nhungbunaa
Junior Member
Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, tỷ lệ học sinh thi đại học giảm là tín hiệu đáng mừng, cho thấy phần nào đánh giá về bằng cấp đã thay đổi.
Theo thống kê, kỳ thi THTP quốc gia 2016 – 2017, tỷ lệ số học sinh không lựa chọn thi đại học tại nhiều tỉnh thành tăng cao so với năm học trước.
Nhiều nơi 70% không thi đại học
Tại Hà Nội, số thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp, không thi đại học là 16.390 em. Số lượng các môn là: Toán: 16.381 thí sinh, Vật lý: 620; Hóa học: 714; Sinh học: 1.730; Ngữ văn: 16.164; Lịch sử: 2.868; Địa lý: 14.306; tiếng Anh: 11.935; tiếng Nga: 3; tiếng Nhật: 6.
Theo ông Ngô Văn Chất - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học này, lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp tăng cao so với năm ngoái (11.000 em). Điều này do học sinh đã xác định về khả năng bản thân và nhu cầu lựa chọn công việc trong tương lai. Dự kiến, Hà Nội có 27 điểm thi do Sở GD&ĐT chủ trì.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hòa Bình, 70% thí sinh không thi đại học, cụ thể là 5.600 thí sinh (trong tổng số 8.100 em). Tỷ lệ này tăng 10% so với năm ngoái.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, vì thuộc tỉnh miền núi nên học sinh ở đây có nhu cầu học đại học, cao đẳng không nhiều.
Tại Nghệ An, miền đất có truyền thống khoa bảng, năm nay, số thí sinh không đăng ký thi đại học tăng. Trong hơn 31.700 thí sinh sẽ tham gia kỳ thi THPT quốc gia có 12.110 em dự thi chỉ để xét tốt nghiệp.
Theo thống kê ban đầu, các trường THPT có nhiều học sinh không xét tuyển đại học, cao đẳng là: Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An (100%), THPT Đinh Bạt Tụy (96,97%), THPT VTC (93,94%), THPT Nguyễn Huệ (90,38%), THPT Cửa Lò 2 (77,33%) và THPT Sào Nam (79,44%)... Tỷ lệ này ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên xấp xỉ 100%.
Ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, hiện tượng nhiều học sinh ra trường không kiếm được việc làm là nỗi lo của nhiều gia đình và trăn trở của những người làm quản lý giáo dục địa phương.
Tín hiệu đáng mừng vì thay đổi nhận thức
Một độc giả bình luận: "Em là người chỉ đăng ký thi tốt nghiệp. Em chọn cao đẳng nghề thay vì cao đẳng và đại học chính quy, bởi có quá nhiều người đi theo con đường đó".
Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, tỷ lệ học sinh thi đại học giảm là tín hiệu đáng mừng, cho thấy phần nào đánh giá về bằng cấp đã thay đổi. PGS Nhĩ đề xuất, Bộ G&ĐT cần cải thiện việc phân luồng học sinh.
"Hết bậc THCS, chúng ta phải chia luồng học sinh sao cho số theo đại học chiếm khoảng 40-50%, còn lại theo trung học nghề, vừa học văn hóa vừa đào tạo công nhân lành nghề, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT đề xuất.
GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm này.
Theo ông Dong, ngày càng nhiều học sinh không chọn thi đại học là khả quan. Bởi thực tế, nhiều năm gần đây, sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào đại học, nhiều người còn gọi là “phổ cập đại học".
Trong khi đó, phần “trống” là giáo dục nghề nghiệp, nơi cung cấp nguồn nhân lực là công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh, ít có chất lượng cao.
Việc thay đổi nhận thức thi THPT quốc gia là chuyển biến tốt cho chính học sinh và thị trường lao động.
Nhìn nhận từ thực tế, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội cho rằng: Vài năm trở lại đây, lao động có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng khó tìm được việc như mong muốn, thậm chí khó xin việc và lương thấp hơn học viên có nghề.
Năm 2015, 23.192 người đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội đăng ký tìm tìm việc. 55% trong số đó là lao động có trình độ cao đẳng, đại học.
Bà Trinh thông tin, lao động tốt nghiệp THPT, nhân viên kỹ thuật sẽ được trả lương theo tay nghề nên có thu nhập tương đối cao. Một thợ hàn có tay nghề bình thường lương 6 triệu đồng/tháng, thợ hàn sử dụng công nghệ lành nghề có thu nhập 10-12 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, sinh viên có bằng đại học, cao đẳng nếu vào nhà nước, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, hưởng lương bằng hệ số 2,34 nhân với mức tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng, năm đầu tiên chỉ được hưởng 85%.
