Tại sao khi trời mưa lâu dài thì cây họ đậu có triệu chứng vàng lá?

bkav

Senior Member
tại sao khi trời mưa lâu dài thì cây họ đậu có triệu chứng vàng lá?
theo m thì: mưa -> cạn kiệt O2 trong đất ->rễ cây không hô hấp dc -> k cung cấp NL cho Rhizobium -> k cố định nito đc -> cây thiếu N -> vàng lá
mà hình như cái chỗ in đậm chưa thuyết phục lắm thì phải. (cây cung cấp đường cho VK)
mn coi giúp m cái:welcome:
 
đó chỉ là một phần nhỏ các lý do , thực tế thì khi bị ngập úng , tế bào rễ chuyển sang hô hấp kỵ khí tạo sản phẩm độc tạo thành các lỗ giúp cây hô hấp hiếu khí trở lại nên mưa lâu ngày không ảnh hưởng nhiều lắm đến hoạt động hô hấp của cây ( có thể thí nghiệm với cây non được trồng trong dung dịch dinh dưỡng - theo mình làm thì thì mất hơn 2 tuần để "hai lá" bắt đầu bị vàng nhẹ đi .
Mưa lâu ngày sẽ rửa trôi đi các hạt keo đất , làm thay đổi hệ vi sinh , tạo điều kiện phản nitrat , mưa lâu ngày còn dẫn tới hạn sinh lý , cây phải hút chất dinh dưỡng tạo các gradient nồng độ mà khoáng thì cứ thế mà trôi =))
đọc trong campbel&reece hình như có nói đó :v
 
nguyên văn trong sách Campbell là như này:
"Lượng mưa bão hòa có thể làm cạn kiệt oxygen của đất. Sự thiếu oxygen trong đất sẽ ức chế sự cố định nitrogen ở nốt sần rễ cây lạc và làm giảm lượng nitrogen dễ tiêu cho cây. Nói khác đi, trận mưa lớn có thể rửa trôi nitrat khỏi đất. Triệu chứng thieeys nitrogen là sự hóa vàng của lá già."
nhưng m k hiểu rõ nó ức chế cố định N ntn??_đây là kị khí nếu hiếu khí thì viết thế là rõ rồi
 
thì như bạn nói ở trên đó , vsv cộng sinh là do nó cần năng lượng từ cây , mà giờ cây cũng chuyển sang hô hấp kị khí , năng lượng tạo ít mà lại phải nuôi 2 đứa thì nó đâu có đủ năng lượng cố định Nito
không phải lá màu vàng thì là thiếu mỗi Nito , cho nên nếu câu hỏi chỉ đề cập đến sự vàng lá thì mình nghĩ bạn nên nêu các trường hợp có thể xảy ra với các nguyên tố khoáng liên quan. ví dụ như Fe , Mo , Mg . Trong enzyme nitrogenase có Fe và Mo nữa đó .
 
nguyên văn trong sách Campbell là như này:
"Lượng mưa bão hòa có thể làm cạn kiệt oxygen của đất. Sự thiếu oxygen trong đất sẽ ức chế sự cố định nitrogen ở nốt sần rễ cây lạc và làm giảm lượng nitrogen dễ tiêu cho cây. Nói khác đi, trận mưa lớn có thể rửa trôi nitrat khỏi đất. Triệu chứng thieeys nitrogen là sự hóa vàng của lá già."
nhưng m k hiểu rõ nó ức chế cố định N ntn??_đây là kị khí nếu hiếu khí thì viết thế là rõ rồi
tức là :
- mưa kéo dài làm đất úng ngập, do đó đất thiếu 02, vsv cố định N không hô hấp hiếu khí tạo ra năng lượng, do đó mà ức chế quá trình cố định N vì qt này cần rất nhiều năng lượng ATP, nên giảm lượng NH4+, NO3- là các dạng N có thể hấp thụ được
- đa phần keo đất là keo đất âm do đó khả năng giữ anion kém, NO3- đc tạo ra dễ dàng bị rửa trôi do nước mưa làm giảm lượng N trong đất
- ngập úng kéo dài cong tạo đk cho vsv yếm khí phản nitrat làm thất thoát N trong đất
-> cây thiếu N vàng lá
 
thì như bạn nói ở trên đó , vsv cộng sinh là do nó cần năng lượng từ cây , mà giờ cây cũng chuyển sang hô hấp kị khí , năng lượng tạo ít mà lại phải nuôi 2 đứa thì nó đâu có đủ năng lượng cố định Nito
không phải lá màu vàng thì là thiếu mỗi Nito , cho nên nếu câu hỏi chỉ đề cập đến sự vàng lá thì mình nghĩ bạn nên nêu các trường hợp có thể xảy ra với các nguyên tố khoáng liên quan. ví dụ như Fe , Mo , Mg . Trong enzyme nitrogenase có Fe và Mo nữa đó .
- vsv cộng sinh lấy cacborhydrat và một số chất khác, năng lượng ATP không thể chuyển từ tb này sang tb khác đc đâu. ở đây là ức chế hô hấp hiếu khí của vsv cộng sinh
 
không liên quan
- mưa acid có nồng độ H+ rất cao. 1 trong những tác động của nó là làm giảm nồng độ các chất dd như Ca2+, K+, Mg2+,... Nêu giả thuyết giải thích mưa acid làm rửa trôi các chất dd này ntn? thiết kế thí nghiệm cm
- theo mn thì thiết kế thí nghiệm cm ntn?
 
