Học Sinh học

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Thật là cám cảnh cho người học Sinh, nhất là ở Việt Nam, nhất là ở các trường tỉnh lẻ, nhất lại là sinh viên CNSH hay Sinh học ở các trường ĐHKH.
Trong một xã hội đang chuyển đổi, trong khi nhà nước hô hào phát triển khoa học kỹ thuật thì thử xem những sinh viên ưu tú nhất vào đâu: Kinh tế, Y, Dược...v.v toàn là những ngành dịch vụ. Vậy lấy đâu ra những nhà khoa học xuất sắc đây???
Học Sinh học mà chỉ học lý thuyết chay, hoặc học những thứ không thể ra đời làm được thì liệu có đảm bảo các em học sinh phổ thông với định hướng kiếm tiền sẽ vào học ngành này hay không?
Nghe nói ở các Viện nghiên cứu nhiều người 'đói quá' cũng phải bò kiếm ăn ở ngoài. Lấy đâu ra sản phẩm nghiên cứu để giúp đời đây?
Chẳng lẽ cần câu cuối cùng chỉ là suất đi NCS nước ngoài, cải thiện chút bằng cấp và kinh tế?
Thở dài...!
 
Bác Lương tự dưng.... tâm trạng thế

Việc tất yếu há cần nói ra

Mỗi thời mỗi một đổi thay

Thời nay lại càng khó nói


Xưa có câu, phi thương bất phú

Nay thì... vẫn vậy mà thôi


Làm khoa học dẫu có say mê

Hiềm một nỗi tiền tiêu không có

Về nhà vợ mắng con kêu

Ra đường chẳng ai để ý


Ài... biết làm sao đây


Thôi thì bác cùng với em

Chờ giàu có rồi yêu khoa học :D....
 
"Đánh giá chất lượng giáo dục VN quá khác biệt thế giới"

(VietNamNet) - "Các trường ĐH VN tồn tại nghịch lý là uy tín của họ phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải đầu ra. Cách đánh giá chất lượng giảng viên và SV của VN có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Nhiều "tiêu chuẩn đạt được" của SV còn vắng bóng".

TS Peter J. Gray, Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tác giả trên 40 ấn phẩm về đánh giá chất lượng giáo dục cho biết như vậy trong câu chuyện với VietNamNet khi kết thúc khảo sát thực tế tại một số trường ĐH ở VN.


TS Peter Gray
Hiện tại, hầu hết các trường ĐH Việt Nam đang tuyển sinh theo mô hình chung cách thức tổ chức và sử dụng kết quả. Sắp tới, Bộ GD-ĐT Việt Nam có dự định sẽ bỏ kỳ thi ĐH. Theo ông, đâu là cách thức hiệu quả nhất để tuyển được những SV tốt nhất và phù hợp nhất với mục đích đào tạo của mình?

- Trong những buổi hội thảo của đoàn chuyên gia Mỹ tại VN, tôi nhận thấy đại diện các trường ĐH VN thảo luận rất nhiều về vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường, trong đó có tự chủ tài chính, tự chủ xây dựng chương trình và tự chủ tuyển sinh.

Vì vậy, nếu bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH trên toàn quốc, phải cho phép các trường tự chủ trong việc đưa ra tiêu chí và cách thức tuyển chọn SV.

Tiêu chí đầu vào này lại phải phụ thuộc vào đánh giá đầu ra, những phẩm chất cần có của SV. Các trường cũng nên mời những chuyên gia, những người thành đạt trong lĩnh vực mình đào tạo làm cố vấn xây dựng tiêu chí đầu vào.

Ở Mỹ, mỗi trường có cách thức tuyển sinh khác nhau. Có trường sử dụng kết quả học tập thời THPT nhưng cũng có trường tổ chức kỳ thi tuyển riêng. Điều đó phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng trường.

Là một chuyên gia đánh giá chất lượng giáo dục, sau khi tiếp xúc và làm việc với nhiều giảng viên (GV), SV VN, ông có đánh giá như thế nào về chất lượng của họ?

- Tôi nhận thấy SV VN rất năng nổ, nhiệt tình và có ý chí vươn lên. Nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường về phương pháp học tập tích cực. Lý do chính là SV phải học quá nhiều môn, thời lượng học trên lớp quá lớn, cơ sở vật chất của trường thiếu thốn...

Nhược điểm của SV VN nói chung là thiếu khả năng suy nghĩ độc lập, làm việc nhóm và xây dựng kế hoạch. Nhưng đây không phải lỗi của họ mà là lỗi của hệ thống giáo dục.

Các GV VN rất năng động và mong muốn được cống hiến nhưng họ lại được trả lương theo số giờ dạy chứ không phải trả lương theo vị trí như ở Mỹ. GV VN phải dạy quá nhiều giờ để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.

Còn một thực tế nữa là các giáo viên cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục nên không thể hướng dẫn cho SV phương pháp học tập tích cực. Bởi, chính bản thân những giáo viên đó cũng chưa được hưởng thụ phương pháp này.

"Đánh giá chất lượng của Việt Nam quá khác biệt thế giới"


Vậy theo ông, VN nên sử dụng những phương pháp nào để đánh giá chính xác chất lượng GV và SV?

- Cách đánh giá chất lượng giảng viên và SV của VN có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ, chúng tôi sử dụng rất nhiều hình thức đánh giá nhưng ở VN chủ yếu tập trung vào đánh giá cuối cùng. Vì thế, đôi khi GV và SV không biết phải nâng cao mặt nào trong quá trình giảng dạy, học tập.

Ở VN, SV chỉ có kỳ thi cuối kỳ mà ít khi có bài tập về nhà hoặc những dự án trong suốt quá trình học. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng GV phải dạy quá nhiều tiết và không có trợ giảng chấm bài giúp.

Còn GV thường được đánh giá theo các kỳ, vài tháng hoặc 1 năm mới có kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng GV.

Qua khảo sát ở một số trường ĐH của VN, chúng tôi nhận thấy các trường không có sự khuyến khích đối với GV trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích hay khả năng nghiên cứu.

