Học Sinh học

Theo tôi, để nuôi sống được trường Khoa học, nên có sự liên thông giữa Sinh-Y. Sinh viên khoa học có thể học các môn liên quan đến Y và sau 3 năm cơ bản/cơ sở có thể học lên Y-Nha-Dược (giống bên Mỹ). Có như vậy thì đầu vào ngành Sinh mới khá lên được. Và biết đâu trong 3 năm đó lại chẳng có em nào 'fall in love' với môn Sinh và quyết định ở lại?

hi
Câu hỏi đặt ra: có cần thiết phải làm như vậy ko?
Thực tế, Cử nhân sinh học sau khi ra trường vẫn có thể làm trong bệnh viện. Nhiều người vẫn làm trong các bộ phận xét nghiệm bằng các kỹ thuật phân tử ở bệnh viện đấy chứ. Đâu cứ phải cầm dao kéo là vào được phòng mổ. Học Y có vai trò của ngành y. Học sinh học có vai trò của sinh học. Sinh-Y thì hỗ trợ cho nhau nhưng không thể thay thế cho nhau được.
Đầu vào ngành Sinh hiện nay rất cao (nếu so sánh với thời tôi đi học). Hiện nay, cũng đã có sự liên thông giữa đào tạo Cử nhân sinh học và sư phạm. Sinh-Y chưa chính thức, nhưng sự tồn tại của nó là có thật. Nói "để nuôi sống được trường Khoa học, nên có sự liên thông giữa Sinh-Y" thì quá đề cao vai trò của Sinh-Y.
Các bác làm giảng viên. Các bác có biết hiện nay SV Việt nam đang thiếu nhất cái gì ko? Đó là tài liệu cập nhật. Với trình độ của SV, đọc 1 tài liệu tiếng anh thì quả là "trời đày". Tài liệu tiếng việt thì sơ sài, cũ kỹ. Cập nhật kiến thức cho SV là bước đầu tiên cần nghĩ đến. Làm bằng cách nào? Tất nhiên là phải luôn biên dịch các đầu sách có chất lượng. Đấy là nhiệm vụ của các Giảng viên.
Giả sử :
1 GS dịch 1 quyển sách dày 365 trang hết 1 năm
1 sinh viên cần đọc, vừa dịch vừa học cùng quyển sách đó và hiển cặn kẽ như ông GS ở trên hiểu: 2 năm. Nếu đã có sách biên dịch thì SV chỉ cần học tất cả nội dung trong 1 tháng. Vậy mỗi sinh viên tiết kiệm được 23 tháng.
GS dịch sách = constant = 1
Số người tham khảo: N
Số thời gian tiết kiệm được: N*23 tháng.
Híc, đáng quý thay cho những người dịch sách. Tại sao chúng ta không làm? Ngay cả việc trả tiền công rất cao cho người dịch sách. Ý nghĩa của nó ko được tính bằng tiền.

Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là trang bị cho các SV kỹ năng làm thí nghiệm trên nền tảng khối kiến thức. Cơ sở vật chất nghiên cứu cũng phải đầy đủ.
Đầu ra có chất lượng thì Uy tín của trường tăng......kéo theo nhiều thứ.


To Hưng: Mình cũng đang chật vật với mức lương còm cõi. Tuy nhiên vẫn: Sống chiến đấu lao động và học tập. Theo gương bác Hồ vĩ đại. khà khà....

To Lâm: vậy anh em mình bắt tay nhau nhe. Phương châm: nói ít, làm nhiều. Khi nào tiền nhiều thì ta làm ít..hì hì.
 
hi
Các bác làm giảng viên. Các bác có biết hiện nay SV Việt nam đang thiếu nhất cái gì ko? Đó là tài liệu cập nhật. Với trình độ của SV, đọc 1 tài liệu tiếng anh thì quả là "trời đày". Tài liệu tiếng việt thì sơ sài, cũ kỹ. Cập nhật kiến thức cho SV là bước đầu tiên cần nghĩ đến. Làm bằng cách nào? Tất nhiên là phải luôn biên dịch các đầu sách có chất lượng. Đấy là nhiệm vụ của các Giảng viên.
Giả sử :
1 GS dịch 1 quyển sách dày 365 trang hết 1 năm
1 sinh viên cần đọc, vừa dịch vừa học cùng quyển sách đó và hiển cặn kẽ như ông GS ở trên hiểu: 2 năm. Nếu đã có sách biên dịch thì SV chỉ cần học tất cả nội dung trong 1 tháng. Vậy mỗi sinh viên tiết kiệm được 23 tháng.
GS dịch sách = constant = 1
Số người tham khảo: N
Số thời gian tiết kiệm được: N*23 tháng.
Híc, đáng quý thay cho những người dịch sách. Tại sao chúng ta không làm? Ngay cả việc trả tiền công rất cao cho người dịch sách. Ý nghĩa của nó ko được tính bằng tiền.