năng lượng đúng là lấy từ đường của thực vật khoảng 20% nhưng nó đâu chỉ lấy ở dạng đường ko đâu nhỉ ? NADH nè , NADPH nè , FredH2 , ATP ,...
còn về mưa acid tại sao lại phải thiết kế thí nghiệm chứng minh trong khi nó thật ngoài đời và ta thường xuyên thấy ở
 
Last edited:
hình như bạn cũng nhầm lẫn về điều kiện của cố định đạm
google nó thì kq sẽ là
Enzyme nitrogenase
Năng lượng
Lực khử mạnh
và "Điều kiện yếm khí"
 
hình như bạn cũng nhầm lẫn về điều kiện của cố định đạm
google nó thì kq sẽ là
Enzyme nitrogenase
Năng lượng
Lực khử mạnh
và "Điều kiện yếm khí"
vậy năng lượng lấy từ đâu?
-ở vsv cộng sinh cây họ đậu có leghemoglobin có khả năng giữ và giải phóng 02 một cách từ từ, do đó mà vẫn tạo đc nồng độ 02 thấp n vẫn giải phóng 02 cho hô hấp hiếu khí
-đk yếm khí k phải là hoàn toanf k có 02 đâu
 
hình như cái mưa acid nó có nhiều H+ các H+ này chiếm vị trí lại với lại các cation keo đất khiến cho các cation dễ bị rửa trôi
 
Tất nhiên là năng lượng từ thực vật rồi
cộng sinh có nghĩa là nó phải thiếu đieeuf kiện nào đó trong 4 đk trên
yếm khí tucws là kị khí , đúng là rhizobium có khả năng sống ở đk có O2 nhưng cố định đạm bắt buộc kị khí vì nitrogenase mẫn cảm với O2
 
các rễ cây họ đậu thậm chí còn tạo ra các khoang kị khí cho rhizobium ( wiki)
đúng là cần năng lượng lớn thật nhưng chẳng phải đã có enzyme đó sao ?
sự kết hợp của lực khử mạnh , năng lượng và hoạt động của enzyme làm cho liên kế bị phá vỡ đó
 
Tất nhiên là năng lượng từ thực vật rồi
cộng sinh có nghĩa là nó phải thiếu đieeuf kiện nào đó trong 4 đk trên
yếm khí tucws là kị khí , đúng là rhizobium có khả năng sống ở đk có O2 nhưng cố định đạm bắt buộc kị khí vì nitrogenase mẫn cảm với O2
bạn đọc lại camp đi
 
theo mình thí mghieemj mưa acid làm như sau
- lấy mẫu đất sét chứa nhiều keo đất
- pha dung dịch đất thành 2 ống , một ống dung dịch chứa acid nhẹ trong mưa acid , ống còn lại nươc thường khuấy mạnh tạo tác động giống mưa
- cho chạy cái dụng cụ gì mà có 2 cực âm và dương , có công tắc bật điện ( trong sgk hoá có nói)
- Thấy các cation tập trung ở đầu âm trong các ống nghiệm pH thấp nhiều hơn
=> chứng tỏ các cation bị chiếm chỗ bởi H+
bạn coi thí nghiệm này dc ko
 
theo mình thí mghieemj mưa acid làm như sau
- lấy mẫu đất sét chứa nhiều keo đất
- pha dung dịch đất thành 2 ống , một ống dung dịch chứa acid nhẹ trong mưa acid , ống còn lại nươc thường khuấy mạnh tạo tác động giống mưa
- cho chạy cái dụng cụ gì mà có 2 cực âm và dương , có công tắc bật điện ( trong sgk hoá có nói)
- Thấy các cation tập trung ở đầu âm trong các ống nghiệm pH thấp nhiều hơn
=> chứng tỏ các cation bị chiếm chỗ bởi H+
bạn coi thí nghiệm này dc ko
nhưng mình có phân biệt đc H+ vs cation trong đất đâu ta, nếu dụng cụ đó hút thì cứ ion dương là đc mà
 
có phải cây họ đậu nào cố định đạm cũng được phải 0,hay có cây cố định hiệu quả,co cây cố định không hiệu quả
 
nguyên văn trong sách Campbell là như này:
"Lượng mưa bão hòa có thể làm cạn kiệt oxygen của đất. Sự thiếu oxygen trong đất sẽ ức chế sự cố định nitrogen ở nốt sần rễ cây lạc và làm giảm lượng nitrogen dễ tiêu cho cây. Nói khác đi, trận mưa lớn có thể rửa trôi nitrat khỏi đất. Triệu chứng thieeys nitrogen là sự hóa vàng của lá già."
nhưng m k hiểu rõ nó ức chế cố định N ntn??_đây là kị khí nếu hiếu khí thì viết thế là rõ rồi
ở trong campbell viết là ở rễ cây lạc, mà câu hỏi là ở rễ câu đậu mà. VK cố đinh jđạm khác nhau, ở rễ cây họ đậu là Rhizobium, còn ở rễ cây lạc là Bradirhizobium.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top