Tôi nghĩ, các trường cần thiết lập chế độ thưởng theo thành tích, thưởng và ghi nhận các giáo viên có những cải tiến trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Ở Mỹ, GV được đánh giá thường xuyên bởi chính SV, đồng nghiệp, cấp trên và các tổ chức chuyên đánh giá chất lượng độc lập được mời từ bên ngoài trên các mặt như sự chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy và những đóng góp cho sự phát triển của khoa, trường.

Qua những lần đánh giá này, các GV không đảm bảo chất lượng sẽ được gửi đến những trung tâm phát triển và bồi dưỡng chất lượng giảng dạy và học tập để trau dồi thêm nghiệp vụ. Đồng thời, các trường cũng thường xuyên tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ GV.

Theo tôi, VN nên thành lập những Trung tâm về giảng dạy và học tập và Trung tâm đánh giá chất lượng trường để vừa làm nhiệm vụ đánh giá, vừa giúp đỡ các trường nâng cao chất lượng GV, SV.

"Nhiều phạm trù còn vắng bóng"

Theo một khảo sát mới đây, ở VN tồn tại một nghịch lý là uy tín của các trường phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải chất lượng đầu ra.Thưa ông, nghịch lý này nên khắc phục thế nào?

- Trước tiên, mỗi trường phải xác định được sứ mệnh, nhiệm vụ: đào tạo ra những SV như thế nào.

Ở Mỹ, chúng tôi xác định 4 phạm trù lớn bao gồm các yếu tố mà SV phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Đó là: kiến thức chuyên biệt cho từng ngành học, các kỹ năng suy nghĩ, kiến thức chung và nhân cách.

Mỗi phạm trù lại có những mảng khác nhau.

Kiến thức chung là khả năng giao tiếp, suy nghĩ phân tích và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thành thạo, kiến thức lịch sử, nhận thức về những vấn đề toàn cầu, trải nghiệm và đánh giá những nền văn hóa khác nhau... Đây là phạm trù tôi thấy còn vắng bóng tại các chương trình đạo tạo ở VN.

Trong kỹ năng suy nghĩ có khả năng ghi nhớ kiến thức, hiểu, sử dụng kiến thức trong những tình huống quen thuộc hoặc mới lạ, phân tích thông tin, tổng hợp và đánh giá thông tin.

Những yếu tố đầu ra về nhân cách cũng rất quan trọng bao gồm sự tự tin, trung thực, đạo đức, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc, tôn trọng người khác, khả năng làm việc nhóm cũng như tố chất lãnh đạo...

Tất nhiên, không có SV nào có thể đạt được tất cả những yếu tố trên. Mỗi khoa, mỗi trường cần xác định những yếu tố phù hợp trong 4 nhóm đó để xây dựng tiêu chí phẩm chất cần thiết đối với SV của mình.

Bên cạnh đó, các trường cũng cần có mối liên hệ mật thiết với các công ty bên ngoài để biết SV sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không.

Ở Mỹ, các trường đều có một trung tâm, thậm chí một khoa chỉ chuyên làm đầu mối liên lạc với các cựu SV. Qua những thông tin phản hồi gửi về từ các cựu SV này, nhà trường có thể đánh giá được chất lượng đầu ra của mình.

Xin cảm ơn ông!

*

Lan Hương
Theo(VietNamNet).
 
Thu nhập giảng viên trẻ: Bi kịch?

Bi kịch với các giảng viên trẻ là thu nhập không đủ sống, khiến chúng tôi phải làm thêm. Mà làm thêm thì không chuyên nghiệp” - một giảng viên trẻ bức xúc.

“Làm khoa học, làm giảng viên thực chất là phải có bi kịch. Nếu anh chưa đủ kiên nhẫn, chưa biết chấp nhận thực tại nghĩa là chưa đủ yêu nghề" - một giảng viên già thẳng thắn. Nhận lương mà thấy tủi thân (!)



Tốt nghiệp thạc sỹ tại Ấn Độ năm 2004, Nguyễn Quốc Anh về ĐHKHXH&NV Hà Nội làm giảng viên khoa Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ.

Hàng tháng, ngoài bậc lương theo hệ số của trình độ thạc sỹ, anh nhận tiền theo số giờ đứng lớp, với mức 8.500 đồng/giờ giảng. Trung bình, dạy 1 chuyên đề 3 trình nhận thu nhập vào khoảng 400-500 ngàn đồng.

“Hiện tại, lương và tổng cộng các khoản thu nhập ở trường của tôi được khoảng 1,5 triệu/tháng, trong khi trăm thứ phải chi tiêu: thuê nhà, điện nước, xe cộ, ăn ở, chưa tính đến các nhu cầu giải trí, học hỏi.... Nói thẳng là không thể đủ”.

“Như vậy, thu nhập từ nghề chưa thể duy trì được con người về mặt cơ học chứ chưa nói đến duy trì bộ não để làm việc. Nhiều lúc nhận lương mà thấy tủi thân” - Quốc Anh bức xúc.

Quốc Anh đương nhiên không phải là thành phần thiểu số trong đội ngũ giảng viên có nhận định này.

“Thà về tỉnh chứ không làm giảng viên" - Đó là câu chuyện của một nữ sinh viên bốn năm ĐH, năm nào cũng đạt danh hiệu SV giỏi, được tuyên dương thủ khoa. Nhưng khi ra trường, được đặt vấn đề “ở lại để xây dựng trường” thì cô giãy nảy lên: “Em không muốn làm giảng viên”.



Ngành học của cô không phải là dạng “hot”, và việc kiếm một công việc ở thành phố đúng chuyên nàgnh không phải là dễ. Cách lựa chọn của cô là: về tỉnh. Với danh hiệu thủ khoa, cô được nhận vào làm việc không qua thời gian hợp đồng, được nhận một lúc 30 triệu tiền đãi ngộ...



Nếu ở lại trường thì mức lương hơn tám trăm nghìn đồng, đi thuê nhà không đủ. Ngoi ngóp 3-4 năm mới được đi học cao học, mới được đứng lớp, bao nhiêu nhiệt huyết hết cả rồi, làm sao phát huy được...”.

Tại hội nghị cán bộ trẻ năm 2006 của ĐHQG Hà Nội, đề tài nóng nhất trong các phát biểu, đề xuất, kiến nghị vẫn là lương và thu nhập.