Ối giời đất ơi. Bác Hải ơi bác có biết là ngày xửa ngày xưa (cách đây những mấy tháng rồi), tự nhiên có thằng dở hơi hăng tiết vịt, suy nghĩ có phần nào giống bác. Tự nhiên kiếm được cuốn sách, nghe đâu là gối đầu giường cho dân sinh học toàn cầu. Nó liên hệ đông tây nam bắc, hò nhau dịch cuốn này, anh em nhà mình đầy hứng khởi hò reo hưởng ứng, sẵn sàng dịch miễn phí.

Sướng quá, liên hệ nhà xuất bản sách gốc, được đồng ý cho bản quyền dịch rồi (tất nhiên phải trả tiền cho nó, ác thế chứ). Rồi nó hỏi các GS, TS tại Việt Nam, ai cũng đồng tình khích lệ, có người còn sẵn sàng giúp hiệu đính không công. Hờ hờ, nó chạy đôn đáo đi liên hệ các NXB Việt Nam, cũng nói nào là vì kiến thức thế hệ trẻ, vì mong mỏi a, b, c.

Bác biết họ nói sao không. Các ông NXB thực tế lắm, họ chỉ nói cuốn này thì bán được bao nhiêu. Sách dày thế này xuất bản ra một cuốn vài trăm ngàn ai mua. Sách sinh học đã hiếm người mua, sách sinh cho một chuyên ngành lại càng chả ai mua chú ạ. Thôi thì anh tính thế này, chú đi kiếm tài trợ đi, tiền bản quyền trả cho NXB sách gốc thì đương nhiên chú phải lo rồi, còn tiền in ấn, xuất bản thì..... chú cũng cố kiếm tài trợ lo nốt, anh sẽ cố giúp 1 ít..... bla bla....

Sự thật nó là thế bác ạ. Cho nên tốt nhất là đừng có dịch (mất tiền bản quyền đấy), tự viết sách ý, đỡ tốn tiền bản quyền mà lại có tiếng là tác giả chứ không phải dịch giả. Có viết thì cũng viết cuốn nào phổ thông đại chúng, đừng dại mà viết vào mấy lĩnh vực hẹp hay chuyên sâu quá, chả bán được đâu.

Chỉ biết kêu 1 tiếng khổ.

P/S: Nhân tiện bác có định dịch cuốn nào (chắc chỉ dịch xong vứt lên đây đọc chơi thôi) thì hô một tiếng cho anh em noi theo, tiết kiệm sức lực cho thế hệ trẻ :d.
 
khà khà
Tình hình có vẻ căng nhỉ. Nhưng ý mình là tại sao các Sư Bộ không chú trọng đến việc này. Một việc làm hết sức có ý nghĩa. Tầm của chúng ta mà làm tự lực thì....còn khuya lắm. Bụng kêu ro ro thì làm sao lo được việc lớn....híc..híc
Tuy nhiên, nếu tôi làm thì sẽ làm theo cách khác.
See you. Mai thi tốt nghiệp rồi.
 
Vụ dịch này phải làm mạnh tay để gây tiếng vang kiểu 'Tạc đạc ở Sa Diện' mới hy vọng lay chuyển được bộ máy cũ kỹ của giáo dục nước nhà. Như có lần tôi đã nói, hồi xưa các nhà khoa học bên Nga tuy 'chuyên chính vô sản' hơn dân ta nhiều, nhưng vụ dịch sách Tây thì các bác ấy không có băn khoăn gì cả. Thậm chí còn có ban bệ hẵn hoi. Dịch hàng ngàn cuốn mỗi năm. Nhiều cuốn đã trở nên kinh điển đến nỗi người đọc cứ tưởng là của Nga tự tay viết.

Đọc tiếng Anh đối với tôi thì 'no problem'. Tuy nhiên nhớ lại hồi năm 1 trước khi đi thi thay vì ngồi học bài thì phải bò ra học vài trăm từ mới. Đấy là một sinh viên đã kinh qua 1 năm ngoại ngữ ở ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, Ielts 6.0, 1 năm college ở Úc. Thế mà còn 'lem nhem' thế thì mới thông cảm được khó khăn của các bạn ở VN tự học.
 
Vụ dịch này phải làm mạnh tay để gây tiếng vang kiểu 'Tạc đạc ở Sa Diện' mới hy vọng lay chuyển được bộ máy cũ kỹ của giáo dục nước nhà. Như có lần tôi đã nói, hồi xưa các nhà khoa học bên Nga tuy 'chuyên chính vô sản' hơn dân ta nhiều, nhưng vụ dịch sách Tây thì các bác ấy không có băn khoăn gì cả. Thậm chí còn có ban bệ hẵn hoi. Dịch hàng ngàn cuốn mỗi năm. Nhiều cuốn đã trở nên kinh điển đến nỗi người đọc cứ tưởng là của Nga tự tay viết.

