơn là: cùng một loài nhưng trong những hệ sinh thái khác nhau, các loài có những đặc điểm khác nhau. Nhiều khi, các hệ sinh thái bị cách ly bởi các chướng ngại địa lý khiến cho các quần thể của cùng một loài bị cách ly với nhau và phát triển theo các hướng khác nhau, từ đó hình thành loài mới. Đây là cơ sở của sự hình thành loài dựa trên sự cách ly.

Chính vì tầm quan trọng của sự khác nhau giữa các hệ sinh thái ảnh hưởng tới đa dạng sinh vật như vậy nên các nhà khoa học mới đưa vào trong định nghĩa. Đó là chưa kể tới trong mỗi hệ sinh thái khác nhau, điều kiện sống, các mối quan hệ qua lại giữa sinh vật-sinh vật và sinh vật-môi trường của những quần thể khác nhau trong cùng một loài sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đó là một phần của sự đa dạng.
8) :)
 
Hì hì, cái định nghĩa này chẳng phải từ sách nào cả mà một phần của nó trong "Công ước đa dạng sinh học".

Thực ra thì định nghĩa về đa dạng sinh học có rất nhiều: Trong cuốn sinh thái học của GS. Vũ Trung Tạng cũng có, trong cuốn Đa dạng sinh học của PGS. Phạm Bình Quyền cũng có. Nói chung là mình theo cái nào thì mình nói rõ ra cái định nghĩa đó là của ai thôi.

Nhiều khi, các hệ sinh thái bị cách ly bởi các chướng ngại địa lý khiến cho các quần thể của cùng một loài bị cách ly với nhau và phát triển theo các hướng khác nhau, từ đó hình thành loài mới. Đây là cơ sở của sự hình thành loài dựa trên sự cách ly.

đó là cơ sở hình thành loài dựa trên sự cách ly về địa lý! Ngoài ra việc hình thành loài còn có thể do nhiều cơ chế cách ly khác (bạn có thể tham khảo các tài liệu về Địa lý sinh vật GS. Lê Vũ Khôi viết hoặc một số sách khác để tìm hiểu thêm nếu như bạn quan tâm).

Nhân đề cập đến vấn đề phát sinh loài mới, các bạn nghĩ gì về vấn đề loài và phát sinh loài mới???

vấn đề giới hạn của một loài :mrgreen: Hiển nhiên là con cua Ranguna luangprabangensis sẽ khác với con ốc Pila polita, nhưng giữa các loài quá gần gũi như Ranguna luangprabangensis với R. kimboiensis hay Pila polita với P. conica thì giới hạn của chúng là gì? Cách ly sinh sản! Vậy với những loài sinh sản vô tính ví dụ như: Paramecium caudatum hay P. aurelia thì sao?
 
phân biệt bọn này: "Ranguna luangprabangensis với R. kimboiensis hay Pila polita với P. conica" khó lém. các chuyên gia còn đang tranh cãi ạ. hehe.
 
trungran said:
phân biệt bọn này: "Ranguna luangprabangensis với R. kimboiensis hay Pila polita với P. conica" khó lém. các chuyên gia còn đang tranh cãi ạ. hehe.

Chuyên gia nào tranh cãi thế 8) :roll: .

P. conica và P. polita thì có gì khó mà phải tranh cãi 8O . Đặc điểm phân biệt hai con này rõ rành rành như ban ngày rồi, trong họ Ampullariidae thì khó nhất vẫn là phân biệt P. bridgesi và P.canaliculata thôi, nhất là ở Việt Nam.

Các bạn có thể tham khảo trên tạp chí Sinh học những bài viết mới nhất về phân loại ốc nước ngọt (hai bài về họ Ampullariidae và Viviparidae đã in). Ai có thắc mằc gì về phân loại động vật thân mềm nước ngọt, mình sẽ giải đáp.
 
trungran said:
phân biệt bọn này: "Ranguna luangprabangensis với R. kimboiensis hay Pila polita với P. conica" khó lém. các chuyên gia còn đang tranh cãi ạ. hehe.