“Tất cả mọi người đều thừa nhận thu nhập của chúng ta là thấp. Tôi ở lại trường đến nay đã hết năm thứ 6 mà mỗi tháng nhận tổng cộng 1,7 triệu trả thẳng vào tài khoản. Vẫn phải kêu liên tục vì không cải thiện được gì. Ăn không đủ thì làm sao nói đến chuyện nghiên cứu khoa học”. Một nữ giảng viên thẳng thắn lên tiếng và nhận được sự tán thành của hội nghị.

Theo 1 cuộc điều tra ý kiến cán bộ, nhân viên của ĐHQG Hà Nội, mức thu nhập tối thiểu để các giảng viên trẻ tồn tại được là từ 2,5 - 3 triệu. Tuy nhiên, hiện tại, nếu tính tổng thu nhập, trường mới chỉ đáp ứng được với mức từ 1,5 - 2 triệu.

Làm thêm: Hy sinh tương lai cho hiện tại?


Thu nhập từ "nghiệp" không đủ sống, Quốc Anh đi làm thêm. Do mỗi tuần chỉ phải đi dạy 2 buổi và trực 2 buổi tại Khoa, thêm 4 buổi dạy hợp đồng cho khoa Quốc tế học, nên quỹ thời gian của anh tương đối dư dật.



“Làm thêm nghề tay trái hiện tại gần như là chuyện tất yếu với các giảng viên” - Nguyễn Duy Linh, giảng viên một trường ĐH khối kỹ thuật, khẳng định. Ngoài những giờ lên lớp, anh làm hợp đồng theo các dự án cho một công ty phần mềm ở vị trí developer, với thu nhập thêm gấp 3 lần khoản chính thức.

Nguyễn Chí Hưng, giáo viên trung học tại Australia, từng là giảng viên tại một trường ĐH lớn trong nước. Năm 1998, anh ở lại trường sau khi tốt nghiệp, nhận lương với hệ số 1,92 (khoảng hơn 200.000 đồng). Năm 2002, nhận học bổng thạc sỹ đi du học tại Australia để 1 năm sau trở lại khoa cũ làm việc, nhận lương thạc sỹ khoảng hơn 500.000 đồng.

“Trong xã hội nói chung, đã từ lâu, giới công chức đã quen với việc không phải chỉ sống bằng lương. Nhưng, đối với các giảng viên, bi kịch là đồng lương cơ bản của họ lại là thu nhập chính thức”.

Theo Hưng, khi giảng viên còn phải chia sẻ thời gian cho dịch thuật, dạy thêm, viết báo… dù là những công việc liên quan đến tri thức, nhưng vẫn mang tính chất “ăn xổi”, thì nhìn 1 cách sâu xa vẫn “lợi bất cập hại”.

“Nếu đã chấp nhận chọn nghề giảng viên thì phải nghiên cứu, phải đọc, phải tích luỹ. Làm thêm thì giải quyết được bài toán tăng thu nhập, nhưng sẽ không toàn tâm được cho nhiệm vụ chính của mình” - Quốc Anh trầm tư.

“Khát vọng các nhà khoa học có thể sống được bằng chuyên môn chưa thể có được trong đất nước này, khi mà nền phông chung của bản thân các trí thức lớn cũng chưa đạt đến tầm trung của khu vực” - thầy Nguyễn Hải Kế, chủ nhiệm khoa Sử, ĐHKHXH&NV Hà Nội thẳng thắn thừa nhận.

“Tôi vẫn nói với con gái, cũng là một giảng viên trẻ được giữ lại khoa, khi bố chọn nghề này là phải đặt những ham muốn vật chất sang một bên”...



“Làm khoa học, làm giảng viên thực chất là phải có bi kịch. Nếu anh chưa đủ kiên nhẫn, chưa biết chấp nhận thực tại nghĩa là chưa đủ yêu nghề. Khi mình chưa đủ yêu ai đó để hy sinh cho người ta thì tự trọng nhất là... nên bỏ đi!”, ông Kế bộc bạch.

Những lời giải khác nhau


Ông Nguyễn Hùng Vỹ, giảng viên lâu năm khoa Văn, ĐHKHXH&NV Hà Nội cười hóm hỉnh khi làm một phép so sánh.

“Khi tôi ở lại trường, thì thu nhập của tôi bằng 75% thu nhập của một người công tác cách tôi 20 năm và bằng một nửa thu nhập của những GS công tác từ năm 1956. Và tất cả đều rất nghèo, nhưng độ chênh không nhiều.

Nhưng bây giờ, một SV ở lại trường làm giảng viên thì thu nhập chỉ bằng 25% của tôi, một người công tác 30 năm.

Ngày xưa, chúng tôi còn được tiêu chuẩn phân nhà, dành cho cán bộ. Hiện tại, cứ tự thân vận động mà nhà đất thì đắt đỏ. Ngẫm ra, các giảng viên trẻ bây giờ, ở 1 khía cạnh nào đó, còn vất vả hơn”.

ĐH Bách Khoa Hà Nội hiện tại có đội ngũ giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm tỷ lệ lớn (53%). TS Nguyễn Cảnh Lương, hiệu phó nhà trường cho biết, trường cố gắng tạo điều kiện nâng cao thu nhập từ các hoạt động: giờ giảng vượt định mức, dạy tại chức, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các đề tài, dự án.

“Mặc dù vậy, đời sống của giáo viên nói chung và cán bộ trẻ nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn” – ông nhận xét.

Trường ĐH Ngoại thương, một trường “danh giá” và có khả năng thu hút giảng viên, mức lương thử việc 3 tháng đầu được tính 400 nghìn đồng, một năm tập sự chỉ được 85% lương theo quy định của Nhà nước nhưng nhân hệ số 2 theo “cơ chế” của trường.



PGSTS. Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng: Trường ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên. “10 năm qua, chúng tôi không xây hạng mục gì mới trừ một cái nhà ăn cho sinh viên.”



Thế nhưng, thu nhập của giảng viên chỉ có thể được điều tiết thông qua giảng dạy. Trường ĐH Ngoại thương áp dụng chi trả 8.000 đồng cho một giờ lên lớp. Với giảng viên chính, số tiền này là 35.000 đồng. Giáo viên trẻ các trường này muốn đủ sống thì cứ việc “cày cuốc”, quay vòng trong các lớp giảng dạy.