Đọc tiếng Anh đối với tôi thì 'no problem'. Tuy nhiên nhớ lại hồi năm 1 trước khi đi thi thay vì ngồi học bài thì phải bò ra học vài trăm từ mới. Đấy là một sinh viên đã kinh qua 1 năm ngoại ngữ ở ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, Ielts 6.0, 1 năm college ở Úc. Thế mà còn 'lem nhem' thế thì mới thông cảm được khó khăn của các bạn ở VN tự học.

Nhắc đến mới nhớ. Chẳng là em có thú ham đọc kiếm hiệp. Đã biết đọc kiếm hiệp chắc hẳn phải biết đến nhanonquan.com

Bên đó giờ phong trào dịch kiếm hiệp rầm rộ phát sợ. Có cuốn bản tiếng Hán tác giả vừa viết xong, 1 tháng sau đã có bản tiếng việt. Tốc độ cập nhật phát sợ (giá mà sách khoa học được vậy nhỉ). Nhiều đồng chí bò đi học tiếng Hán chỉ để dịch kiếm hiệp. Báo đài đưa tin rầm rầm rộ rộ. Nào là giới trẻ không chỉ đọc mà còn biết dịch kiếm hiệp để đọc, nào là trào lưu tân kiếm hiệp nở rộ...... Các nhà xuất bản thì ôi thôi, săn lùng dịch giả, cho dù truyện đã được dịch và đưa lên online thì vẫn cứ in bán ầm ầm.

Tốc độ cập nhật còn phải kể đến các sách tin học, kinh tế (nhất là thị trường chứng khoán).

Ngẫm lại tình cảnh sách khoa học thì ôi thôi.....
 
Hình như ở Khoa Sinh, ĐH KHTN HN mấy năm trước và năm nay điểm đầu vào đều rất cao bác ạ. Năm nay CNSH là 26.5 thì phải.

Cũng kô có chuyện bỏ nhiều đâu. Chất lượng tân sinh viên của các khóa gần đây so với thời của bọn em (K44) thì hơn nhiều.

Ai làm việc ở trường mình biết chuyện này lên tiếng cái nhỉ!
Em là Sinh viên khóa 51 của trường đây. Không đến nỗi như anh Lương nói nhưng mà danh sách 80 người thì chỉ có 34 người học - 5 người vào lớp cử nhân tài năng thì còn 29 người. Năm nay thì không biết tình trạng thế nào vì em chuyển trường mất rùi.
 
Các bạn xem sách Sinh 11 và 12 của Tây nó viết như thế nào này:
http://read.freeduan.com/data/2007/0919/article_47885.htm
Theo tôi, sách viết kiểu Việt Nam càng khuyến khích người ta học gạo. Đối với tay học thuộc lòng cừ khôi thì chỉ cần khoảng 1-2 tháng có thể ngốn hết cuốn Sinh 11 hay 12 mà không cần phải hiểu nhiều lắm.
Cuốn Sinh của tụi nó khiến tôi choáng, nhưng ngẫm lại thấy họ làm đúng:
+ Sinh học hiện đại luôn là human-oriented, tức học là để phục vụ cho con người. Chính vì vậy miễn dịch, sinh lý giải phẫu người được đưa vào rất nhiều.
+ Sách tuy dày nhưng không nhất thiết phải học hết. Cuốn này đố tay nào học gạo mà gạo được hết
+ Kiến thức là kiến thức chứ không có kiểu cấp 3 thì học tổng hợp ADN một đằng mà lên đại học thì học tổng hợp DNA một nẻo.
 
Các bạn xem sách Sinh 11 và 12 của Tây nó viết như thế nào này:
http://read.freeduan.com/data/2007/0919/article_47885.htm
Theo tôi, sách viết kiểu Việt Nam càng khuyến khích người ta học gạo. Đối với tay học thuộc lòng cừ khôi thì chỉ cần khoảng 1-2 tháng có thể ngốn hết cuốn Sinh 11 hay 12 mà không cần phải hiểu nhiều lắm.
Cuốn Sinh của tụi nó khiến tôi choáng, nhưng ngẫm lại thấy họ làm đúng:
+ Sinh học hiện đại luôn là human-oriented, tức học là để phục vụ cho con người. Chính vì vậy miễn dịch, sinh lý giải phẫu người được đưa vào rất nhiều.
+ Sách tuy dày nhưng không nhất thiết phải học hết. Cuốn này đố tay nào học gạo mà gạo được hết
+ Kiến thức là kiến thức chứ không có kiểu cấp 3 thì học tổng hợp ADN một đằng mà lên đại học thì học tổng hợp DNA một nẻo.

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng hihi. Chưa nói môn sinh, đến Toán, Lý, Hóa cũng còn học gạo nữa là.

Nhớ câu nói của thầy giáo hồi xưa, đại ý là ở Việt Nam người ta đào tạo ra các thợ giải toán chứ không phải nhà toán học.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top