Đố nhau một chút cho vui

bài toán bác ra nhiều "khúc biến tấu ngộ nghĩnh" quá. Thôi để các em đang ôn thi đội tuyển, đội tiếc trả lời tiếp :D.

Tôi thì cứ phải thực tế mình có gì, cách nào đơn giản rẻ tiền nhất và quả thực tôi chẳng tiến hành nghiên cứu cái gì từ "môi trường trống trơn" và không liên hệ với bên ngoài.
 
một nhân viên đánh máy chữ chuyên nghiệp đến mấy cũng sai vài lỗi. Mà nhân viên này lại đánh máy xong thì cho xuất bản luôn không qua bộ phận kiểm duyệt thì sai sót là cực lớn. May mắn thay, báo này là nhật báo, đọc xong thì dùng để gói xôi luôn.
 
vietbio said:
lonxon said:
Chúng ta thường nghe, nói, đọc và tào lao xịt bụp rất nhiều về đột biến ở DNA. Thế ở RNA có đột biến không? Khi nào thì nó xảy ra, nó có bền và di truyền không?

một nhân viên đánh máy chữ chuyên nghiệp đến mấy cũng sai vài lỗi. Mà nhân viên này lại đánh máy xong thì cho xuất bản luôn không qua bộ phận kiểm duyệt thì sai sót là cực lớn. May mắn thay, báo này là nhật báo, đọc xong thì dùng để gói xôi luôn. :D


đấy là câu hỏi và câu trả lời. Không thấy bác lonxon đưa đáp án để so. :D
 
Người ta thường hay so sánh "tần số đột biến điểm" trên DNA với những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên như "lỗi đánh máy của nhân viên đánh máy chữ", "số tai nạn giao thông trong thành phố" ... để thấy rằng tần số này ko hề nhỏ (xảy ra do sự bắt cặp sai trong quá trình tự sao). Tuy nhiên, DNA polymerase có hoạt tính đọc sửa = "bộ phận kiểm duyệt" và một số cơ chế DNA repair khác của tế bào. Tuy nhiên, ở quá trình phiên mã thì ko có bộ phận này. Do vậy lỗi là ko những có mà còn hơi bị nhiều.

Tuy nhiên, thời gian tồn tại của mRNA ngắn (quyết định bởi đuôi poly A ..) nên cũng chỉ như tờ báo hàng ngày. Bạn đọc xong rồi chẳng biết làm gì thì chẳng vứt đi cho bà gói xôi.
 
ngòai ra còn 1 ý nữa: Protein khi được sinh ra luôn được kiểm định chất lượng đàng hòang trước khi đưa vào sử dụng. Nếu mRNA có những đột biến, nó vẫn sẽ có thể được dịch mã thành protein, nhưng protein này qua quá trình "chín" sẽ bị các chaperone phân tử (bà vú nuôi) nhận diện và phân giải chúng. Công trình phát hiện Chaperone và ubiquitin hình như cũng lĩnh giải Nobel thì phải.
 
ubiquitin proteosome mới được giải mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu. Cơ chế này cũng được coi là cơ chế trung tâm của quá trình post-translation. Ngoài chức năng tái chế các protein, hệ thống proteosome hình như cũng đảm nhiệm chức năng gì đó trong miễn dịch đặc hiệu thì phải.
 
Trong quá trình sao chép DNA, các DNApolymerase có hoạt tính exonuclease sẽ vừa tổng hợp, vừa sửa (cắt vụn các đoạn oligo phía trước nó). Vấn đề là ở sợi ngược chiều (có các đoạn Okazaki), polymerase này tổng hợp đến vị trí các đoạn Okazaki đó thì nó có xơi tái không. Hình như các đoạn Okazaki này bản chất là RNA thì phải, vậy DNA polimerase có phép màu hay không mà chỉ cắt RNA, chừa lại em DNA mới được tổng hợp.

Cái này rắc rối quá nhỉ !......
 
sv_ngheo said:
Em hỏi câu cụ thể hơn: Trong quá trình sao chép DNA, các DNApolymerase có hoạt tính exonuclease sẽ vừa tổng hợp, vừa sửa (cắt vụn các đoạn oligo phía trước nó). Vấn đề là ở sợi ngược chiều (có các đoạn Okazaki), polymerase này tổng hợp đến vị trí các đoạn Okazaki đó thì nó có xơi tái không. Hình như các đoạn Okazaki này bản chất là RNA thì phải, vậy DNA polimerase có phép màu hay không mà chỉ cắt RNA, chừa lại em DNA mới được tổng hợp.

Cái này rắc rối quá nhỉ !......

nhầm tai hại rồi. Check lại hoạt tính exonuclease 5'-3', exo 3'-5' ;), hoạt tính primase, phân công hoạt động của các loại DNA polymerase.

Lưu ý: đoạn Okazyki là tính cả đoạn DNA được tổng hợp từ vị trí primer n đến n + 1. nghĩa là nó khoảng 3000 nucleotide (ko nhớ chính xác số, check lại sau). còn bản chất RNA chỉ là đoạn primer do primase tạo ra. Nó sẽ bị loại bỏ và các đoạn Okazaki sẽ gắn lại bằng ligase.
 
Chúng ta thường nghe, nói, đọc và tào lao xịt bụp rất nhiều về đột biến ở DNA. Thế ở RNA có đột biến không? Khi nào thì nó xảy ra, nó có bền và di truyền không?

Tuy nhiên, thời gian tồn tại của mRNA ngắn (quyết định bởi đuôi poly A ..) nên cũng chỉ như tờ báo hàng ngày. Bạn đọc xong rồi chẳng biết làm gì thì chẳng vứt đi cho bà gói xôi.

Có lẽ phải xem xét lại về thời gian tồn tại và sự di truyền của RNA sau khi đọc bài này. Trong bài này khi nghiên cứu Arabidopsis người ta đưa ra cơ chế di truyền non-mendelian, ở đó các trình tự đặc hiệu allele không có trong DNA nhiễm sắc thể bố mẹ nhưng lại có trong genome của các thế hệ trước đó (ông bà chúng). Cơ ché được đưa ra là phải chăng có một "bộ đệm di truyền (genetic cache)" có bản chất là RNA giúp duy trì một vài tính trạng nào đó.
 
Chào Bác Dũng
Trước tiên em xin mạng phép hỏi thăm chuyện riêng về bác. Có phải lúc trước bác làm ở trường ĐHKHTN không? và có một lần đi chơi ở Đà Lạt không?Nếu đúng thì em là Uyên đi chơi cùng nhóm với bác đây
chúc bác luôn vui khỏe

Phượng Uyên
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top