Ở ĐH Thương mại, thu nhập của giáo viên lại khá "xông xênh" do số giờ đứng lớp của giảng viên rất cao, mà giảng viên trẻ được coi là chủ lực. “Lớp rất nhiều, nên nhiều giảng viên đi dạy suốt mà không hết việc” - hiệu trưởng Nguyễn Bách Khoa thổ lộ.

GS Nguyễn Hữu Đức, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội cũng thừa nhận thực tế: "Ở các trường ĐH hiện nay, lương thấp là yếu tố thiếu hấp dẫn các bạn trẻ. Ở ĐH Công nghệ, nói thật là cũng không thể tăng lương cho cán bộ trẻ, vì những người già sẽ so sánh".

Một trong những cách trường thu hút người trẻ giỏi là đảm bảo cán bộ trẻ về sẽ có đề tài NCKH ngay. Hiện tại, lương khởi điểm của Tiến sỹ ở trường là hệ số 3, nhân mức lương tối thiểu 450.000, cộng 25% bổ sung là khoảng 1,7 triệu. Trong khi đó, nếu có 1 đề tài cỡ vài chục triệu thì nguồn thu nhập sẽ khá hơn hẳn.

Nhưng, con số trường ĐH năng động triển khai hướng này chưa nhiều. Và, thực trạng thu nhập giảng viên thấp vẫn là trở ngại lớn khi các trường tìm cách thu hút người giỏi về làm việc .

*
Hoàng Lê - Duy Hải(theo Vietnamnet)
 
Đấy là "chuyện đau lòng có thực": ở một ĐH X, ngành CNSH lấy 23,5 đ có tới 80 em đậu. Nhưng hóa ra chỉ có 9 em là có nguyện vọng học còn các em còn lại là 'thi chơi cho vui' và đã theo nguyện vọng 1 ở khối khác.
Theo tôi được biết ngành Sinh ở các ĐHKH đều phải lấy tới điểm sàn (16 đ) mới đủ số.
Theo các bạn, có đáng buồn không?
 
Đấy là "chuyện đau lòng có thực": ở một ĐH X, ngành CNSH lấy 23,5 đ có tới 80 em đậu. Nhưng hóa ra chỉ có 9 em là có nguyện vọng học còn các em còn lại là 'thi chơi cho vui' và đã theo nguyện vọng 1 ở khối khác.
Theo tôi được biết ngành Sinh ở các ĐHKH đều phải lấy tới điểm sàn (16 đ) mới đủ số.
Theo các bạn, có đáng buồn không?

Nỗi buồn của ngành này lại là niềm vui của ngành khác hehe.....
 
Hình như ở Khoa Sinh, ĐH KHTN HN mấy năm trước và năm nay điểm đầu vào đều rất cao bác ạ. Năm nay CNSH là 26.5 thì phải.

Cũng kô có chuyện bỏ nhiều đâu. Chất lượng tân sinh viên của các khóa gần đây so với thời của bọn em (K44) thì hơn nhiều.

Ai làm việc ở trường mình biết chuyện này lên tiếng cái nhỉ!
 
Xin chào
Bàn luận một vấn đề "nhạy cảm" với 1 tên thật thì...hơi ngại đấy....nếu cho vào mục "thử diễn đàn" thì sẽ thoải mái tranh luận hơn....Tôi cũng như các bạn...bức xúc lắm....khà khà...khà khà.
Đơn giản là việc Bộ KHCN trả lại số tiền 125 Tỷ. Có tiền trả lại chính phủ, về mặt nào đó là rất tốt. Tuy nhiên: tại sao không cấp nhiều tiền hơn cho các đề tài mà Bộ KHCN đã xem xét là đúng ngừoi, đúng việc??? Các đề tài có nhiều tiền hơn thì mới trả lương cao hơn cho nhà khoa học được. Chừng nào các nhà Khoa học mới có thể Sống được với nghề của mình???? Xin thưa với các bạn, cái thời bao cấp đã qua, cái thời mọi người luôn hô hào "chay" đã qua. Có thực mới vực được đạo. ....hic..
Muốn nói nhiều, nhưng thôi vậy....... Đợi đến thế hệ của chúng ta lên làm lãnh đạo...khà khà...khà...khà