Ban co the cho toi biet chung giong va khac the nao ko? tai sao lai kho'??? Cuong-gist keu phan biet duoc.. con ban thi lai bao.. cac chuyen gia dang tranh cai???

Toi cho bai reply cua ban... hy vong ban giup toi hieu ve no', chu ko phai ban dua cho chung toi nhung nhan dinh, nhugn y kien rat thieu tinh khoa hoc... Cuong-gist hoi ve "chuyen gia nao??".. nhugn toi thi muon hoi.. ho dang TRANH CAI cai gi?

Mong som nhan duoc reply cua ban!

p/s Toi ko go duoc TV... hic
 
Cuong_gist said:
Các bạn có thể tham khảo trên tạp chí Sinh học những bài viết mới nhất về phân loại ốc nước ngọt (hai bài về họ Ampullariidae và Viviparidae đã in). Ai có thắc mằc gì về phân loại động vật thân mềm nước ngọt, mình sẽ giải đáp.

Bạn xem lại dòng bôi đậm ở trên trước nhé, rất tiếc hiện tại mình không ở VN nên không có tài liệu trong tay để post lên đây và cũng chưa có nhiều thời gian. Hai bài trên là kết quả nghiên cứu của mình trong 3 năm, với sự hướng dẫn của GS. Thanh. (một bài tháng 12/2003 và một bài 6/2004)

Đơn giản thế này, P.conica và P.polita có thể dễ dàng phân biệt qua hình dạng ngoài của vỏ (chiều cao, kiểu lỗ miệng...). Điều dễ nhận thấy nhất là đỉnh vỏ của P.polita có dạng hình chóp nhọn, cao trong khi P.conica, phần đỉnh vỏ thấp và ngắn, khiến cho vỏ ốc có xu hướng "tròn". Tạm thế đã nhé.

(Để gõ tiếng Việt, bạn dùng phím F9 để chuyển đổi chế độ gõ VNI,Telex hoặc VIQR, nhìn Status bar phía dưới màn hình)
 
quả thật chú Thanh và chú Châu có học trò giỏi giang wá xá?
cường ơi bao giờ mở đề tài thảo luạn về sinh sản của nhân tạo của bọn nguyền thể này đi?
nhất là bọn dùng cho thủy sản ấy(có giá trị kinh tế) :D
 
hehhe. em noi dua a. vi thay Khuongaquatic noi kinh qua. hahha. em biet bac Cuong la chuyen gia ve Ốc roi a. ko dam múa rùi qua mắt thợ :lol: :lol: :lol:
thay khuong noi la :"Hiển nhiên là con cua Ranguna luangprabangensis sẽ khác với con ốc Pila polita, nhưng giữa các loài quá gần gũi như Ranguna luangprabangensis với R. kimboiensis hay Pila polita với P. conica thì giới hạn của chúng là gì? Cách ly sinh sản! Vậy với những loài sinh sản vô tính ví dụ như: Paramecium caudatum hay P. aurelia thì sao?" nen em treu no. bài báo về họ Ampullariidae và Viviparidae, em da doc roi va van con luu no mà. :lol: :lol:
 
lamvt said:
quả thật chú Thanh và chú Châu có học trò giỏi giang wá xá?


Ặc, chú Thanh với chú Châu nào ở đây??? Mình có làm cùng viện với hai chú đấy nhưng không phải là học trò trực tiếp (tất nhiên là phải học hỏi các bậc đi trước). GS. Thanh mà mình đề cập ở đây là GS. Đặng Ngọc Thanh :D.

@trungran: hic, www.potay.com với các chú. :?
 
hehhe. em noi dua a. vi thay Khuongaquatic noi kinh qua. hahha. em biet bac Cuong la chuyen gia ve Ốc roi a. ko dam múa rùi qua mắt thợ
thay khuong noi la :"Hiển nhiên là con cua Ranguna luangprabangensis sẽ khác với con ốc Pila polita, nhưng giữa các loài quá gần gũi như Ranguna luangprabangensis với R. kimboiensis hay Pila polita với P. conica thì giới hạn của chúng là gì? Cách ly sinh sản! Vậy với những loài sinh sản vô tính ví dụ như: Paramecium caudatum hay P. aurelia thì sao?" nen em treu no. bài báo về họ Ampullariidae và Viviparidae, em da doc roi va van con luu no mà.