ITPlus Academy(ST)
Theo thống kê, kỳ thi THTP quốc gia 2016 – 2017, tỷ lệ số học sinh không lựa chọn thi đại học tại nhiều tỉnh thành tăng cao so với năm học trước.
Nhiều nơi 70% không thi đại học
Tại Hà Nội, số thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp, không thi đại học là 16.390 em. Số lượng các môn là: Toán: 16.381 thí sinh, Vật lý: 620; Hóa học: 714; Sinh học: 1.730; Ngữ văn: 16.164; Lịch sử: 2.868; Địa lý: 14.306; tiếng Anh: 11.935; tiếng Nga: 3; tiếng Nhật: 6.
Theo ông Ngô Văn Chất - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học này, lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp tăng cao so với năm ngoái (11.000 em). Điều này do học sinh đã xác định về khả năng bản thân và nhu cầu lựa chọn công việc trong tương lai. Dự kiến, Hà Nội có 27 điểm thi do Sở GD&ĐT chủ trì.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hòa Bình, 70% thí sinh không thi đại học, cụ thể là 5.600 thí sinh (trong tổng số 8.100 em). Tỷ lệ này tăng 10% so với năm ngoái.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, vì thuộc tỉnh miền núi nên học sinh ở đây có nhu cầu học đại học, cao đẳng không nhiều.
Tại Nghệ An, miền đất có truyền thống khoa bảng, năm nay, số thí sinh không đăng ký thi đại học tăng. Trong hơn 31.700 thí sinh sẽ tham gia kỳ thi THPT quốc gia có 12.110 em dự thi chỉ để xét tốt nghiệp.
Theo thống kê ban đầu, các trường THPT có nhiều học sinh không xét tuyển đại học, cao đẳng là: Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An (100%), THPT Đinh Bạt Tụy (96,97%), THPT VTC (93,94%), THPT Nguyễn Huệ (90,38%), THPT Cửa Lò 2 (77,33%) và THPT Sào Nam (79,44%)... Tỷ lệ này ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên xấp xỉ 100%.
Ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, hiện tượng nhiều học sinh ra trường không kiếm được việc làm là nỗi lo của nhiều gia đình và trăn trở của những người làm quản lý giáo dục địa phương.
Tín hiệu đáng mừng vì thay đổi nhận thức
Một độc giả bình luận: "Em là người chỉ đăng ký thi tốt nghiệp. Em chọn cao đẳng nghề thay vì cao đẳng và đại học chính quy, bởi có quá nhiều người đi theo con đường đó".
Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, tỷ lệ học sinh thi đại học giảm là tín hiệu đáng mừng, cho thấy phần nào đánh giá về bằng cấp đã thay đổi. PGS Nhĩ đề xuất, Bộ G&ĐT cần cải thiện việc phân luồng học sinh.
"Hết bậc THCS, chúng ta phải chia luồng học sinh sao cho số theo đại học chiếm khoảng 40-50%, còn lại theo trung học nghề, vừa học văn hóa vừa đào tạo công nhân lành nghề, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT đề xuất.
GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm này.
Theo ông Dong, ngày càng nhiều học sinh không chọn thi đại học là khả quan. Bởi thực tế, nhiều năm gần đây, sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào đại học, nhiều người còn gọi là “phổ cập đại học".
Trong khi đó, phần “trống” là giáo dục nghề nghiệp, nơi cung cấp nguồn nhân lực là công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh, ít có chất lượng cao.
Việc thay đổi nhận thức thi THPT quốc gia là chuyển biến tốt cho chính học sinh và thị trường lao động.
Nhìn nhận từ thực tế, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội cho rằng: Vài năm trở lại đây, lao động có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng khó tìm được việc như mong muốn, thậm chí khó xin việc và lương thấp hơn học viên có nghề.
Năm 2015, 23.192 người đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội đăng ký tìm tìm việc. 55% trong số đó là lao động có trình độ cao đẳng, đại học.
Bà Trinh thông tin, lao động tốt nghiệp THPT, nhân viên kỹ thuật sẽ được trả lương theo tay nghề nên có thu nhập tương đối cao. Một thợ hàn có tay nghề bình thường lương 6 triệu đồng/tháng, thợ hàn sử dụng công nghệ lành nghề có thu nhập 10-12 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, sinh viên có bằng đại học, cao đẳng nếu vào nhà nước, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, hưởng lương bằng hệ số 2,34 nhân với mức tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng, năm đầu tiên chỉ được hưởng 85%.
ITPlus Academy(ST)