Thứ Ba, 18/09/2007, 13:42

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN):
Trả lại ngân sách 125 tỷ đồng: Không hiệu quả, không chi
Bộ KH&CN cho biết, đã trả lại ngân sách Nhà nước 125 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học! Thà trả lại tiền, còn hơn chi mà không hiệu quả... Thứ trưởng Bộ KH&CN trả lời phỏng vấn của phóng viên.
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=40 align=right border=0><TBODY><TR><TD>
ImageView.aspx
</TD></TR><TR><TD>Ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính: Nhà khoa học chưa bắt kịp với nhu cầu đổi mới hiện nay... Không thể cấp kinh phí cho những nghiên cứu không đạt chất lượng.
Ảnh: VietnamNet.
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Giới khoa học vẫn kêu thiếu tiền nghiên cứu khoa học, trong khi đó có thông tin về việc Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN) thừa 170 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học phải trả lại Nhà nước đã gây xôn xao dư luận...
Hai quan chức Bộ KH&CN là Thứ trưởng Lê Đình Tiến và ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính đã dành cho phóng viên buổi gặp và trao đổi xoay quanh vấn đề trên.
Trong buổi trao đổi, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã ủy quyền cho ông Nguyễn Trọng Thụ chính thức trả lời phỏng vấn của phóng viên và cùng dự để giải thích thêm những vấn đề có liên quan.
Trả lại ngân sách Nhà nước 125 tỷ đồng, không phải 170 tỷ đồng
- PV: Từ nhiều năm nay, giới khoa học vẫn kêu ca thiếu tiền triển khai đề tài nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống... Trong khi đó, có tin Bộ KH-CN đã trả lại ngân sách 170 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính: Đúng là có chuyện này nhưng con số chính xác không phải là 170 tỷ đồng mà là 125 tỷ đồng.
Trên thực tế thì kinh phí dành cho KH&CN hiện nay vẫn còn hạn chế so với nhiều nước khác (Ví dụ, đầu tư hằng năm cho KH&CN của Hàn Quốc chiếm 4-4,5% GDP, của Trung Quốc chiếm 1,5 % GDP).
Tuy nhiên, trong tình hình đất nước còn nhiều khó khăn nhưng hằng năm, Đảng và Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ thích đáng đầu tư cho KH&CN, đây là một sự cố gắng rất lớn. Vì vậy, vấn đề chưa phải là kinh phí nhiều hay ít mà là hãy sử dụng có hiệu quả số kinh phí hiện có dành cho KH&CN.
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=7 width=254 align=left bgColor=#e8eefa border=0><TBODY><TR><TD>TS Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KH&CN:
Kiên quyết nói không với đề tài không chất lượng
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=40 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
ImageView.aspx
</TD></TR><TR><TD class=tLegend>Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến</TD></TR></TBODY></TABLE>
"Bộ KH&CN và Bộ Tài chính đã thống nhất quan điểm: không thể vì bất cứ lý do gì mà thông qua một đề tài, nhiệm vụ không đạt chất lượng. Không thể cố giải ngân, cố tiêu tiền Nhà nước.
Có thể, tiền vẫn còn thừa, nhà khoa học vẫn kêu thiếu nhưng nên thẳng thắn như vậy để tiền đầu tư có hiệu quả cho những ai làm được việc.
Đây sẽ là tiền lệ tốt để bản thân các nhà khoa học nếu thấy mình không đủ năng lực, không nên nhận đề tài".
</TD></TR></TBODY></TABLE>
- Là nhà quản lý, hẳn ông rõ hơn ai hết nếu không có tiền đầu tư, các nhà khoa học không thể triển khai đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là những đề tài mang tính ứng dụng cao. Có nghịch lý không khi nhiều đề tài vẫn chờ ngân sách rót vốn trong khi tiền thì “treo lơ lửng”, không được giải ngân?
- Cần phải nói cho rõ: Việc trả lại tiền cho ngân sách Nhà nước đã được Bộ KH&CN trao đổi rất kỹ và thống nhất với Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, trong đó có các đại biểu Quốc hội.
Có hai lý do trả lại tiền là:
Một là, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã và đang xây dựng một hệ thống đồng bộ khung pháp l‎ý cho hoạt động KH&CN, bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác để thực hiện quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN giai đoạn 2006-2010, trong đó có các nội dung đổi mới về cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN như:
Phương thức xác định nhiệm vụ, tuyển chọn đề tài, dự án KH&CN, đánh giá kết quả nghiên cứu; đổi mới cơ chế quản l‎‎ý và hoạt động của các tổ chức KH&CN; đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN; đổi mới cơ chế quản l‎ý nhân lực KH&CN; phát triển thị trường công nghệ; đổi mới về cơ chế hoạt động của bộ máy quản l‎ý Nhà nước và KH&CN.
Phương thức xác định nhiệm vụ, tuyển chọn đề tài, dự án KH&CN theo cơ chế mới đòi hỏi các nhiệm vụ này phải bảo đảm giải quyết được những vấn đề KH&CN cấp thiết để có tác động vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giải quyết được những vấn đề KH&CN của Việt Nam và tiếp cận được trình độ quốc tế, bảo đảm chất lượng để tránh rủi ro khi áp dụng vào sản xuất.
Đây thực sự là những yêu cầu rất mới mà nhiều nhà khoa học chưa theo kịp để tư vấn cho Bộ KH&CN những nhiệm vụ KH&CN đích thực, đúng tầm quốc gia để có thể giao nhiệm vụ đó đúng người, đúng việc, chấn chỉnh tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, làm phân tán nguồn lực và kém hiệu quả như trước đây.
Hai là, trong năm 2006-2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho một số bộ, ngành một số chương trình KH&CN cấp Nhà nước, đồng thời giao cho các bộ, ngành này xây dựng cơ chế quản lý chương trình, cơ chế tài chính để bảo đảm thực hiện.
Đến nay, các công việc này vẫn chưa hoàn tất và như vậy khi chưa có cơ chế thì các bộ, ngành này chưa thể phê duyệt các nhiệm vụ của chương trình.
Tuy nhiên, việc bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình này trong năm 2007 đã được dự kiến từ năm 2006. Nhưng Luật Ngân sách hay cơ chế tài chính hiện hành không cho phép dùng kinh phí đã dự kiến năm 2007 cho các chương trình này để thực hiện các nhiệm vụ khác nên kinh phí sẽ thừa ra.
Như vậy, kinh phí đã dự kiến năm 2007 để thực hiện các nội dung công việc nói trên nhưng do chưa có nhiệm vụ sẵn sàng nên Bộ KH&CN thấy có trách nhiệm và kiên quyết không cho chi và trả lại ngân sách để Nhà nước sử dụng cho các nhiệm vụ cấp thiết khác. Việc này chỉ xảy ra đối với năm 2007, từ năm 2008 trở đi tình trạng này chắc chắn sẽ không lặp lại.
Nói là yếu thì chưa đúng nhưng nhà khoa học chưa bắt nhịp yêu cầu đổi mới...
- Theo giải thích của ông, có nghĩa là hiện nay, việc tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện với các yêu cầu cao hơn, nghiêm khắc hơn so với trước đây?
- Phải nói là đã có bước đổi mới về chất, đổi mới thực sự cả về nhận thức lẫn thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Với tiêu chí lấy hiệu quả hoạt động KH&CN làm thước đo, Bộ KH&CN đã xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng để bảo đảm chất lượng của việc xác định nhiệm vụ KH&CN.
Các đề bài được đặt hàng rõ ràng theo một quy trình chặt chẽ để có thể tuyển chọn các nhiệm vụ KH&CN một cách công khai, minh bạch, dân chủ. Có thể khẳng định rằng đại đa số nhà khoa học ủng hộ cách làm này và tham gia rất tích cực vào quá trình đánh giá đầu vào.
Để bảo đảm chất lượng, Bộ KH&CN yêu cầu cơ cấu của các nhiệm vụ KH&CN rất cụ thể. Ví dụ, cơ cấu của các chương trình KH&CN cấp Nhà nước quy định:
Mỗi chương trình phải có 50% nhiệm vụ là nghiên cứu tìm kiếm công nghệ ở quy mô phòng thí nghiệm, 30% nhiệm vụ tiến đến có thể sản xuất thử nghiệm trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ ở trong phòng thí nghiệm, 20% nhiệm vụ còn lại phải được thương mại hóa.
Từ những đề xuất của các nhà khoa học, của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý ngành, Bộ KH&CN thành lập các hội đồng KH&CN cấp Nhà nước để xác định nhiệm vụ, công bố tuyển chọn, trong đó có yêu cầu về mục tiêu, nội dung, sản phẩm cần đạt với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và địa chỉ áp dụng.
Như vậy, không phải nhiệm vụ đề xuất nào cũng được thông qua, thường chỉ có dưới 10% được thông qua. Ví dụ, năm 2006, Bộ KH&CN nhận được 1.200 nhiệm vụ đề xuất từ các nguồn nhưng Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước đã tư vấn cho Bộ trưởng Bộ KH&CN chỉ đề nghị phê duyệt 80 nhiệm vụ, tương đương khoảng 7%.
- Theo như đánh giá của ông, “đầu vào” rất chặt chẽ... hẳn “đầu ra” sẽ là các kết quả nghiên cứu có tính khả thi cao giải được các bài toán kinh tế xã hội do nhu cầu cuộc sống đặt ra?
Tất cả những yêu cầu đầu vào đều được dựa trên hệ thống các tiêu chí rất cụ thể. Như đã nói ở trên, Bộ KH&CN không tự mình ra đầu bài mà phải có ý kiến tư vấn của các nhà khoa học đầu ngành, các nhà quản lý và nhà doanh nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan để bảo đảm tính khả thi cao của các nhiệm vụ được lựa chọn.
- Nói nhà khoa học rất yếu là chưa đúng nhưng ở góc độ nào đó thì là chưa bắt nhịp được với yêu cầu cao về đổi mới hiện nay...
- Như vậy, có thể khẳng định đầu bài đặt là chuẩn nhưng lý do gì mà tiền đầu tư lại không thể rót vào đó, thưa ông?
- Theo yêu cầu đổi mới đặt ra, quan điểm nhất quán của Bộ KH&CN là: Nếu không chọn được nhiệm vụ KH&CN theo đúng tiêu chí thì dứt khoát không phê duyệt kinh phí để thực hiện.
Chính sự kiên quyết này đã cho thấy nhiều nhà khoa học chưa quen với cách làm mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cũng như chưa theo kịp cơ chế mới để thích ứng với nhu cầu của xã hội.
- Ông có thể nói rõ hơn về cái gọi là không đáp ứng này. Có phải năng lực KH&CN của các nhà khoa học rất yếu kém?
- Nói là rất yếu thì chưa đúng vì nhiều nhà khoa học của chúng ta đã làm được những việc có giá trị, hiệu quả lớn trong nhiều lĩnh vực nhưng ở một góc nhìn khác thì còn yếu ở một số lĩnh vực. Họ chưa bắt nhịp được với yêu cầu cao của sự đổi mới với những đòi hỏi mới.
Xin nói thêm một điều, đó là từ các ý tưởng khoa học đến sự thành công của việc ứng dụng trong sản xuất ngay ở các nước tiên tiến cũng chỉ đạt khoảng 20-30% thì ở Việt Nam ước tính khoảng dưới 10% có lẽ là con số chấp nhận được.
- Thưa ông, theo như những gì ông nói thì có một vấn đề nảy sinh: Để phát triển kinh tế xã hội, yếu tố KH&CN không thể bỏ qua. Thế nhưng, trong bối cảnh các nhà khoa học trong nước chưa có đủ trình độ giải bài toán công nghệ mà Nhà nước đặt hàng, vậy ai sẽ là người giải bài toán này? Đã khi nào bộ tính đến giải pháp mua công nghệ, hoặc thuê các nhà khoa học nước ngoài?
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, trong một số năm tới, chúng ta vẫn phải nhập công nghệ là chính nhưng phải có sự kết hợp hài hòa với công tác nghiên cứu - phát triển ở trong nước để làm chủ, thích nghi và cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện của nước ta.
Tiến tới, chúng ta sẽ nâng cao tỷ trọng sáng tạo công nghệ của chính mình, từng bước đuổi kịp trình độ KH&CN thế giới. Nếu không làm như vậy thì lực lượng KH&CN của chúng ta không thể nhanh chóng trưởng thành. Hiện nay Bộ KH&CN đang xây dựng chính sách nhập công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm nay.
- Xin cảm ơn ông!
 
