Về việc đăng kí học vị của thành viên

Lê Đoàn Thanh Lâm

Senior Member
Chào các bạn,
Hiện nay tôi đang set lại danh sách thành viên của diễn đàn SHVN. Các bạn nào trước đây đăng kí chức danh cũ (sinh viên, học sinh phổ thông...), nay đã công thành danh toại, được đề bạt phong chức lên Kỹ sư,Tiến sĩ, PhD... muốn đổi lại tên chức danh cho nick name của mình thì xin post bài tại đây. Nhờ các bạn ghi rõ chức danh cũ và mới để tiện thay đổi.
 
Ban quản trị làm ơn sửa tôi lại thành "học viên cao học".

Lúc đăng ký tôi có ghi rõ là sinh viên cao học (để đạt trình độ thạc sĩ) chứ chưa phải là thạc sĩ, không biết vì sao tôi được "ưu ái" đưa lên thạc sĩ.

Xin cảm ơn các anh chị!
 
EM vừa mới báo cáo tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi vậy là tân cử nhân rồi chứ ha!!!
Chức dang cũ: sinh viên
mới: Cử nhân
 
Chào các bạn,
Hiện nay tôi đang set lại danh sách thành viên của diễn đàn SHVN. Các bạn nào trước đây đăng kí chức danh cũ (sinh viên, học sinh phổ thông...), nay đã công thành danh toại, được đề bạt phong chức lên Kỹ sư,Tiến sĩ, PhD... muốn đổi lại tên chức danh cho nick name của mình thì xin post bài tại đây. Nhờ các bạn ghi rõ chức danh cũ và mới để tiện thay đổi.
Không phải chức danh mà là học vị. Việc tốt nghiệp kỹ sư, tiến sỹ là kết thúc 1 cấp độ học tập chứ không phải là đề bạt phong chức. Hic

Học vị là văn bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định. Từ thấp lên cao, học vị gồm:

Tú tài: Tốt nghiệp Trung học Phổ thông
Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Dược sĩ,..: Tốt nghiệp Đại học
Thạc sĩ: Tốt nghiệp Cao học.
Tiến sĩ: Tốt nghiệp Nghiên cứu sinh.
Tiến sĩ Khoa học: Tốt nghiệp Nghiên cứu sinh cấp cao hoặc Thực tập sinh sau Tiến sĩ.

Hệ thống của SHVN từ lúc chuyển sang tên thật đã theo tiêu chuẩn học vị. Có 3 "học vị" do chúng tôi tự đặt ra là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Thực chất 3 học vị này là sai, nhưng do đặc thù của nghiệp khoa học, sự khác biệt giữa 1 tú tài (tốt nghiệp cấp 3 nhưng trượt đại học) với 1 sinh viên, hay giữa 1 thạc sỹ (nếu đã ngừng sự học) với 1 nghiên cứu sinh là đáng kể, nhất là trong các thảo luận khoa học, nên SHVN muốn phân rõ hơn.

Như vậy, ở SHVN dùng từ "học vị" là phù hợp. Còn từ "chức danh" nếu không chắc chắn về định nghĩa của nó thì không nên dùng bừa bãi.
 
Xin chào
Mình hoàn toàn đồng ý với Cường. Việc viết thông báo trên diễn đàn này phải cẩn thận, nếu không sẽ xảy ra sự hiểu sai dây chuyền (một số bài trả lời đều ghi sai như vậy). Ai cũng có lúc sai, sai thì sửa lại thôi.
Ở Việt Nam, chức danh có nghĩa là học hàm (vì chúng ta có một Hội đồng phong chức danh GS và PGS). Học vị có thể hiểu đơn giản là trình độ học vấn.
Trích của Dương Văn Cường : Hệ thống của SHVN từ lúc chuyển sang tên thật đã theo tiêu chuẩn học vị. Có 3 "học vị" do chúng tôi tự đặt ra là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Theo tôi, 3 "học vị" ở đây không phải do "chúng tôi" đặt ra.
Như Cường nói thì học vị chỉ là các học vị mà Cường đã liệt kê.
Theo tôi, nên đơn giản và đầy đủ thì chỉ cần nói "Trình độ học vấn" thế là được rồi.

Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://www3.vietnamnet.vn/bandocviet/2005/12/520268/
<TABLE><TBODY><TR><TD class=tintop_title vAlign=top align=left>Giáo Sư, Phó Giáo Sư: Chức danh hay chức vụ.</TD></TR><TR><TD class=news_date vAlign=top align=left height=20>03:46' 08/12/2005 (GMT+7) </TD></TR><TR><TD class=text vAlign=top align=left>Gần đây có rất nhiều ý kiến của các học giả, trí thức và nghiên cứu sinh trong và ngoaì nước đóng góp cho vấn đề bình xét chức danh Giáo Sư (GS), Phó Giáo Sư (PGS). Đặc biệt có nhiều ý kiến so sánh giữa các GS, PGS của Việt nam với các GS, PGS ở nước ngoaì. Cần làm rõ một số điểm hiện đang còn tranh luận
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=right border=0><TBODY><TR><TD>
images848165_images826321_GSTue.jpg
</TD></TR><TR><TD class=Image>Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ Đại học Công nghệ HN.</TD></TR></TBODY></TABLE>​
Đối với hầu hết các nước trên thế giới, GS, PGS là một chức vụ trong hệ thống trường đại học.
GS, PGS thường phụ trách một nhóm làm nghiên cứu, giảng dạy riêng ở mỗi khoa. Khi một khoa mở ngành mới, họ sẽ tuyển một vài vị trí GS, PGS phụ trách ngành học đó bao gồm toàn bộ công việc nghiên cứu, giảng daỵ.
Trong trường hợp một GS phụ trách một ngành nào đó về hưu hoặc chuyển sang công tác khác, trường sẽ tuyển một người khác thay thế.
Như vậy GS, PGS chỉ là một công việc, chức vụ giống như các chức vụ khác như: giám đốc, trưởng phòng hay đội trưởng bảo vệ. Người ta vẫn gặp các thông báo tuyển người cho vị trí GS hoặc PGS trên các websites của các trường đại học.
Chính vì là một chức vụ nên nếu như một người đã từng làm GS, PGS của một trường đại học sẽ không được gọi là GS, PGS khi người đó thuyên chuyển sang công tác khác không liên quan đến giảng daỵ và đào taọ.
Ở Việt nam, GS, PGS là một chức danh dành cho những người làm công tác giảng daỵ, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Thực chất từ "chức danh" chỉ mới được dùng trong thời gian gần đây. Trước đó, từ "học hàm" được đùng mô tả chức danh này.
Có thể so sánh các "học hàm", "chức danh" GS, PGS với "quân hàm" trong quân đội. Chẳng hạn: một vị thiếu tá có thể chỉ huy một trung đoàn nhưng cũng có thể chỉ làm nhân viên tham mưu. Một GS, PGS có thể không tham gia giảng dạy hoặc không nắm các chức vụ cụ thể trong cơ quan giảng daỵ, nghiên cứu.
Chính vì sự khác nhau ngay từ định nghĩa và bản chất mà việc so sánh và áp dụng những tiêu chuẩn đối với chức vụ GS, PGS ở nước ngoaì và chức danh GS, PGS ở Việt Nam là khập khiễng (như so sánh trong bản kiến nghị của bạn Hoàng Tâm Giao). Vì chỉ là một chức vụ nên GS, PGS ở nước ngoaì do chính người tuyển dụng (tức các trường đại học) tr ực tiếp tuyển theo yên cầu của công việc. Các yêu cầu này thường rất khác nhau. Chẳng hạn có vị trí GS, PGS không đòi hỏi nhiều bài báo hay phát minh nhưng đòi hỏi rất cao yêu cầu về kinh nghiệm làm việc.
Những ý kiến tranh cãi xung quanh việc phong tặng chức danh GS cho anh Ngô Bảo Châu là do cách hiểu khác nhau về các từ GS, PGS của những người phần lớn ở trong nước coi GS, PGS như một chức danh với những người ở nước ngoaì quan niệm GS, PGS là một chức vụ.
Bản thân tôi cho rằng, những ý kiến đóng góp cho vấn đề bình xét chức danh GS, PGS trước hết phải dựa trên quan điểm cho rằng GS, PGS là chức danh hay chức vụ.
Sau đây xin nêu rõ một vài ưu và nhược điểm của hai hệ thống, tạm gọi là hệ thống GS, PGS chức danh và hệ thống GS, PGS chức vụ:
Hệ thống GS, PGS chức danh:
Ưu điểm:
Việc xét phong được thực hiện ở cấp nhà nước nên trình độ GS, PGS tương đối đồng đều. Số lượng GS, PGS không cần hạn chế khuyến khích nguời làm khoa học phấn đấu cho các chức danh naỳ. Nếu coi GS, PGS là một chức danh thì không nên có sự so sánh giữa chức danh GS, PGS trong nước với chức vụ GS, PGS ở nước ngoaì như lương bổng, điều kiện làm việc, yêu cầu công việc. Người được phong chức danh GS, PGS có thể không nhất thiết phải làm công tác giảng daỵ, nghiên cứu, đào taọ sau khi đã được phong chức danh naỳ.
Nhược điểm:
Không có sự hòa nhập với thế giới trong xu hướng mở cửa, hội nhập hiện nay. Vì GS, PGS không phải một chức vụ nên không có sự gắn kết trách nhiệm và những công việc cụ thể phải tiến hành của một GS, PGS trong hệ thống chức vụ. Nhà nước phải chịu gánh nặng trong việc trả lương cho một Hôi đồng cấp nhà nước về việc xét phong chức danh và phải có hình thức đãi ngộ thích đáng cho các GS, PGS. Không phù hợp với xu hướng xã hội hóa giáo dục với hệ thống các trường dân lập, bán công bắt đầu phát triển. Chẳng hạn các GS, PGS làm việc trong các trường dân lập sẽ được đãi ngộ ra sao khi không nằm trong hệ thống bậc lương công chức của GS, PGS làm việc trong hệ thống các trường công lập.
Hệ thống GS, PGS chức vụ:
Ưu điểm:
Các trường đại học nắm quyền chủ động trong việc lựa chọn người phù hợp nhất cho chức vụ GS, PGS và GS, PGS có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc được giao. Giảm gánh nặng cho nhà nước đối với yêu cầu đãi ngộ thích đáng dành cho các chức danh GS, PGS cũng như không cần duy trì Hội đồng chức danh. Phù hợp với xu hướng xã hội hóa giáo dục cũng như hòa nhập hơn với thế giới.
Nhược điểm:
Cần thay đổi quan niệm của xã hội từ hệ thống chức danh sang hệ thống chức vụ. Chấp nhận sự không đồng đều về trình độ của các GS, PGS trong các trường đại học khác nhau. (Một chức vụ GS của trường đại học nhỏ có ranking thấp không tương đương với một chức vụ GS trong các trường đại học lớn. Điều này cũng giống như chức vụ Giám đốc một xí nghiệp sản xuất tăm tre không thể tương đương với giám đốc điều hành Microsoft).