Ặc, chú Thanh với chú Châu nào ở đây??? Mình có làm cùng viện với hai chú đấy nhưng không phải là học trò trực tiếp (tất nhiên là phải học hỏi các bậc đi trước). GS. Thanh mà mình đề cập ở đây là GS. Đặng Ngọc Thanh .

@trungran: hic, www.potay.com với các chú.


thôi, quay lại chủ đề chính đi!

@Cuong_gist: hai con Pila polita và P. conica theo em biết là thuộc họ Pilidae chứ ạ, có nhầm lẫn gì không nhỉ

P.canaliculata

con này có phải là ốc bưu vàng không vậy!
 
trungran said:
hehhe. em noi dua a. vi thay Khuongaquatic noi kinh qua. hahha. em biet bac Cuong la chuyen gia ve Ốc roi a. ko dam múa rùi qua mắt thợ :lol: :lol: :lol:
thay khuong noi la :"Hiển nhiên là con cua Ranguna luangprabangensis sẽ khác với con ốc Pila polita, nhưng giữa các loài quá gần gũi như Ranguna luangprabangensis với R. kimboiensis hay Pila polita với P. conica thì giới hạn của chúng là gì? Cách ly sinh sản! Vậy với những loài sinh sản vô tính ví dụ như: Paramecium caudatum hay P. aurelia thì sao?" nen em treu no. bài báo về họ Ampullariidae và Viviparidae, em da doc roi va van con luu no mà. :lol: :lol:

Can gi phai thanh minh the'... co gi la dau.. van vay ma..;)...:D Nghe don 'trungran" chuan bi thanh "chuyen gia" den noi roi ma van ko thay thay doi gi het tron a...:p
vay da nhe'
 
Hì hì, họ Pilidae chỉ là synonym thôi em ạ, bây giờ chuyển sang dùng Ampullariidae đi nhé (reference cái bài trong TCSH nhé, trong đó cũng có phần phân tích về cái này)

Còn con P.canaliculata và P.bridgesi thì đúng là ốc bươu vàng. Tên giống là Pomacea. Các bài trên cũng có nói đến 2 loài này. Ngoài ra trong bài đăng ở hội nghị khoa học cơ bản 2003 ở Huế, cũng có thông tin về hai loài này. Nếu có cơ hội thì em đọc qua để nắm thêm nhé.

:mrgreen: :mrgreen:
 
Tên giống là Pomacea

cái này thì em biết em chỉ hay quên cái đuôi canaliculata thôi! giữa hai con Pomacea canaliculata và P. bridgesi khác nhau ở điểm nào vậy vì từ trước tới giờ em vẫn nghĩ bọn ốc bưu vàng là bọn được du nhập vào VN và chỉ có một loài là P. canaliculata?
 
Cũng chỉ khác nhau về hình thái vỏ thôi, thực ra có một số vấn đề về giải phẫu nhưng anh chưa đủ thời gian để phân tích cái đó.

Điểm dễ dàng để phân biệt các loài ốc bươu vàng là góc của điểm xuất phát vành lỗ miệng và vòng xoắn cuối. Ở P.canaliculata thì góc này là góc vuông, còn P.bridgesi là góc nhọn, có một loài nữa là góc tù nhưng anh chưa tìm được mẫu này ở Việt Nam. Ngoài ta cũng có thể phân biệt qua hình dạng lỗ miệng và đỉnh vỏ.

Vì khởi nguồn của việc du nhập OBV vào VN không phải là mục đích thương mại nên khả năng nhiều loài được du nhập là hoàn toàn có thể. Năm vừa qua, không biết tình hình OBV ở VN ntn, em có thông tin gì thì cập nhật giúp anh nhé. Thanks.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top