Ấy, xin nỗi các bạn Hà Lội vì tội vơ đũa cả nắm. Nếu đúng là lấy 26,5 đ thì cũng vẻ vang đấy nhỉ. Đâu có kém Y bao nhiêu đâu.

Nhưng mà tôi không đồng ý chuyện giả lại tiền cho nhà nước đâu. Nghe những vụ kiểu này và những vụ Công ty bảo hiểm Y tế thặng dư vài nghìn tỉ đồng trong khi thực tế con dân có sổ bảo hiểm đến bệnh viện bị phân biệt đối xử là biết ngay cùng vở tuồng cả.

"Đây sẽ là tiền lệ tốt để bản thân các nhà khoa học nếu thấy mình không đủ năng lực, không nên nhận đề tài". Cái câu này nói như kiểu rất tâm huyết, nhưng hóa ra lại vụng. Các bác trên Bộ chẳng lẽ không biết một khi đã "lỡ" lên hàng sư sĩ mà không có đề tài đề án thì còn 'mặt mũi nào đứng trong gầm trời' nữa? Vậy thì tại sao lại không nhận nhỉ? Mà lỗi là ở người duyệt không đánh giá được đề tài có đáng được duyệt hay không chứ đâu phải tại người nộp xin đề tài nhỉ?

Tiện cũng nhắc bác Hưng: bác chưa bao giờ đi dạy nên bác không biết. Với một "lão sư" thì có được đệ tử giỏi là niềm an ủi lớn nhất trong đời đấy.

Bác Hải có gì phải ái ngại nhỉ? Chẳng lẽ một chút 'mở lòng' trên diễn đàn mà cũng phải 'nhìn trước ngó sau' hay sao???
 
