Những bí ẩn về loài kiến Argentina hung hãn

00792

Moderator
Staff member

Những loài kiến bản địa ở Mỹ đang phải đấu tranh cật lực chống lại cuộc xâm lăng mạnh mẽ của những con kiến Argentina hiếu chiến và ngang ngược. Cuộc xâm lăng nguy hại của loài kiến này đến nay con người vẫn chưa thể ngăn lại được.

Kiến Argentina (Linepithema humile) có kích thước rất nhỏ (con trưởng thành có kích thước khoảng 2-3 mm) nhưng lại là một loài cực kỳ gây hại. Giống như nhiều loài kiến khác chúng rất thích ăn chất ngọt tiết ra từ côn trùng gây hại cho cây như rệp phylloxera (Dactylosphaera vitifoliae) - một trong những loài được đánh giá ít gây hại nhất nhưng một mùa hè cũng có thể phá hoại cả một vườn nho.

kien1.jpg
Kiến Argentina nuôi những loài côn trùng gây hại để lấy thức ăn.
Điều đáng nói là không chỉ ăn côn trùng mà loài kiến này còn bảo vệ các côn trùng gây hại khỏi những kẻ thù khác của chúng, chăm sóc chúng sao cho chúng cảm thấy thật tốt nhất để chúng sinh sôi nảy nở nhiều hơn cho kiến Argentina lấy thức ăn.
Kiến Argentina lại sống trong một cộng đồng rất đông đảo lên tới hàng tỷ cá thể. Tại Mỹ, người ta từng phát hiện thấy một tổ kiến Argentina lớn tới mức trải dài 900 km dọc theo bờ biển California.
Đây là một tổ hợp của hàng ngàn các tổ khác liên kết với nhau. Bởi vậy, thật khó mà tưởng tượng được tổ kiến khổng lồ này đã nuôi bao nhiêu côn trùng có hại như rệp phylloxera để cung cấp đủ thức ăn cho chúng.

kien2.jpg
Dù kích thước khá nhỏ nhưng chúng là một loài cực kỳ hung hãn và hiếu chiến.
Mối đe dọa của kiến Argentina trở nên đặc biệt nghiêm trọng vào cuối thế kỷ 19 khi loài kiến vốn chỉ sống trong những cánh đồng hoang và các khu rừng cận nhiệt đới của Nam Mỹ này bắt đầu mở hành trình chinh phục thế giới.
Ban đầu, người ta chỉ thấy chúng ở Trung Mỹ. Nhưng sau đó là miền nam nước Mỹ và từ đó di chuyển tới cả châu Âu và Đông Á.
Kiến Argentina có thể lan rộng trên toàn thế giới bởi chúng chúng có hai đặc điểm khác với những loài kiến cận nhiệt đới khác. Thứ nhất, chúng có thể sống sót trong mùa đông lạnh giá trong những hang động sâu dưới lòng đất. Thứ hai, chúng còn là những kẻ cực kỳ hiếu chiến và mạnh mẽ.
Loài kiến thông thường chung sống với nhau hết sức hòa bình. Thậm chí cả khi đi kiếm thức ăn chúng cũng cố gắng kết bạn với nhau. Nhưng kiến Argentina là một loài rất cố chấp. Chúng đi tới đâu sẽ liên tục tấn công các tổ kiến bản địa tới đó.
Chúng phá hoại tổ của những loài kiến bản địa, "trục xuất" hoặc giết những con kiến sống trong tổ đó. Mỗi cuộc đột kích như thế này, kiến Argentina huy động tới hàng chục ngàn con kiến mạnh và hiếu chiến tham gia.
Bởi vậy, mỗi bước tiến của kiến Argentina sẽ làm các loài kiến bản địa phải lùi bước, ngoại trừ loài kiến mật (Prenolepis imparis).
Theo Giaoduc
 
Vì sao dơi sợ nước?


Dơi rất sợ nước và bất đắc dĩ mới bay khi mưa. Bằng các đo lường chính xác các nhà khoa học đã giải thích hiện tượng này.
Theo LiveScience, các nhà khoa học đã biết được vì sao loài dơi rất sợ nước và không bao giờ dám bay khi trời mưa. Họ đã tính toán thấy rằng nếu bộ lông dơi bị ẩm ướt thì khi bay, chúng phải tiêu thụ số năng lượng nhiều gấp đôi khi bộ lông khô.
doi.jpg

Khi bay dưới trời mưa dơi phải tiêu thụ một năng lượng gấp 20 lần khi nghỉ ngơi.
Nếu như khi bay bình thường, dơi phải tiêu thụ một năng lượng gấp 10 lần khi nghỉ ngơi thì khi bay dưới trời mưa, con số này sẽ tăng lên 20 lần.
Những kết luận nói trên rút ra nhờ một công trình nghiên cứu mới mà các nhà sinh học tiến hành tại quần thể một loài dơi hoang dã sống ở Puerto Rico. Họ bắt dơi, nhốt trong những lồng sắt và để đo đạc các chỉ số hoạt động của chúng, họ phun nước làm mưa. Song họ cũng dùng camera ghi lại quá trình bay của những con dơi dưới trời mưa thật để so sánh với các thí nghiệm của mình.
Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, sở dĩ loài dơi phải “tiêu hao”một năng lượng lớn hơn khi ướt lông là vì chúng phải huy động năng lượng dự trữ để tăng cường sự tuần hoàn máu và đốt cháy lớp mỡ dự trữ để làm thân nhiệt nhằm sưởi khô lông. Bộ lông ướt không hợp với quy luật của khí động học, khác hẳn bộ lông khô. Song khối lượng nước bám trên bộ lông, làm trọng lượng của chúng tăng lên đôi chút thì không có ảnh hưởng gì.
Theo Vietnamnet
 
Xuất hiện sứa "hóa thạch sống" với số lượng lớn ở Trung Quốc


Một lượng sứa nước ngọt lớn bất thường đã được tìm thấy trong một hồ nước ở phía đông của Trung Quốc. Sứa nước ngọt vốn được coi là "hóa thạch sống" hay "thủy gấu trúc", "sứa hoa đào" được tin rằng đã xuất hiện trên Trái Đất hơn 100 triệu năm trước, trước cả khi khủng long xuất hiện.
Chính quyền thành phố Tế Ninh, Sơn Đông nơi phát hiện ra hồ sứa trên đã chỉ đạo thành lập một nhóm đặc biệt theo dõi và bảo vệ những con sứa nước ngọt quý hiếm trên.
sua.jpg
Do có gene đặc biệt khác thường nên sứa nước ngọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các dự án nghiên cứu hệ gene hiện đại và được các nhà khoa học xếp vào nhóm sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng ở mức cao nhất.
Sứa nước ngọt thường xuất hiện ở những vùng nước sạch. Và sự có mặt của chúng với số lượng lớn cho thấy đã có sự cải thiện về môi trường sinh thái địa phương.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top