<!-- end sanitized html --><CENTER><SMALL></SMALL></CENTER>
: Nguyễn Vũ Minh Thi
Dia chi: United Kingdom
Email: nguyen_qm@yahoo.com
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
thay doi chuc danh

em ra truong duoc 7thag roi,ko con la sinh vien nua,anh sua gium e di
em la Cu Nhan CNSH nhung hien e lam nhan vien KD hoa chat va thiet bi vat tu khoahoc ky thuat
 
@Oánh. Em cho biết tên và số điện thoại công ty. Nếu không thể công khai thì PM hoặc gửi về sinhhocvietnam@yahoo.com
 
Hien em dag lam nhan vien kinh doanh cty TNHH San xuat kinh doanh hoa chat va vat tu KHKT
( PROLAB.Co.Ltd)
Dia chi: 62B/81 Lac Long Quan-Cau Giay-HN
So dt :04.7912848/7913819
Nho anh thay doi gium e,thanks
 
Ngoài những chức danh như trên thì còn có những chức danh khác k ạ? Vì dụ như học sinh chuyên ngành chẳng hạn :mrgreen::mrgreen::mrgreen:
 
anh ơi,trước là em là học sinh,giờ anh đổi cho em là Sinh viên Đại HỌc anh nhé..........cảm ơn anh
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top