Có một vấn đề là dường đầu vào quan trọng hơn đầu ra. Bằng chứng đã được tổng kết ở nhiều nơi, chỉ xin nhắc lại

- Chất lượng các trường Đại học được đánh giá qua đầu vào (điểm tuyển sinh), trong khi sinh viên thì thường tốt nghiệp hết.

- Các đề tài được xét duyệt vô cùng cẩn thận, trải qua rất nhiều khâu, rất nhiều chuyên gia đánh giá nhưng đề tài nào cũng được nghiệm thu thành công??.

- Có rất nhiều đề tài được duyệt, được nghiệm thu thành công nhưng có bao nhiêu đề tài được triển khai thực tiễn? Trong các đề tài triển khai thực tiễn, tỉ lệ thành công là bao nhiêu?

- Một điểm rất hay là khi bạn apply đề tài với kinh phí A. Sau đó ban xét duyệt không đồng ý mà chỉ duyệt với kinh phí <A thì hầu như chủ nhiệm đề tài đều đồng ý cho dù biết rõ kinh phí <A này không thể đủ để tiến hành một đề tài chất lượng???

- Cảm ơn bác Lương nhắc nhở, thiết nghĩ điều này ai cũng biết và đồng tình cả.

Nhiều điều để nói nhỉ
 
Những áp chế của y học đối với sinh học.
Dễ thấy là y học= giải phẫu +nghiên cứu, sinh học = nghiên cứu
sinh học có thực vật thì y dược có dược bào chế, hơn sinh học ở chỗ có dược cổ truyền
Sinh học bao quát tất cả các cấp độ sống, y học thường giới hạn ở người. Mặc dầu vậy, giải Nobel trao cho nghiên cứu về sinh lý học, giải Kavli trao cho nghiên cứu neucroscience; sinh lý học dường như nghiêng hẳn về sinh lý học người.
Các học bổng ngành sinh dễ kiếm hơn nhưng học bổng ngành y kiếm được lại dễ vào princeton, harvard, yale,... hơn.
 
Bác Hải có gì phải ái ngại nhỉ? Chẳng lẽ một chút 'mở lòng' trên diễn đàn mà cũng phải 'nhìn trước ngó sau' hay sao???

hic
Trong thời buổi vật đổi sao dời, Càn khôn luân chuyển thì hạn chế "ra đường" nhiều. Chẳng may mà gặp bạn "phong" quật cho một nhát thì ỐM. Hôm nào về VN, làm 1 cái offline. anh em ta lại có thể thảo luận "quên sầu", thỏa lòng sức trai.
Xin tặng các bạn bài Trí làm trai của Nguyễn Công trứ. (văn học lớp 9 - thời của tôi đi học)
Chí làm trai là phải đông tây (câu này kô thuộc lắm)
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thang cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Lưng lơ ......thơ túi....... rượu bầu.

khà khà...say rồi.
Hay là anh em mình tổ chức 1 cuộc thi: Nếu tôi là Bộ trưởng bộ KHCN nhỉ..... Cùng nhau hiến kế ...... (đơn giản là tập trung vào phân tích tình hình của VN, và đề ra các định hướng phát triển trong giai đoạn 2008-2020. Nên tập trung vào các hướng mũi nhọn nào, lộ trình thực hiện như thế nào?......
Theo tôi được biết, từ năm 2005, Bộ KHCN đã trưng cầu ý kiến về định hướng phát triển KHCN đến 2020. Ai có bản định hướng này ko?
Hoặc đơn giản, mỗi người với chuyên ngành riêng, sẽ viết về định hướng phát triển của chuyên ngành mình trong tương lai...khả năng bắt kịp với trình độ của thế giới..... Sau đó tổng kết lại, và viết thành 1 bản hoàn chỉnh về các MŨI NHỌN SINH HỌC của VN đến 2020...Biết đâu, việc làm nhỏ của tập thể SHVN.com lại được các Bác Sư Bộ đặt lên bàn hội nghị...hì hì hì
khà....khà...ý tưởng của mình có điên rồ kô nhỉ? ơkơra........
Thay vì bàn những việc hiển nhiên (cho đến thời điểm này) thì ta nên làm một luồng gió nhẹ, mát mẻ trong mùa hè oi ả....có ý nghĩa hơn nhiều.
Ví dụ: từ đây đến cuối năm. Tôi có thể viết định hướng về sự phát triển Công nghệ Tảo biển ở VN.
mỗi người 1 tay nào........
 
+ Một vị Gs DH Yale nói định hướng phát triển sinh học trong tương lai là sự kết hợp chặt chẽ giữa tiếng Anh, tin học và sinh học.
+Gấp rút xây dựng thư viện số để có quyền access vào ISI.
+Ý kiến riêng: tăng cường chất lượng bài nghiên cứu sao cho hễ đừng đọc bài nghiên cứu SH của VN là chỉ có mỗi cái sản phẩm PCR.
+....

Mời mọi người.
 
Chí làm trai là phải đông tây (câu này kô thuộc lắm)

Hehe, câu đúng là

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây


Hay là anh em mình tổ chức 1 cuộc thi: Nếu tôi là Bộ trưởng bộ KHCN nhỉ..... Cùng nhau hiến kế ...... (đơn giản là tập trung vào phân tích tình hình của VN, và đề ra các định hướng phát triển trong giai đoạn 2008-2020. Nên tập trung vào các hướng mũi nhọn nào, lộ trình thực hiện như thế nào?......
Theo tôi được biết, từ năm 2005, Bộ KHCN đã trưng cầu ý kiến về định hướng phát triển KHCN đến 2020. Ai có bản định hướng này ko?
Hoặc đơn giản, mỗi người với chuyên ngành riêng, sẽ viết về định hướng phát triển của chuyên ngành mình trong tương lai...khả năng bắt kịp với trình độ của thế giới..... Sau đó tổng kết lại, và viết thành 1 bản hoàn chỉnh về các MŨI NHỌN SINH HỌC của VN đến 2020...Biết đâu, việc làm nhỏ của tập thể SHVN.com lại được các Bác Sư Bộ đặt lên bàn hội nghị...hì hì hì
khà....khà...ý tưởng của mình có điên rồ kô nhỉ? ơkơra........
Thay vì bàn những việc hiển nhiên (cho đến thời điểm này) thì ta nên làm một luồng gió nhẹ, mát mẻ trong mùa hè oi ả....có ý nghĩa hơn nhiều.
Ví dụ: từ đây đến cuối năm. Tôi có thể viết định hướng về sự phát triển Công nghệ Tảo biển ở VN.
mỗi người 1 tay nào........

Bác có chí lớn thì mời bác viết. Em thì cho em xin. Giờ em chỉ lo sao cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày là tốt lắm rồi.
 
Nói vậy thôi, chứ tôi thấy mình đi theo khoa học cũng hợp lẽ lắm.
Lấy bản thân mà nói, tôi cũng đã từng qua Y, Nha, Sinh đủ cả.
Học Y học Luật nói thực là 'vô nhân đạo'. Hồi xưa bà giáo Tây hỏi mày sẽ làm gì? Tôi bảo tôi làm nghề Y, nhưng chỉ đi dạy thôi. Làm Bác sĩ Luật sư cứ chăm chăm kiếm tiền thì đạo đức nghề nghiệp còn đâu nữa chứ. Mà chẳng phải làm nghề đấy mình giàu lên thì thiên hạ nhiều người khổ sao???
Sinh viên Y thường có ưu điểm là 'cày trâu khủng khiếp'. Nhiều đứa bạn lớp cũ tôi lúc nào cũng than 'When will I have enough time to finish the homework?" Nhưng nhược điểm là: an phận, không tìm tòi đào sâu, không hỏi cắc cớ, và nhất là 'không lên mạng tào lao' (lấy thời gian đâu nữa). Sinh viên ngành khoa học thì tuyềnh toàng hơn, nhưng rất 'bướng', hay hỏi 'cắc cớ', đọc rộng và nhất là 'lên diễn đàn tào lao xịt bụp' nhiều (chắc vì rỗi hơi quá mà).

Theo tôi, để nuôi sống được trường Khoa học, nên có sự liên thông giữa Sinh-Y. Sinh viên khoa học có thể học các môn liên quan đến Y và sau 3 năm cơ bản/cơ sở có thể học lên Y-Nha-Dược (giống bên Mỹ). Có như vậy thì đầu vào ngành Sinh mới khá lên được. Và biết đâu trong 3 năm đó lại chẳng có em nào 'fall in love' với môn Sinh và quyết định ở lại?
 
Sinh viên Y thường có ưu điểm là 'cày trâu khủng khiếp'. Nhiều đứa bạn lớp cũ tôi lúc nào cũng than 'When will I have enough time to finish the homework?" Nhưng nhược điểm là: an phận, không tìm tòi đào sâu, không hỏi cắc cớ, và nhất là 'không lên mạng tào lao' (lấy thời gian đâu nữa). Sinh viên ngành khoa học thì tuyềnh toàng hơn, nhưng rất 'bướng', hay hỏi 'cắc cớ', đọc rộng và nhất là 'lên diễn đàn tào lao xịt bụp' nhiều (chắc vì rỗi hơi quá mà).

Chí lý, chí lý. Mà mấy ông Y cày trâu cũng đúng thôi, ra trường cái cho thuê bằng cũng đã kiếm bộn tiền :D.

Theo tôi, để nuôi sống được trường Khoa học, nên có sự liên thông giữa Sinh-Y. Sinh viên khoa học có thể học các môn liên quan đến Y và sau 3 năm cơ bản/cơ sở có thể học lên Y-Nha-Dược (giống bên Mỹ). Có như vậy thì đầu vào ngành Sinh mới khá lên được. Và biết đâu trong 3 năm đó lại chẳng có em nào 'fall in love' với môn Sinh và quyết định ở lại?

Chí lý chí lý chí lý.....

Y sinh hiện đang là mốt mà, không chỉ ở VN.
 
hic
Trong thời buổi vật đổi sao dời, Càn khôn luân chuyển thì hạn chế "ra đường" nhiều. Chẳng may mà gặp bạn "phong" quật cho một nhát thì ỐM. Hôm nào về VN, làm 1 cái offline. anh em ta lại có thể thảo luận "quên sầu", thỏa lòng sức trai.
Xin tặng các bạn bài Trí làm trai của Nguyễn Công trứ. (văn học lớp 9 - thời của tôi đi học)
Chí làm trai là phải đông tây (câu này kô thuộc lắm)
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thang cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Lưng lơ ......thơ túi....... rượu bầu.

khà khà...say rồi.
Hay là anh em mình tổ chức 1 cuộc thi: Nếu tôi là Bộ trưởng bộ KHCN nhỉ..... Cùng nhau hiến kế ...... (đơn giản là tập trung vào phân tích tình hình của VN, và đề ra các định hướng phát triển trong giai đoạn 2008-2020. Nên tập trung vào các hướng mũi nhọn nào, lộ trình thực hiện như thế nào?......
Theo tôi được biết, từ năm 2005, Bộ KHCN đã trưng cầu ý kiến về định hướng phát triển KHCN đến 2020. Ai có bản định hướng này ko?
Hoặc đơn giản, mỗi người với chuyên ngành riêng, sẽ viết về định hướng phát triển của chuyên ngành mình trong tương lai...khả năng bắt kịp với trình độ của thế giới..... Sau đó tổng kết lại, và viết thành 1 bản hoàn chỉnh về các MŨI NHỌN SINH HỌC của VN đến 2020...Biết đâu, việc làm nhỏ của tập thể SHVN.com lại được các Bác Sư Bộ đặt lên bàn hội nghị...hì hì hì
khà....khà...ý tưởng của mình có điên rồ kô nhỉ? ơkơra........
Thay vì bàn những việc hiển nhiên (cho đến thời điểm này) thì ta nên làm một luồng gió nhẹ, mát mẻ trong mùa hè oi ả....có ý nghĩa hơn nhiều.
Ví dụ: từ đây đến cuối năm. Tôi có thể viết định hướng về sự phát triển Công nghệ Tảo biển ở VN.
mỗi người 1 tay nào........

--> ủng hộ 2 tay ý kiến của bác Hải.
Các bác khi nào chán, muốn có thêm cảm hứng, thì cứ làm như bác Hải, hiến kế cho chuyên ngành riêng. Post lên SHVN cho anh,em được tham khảo và tham gia với.
Nếu bác nào thấy ngại khi viết tên thật thì post vào mục thử diến đàn nhé.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top