Vai trò của iso 17025:2005 trong hoạt động của phòng thí nghiệm

Congnhaniso17025

Junior Member
Việt Nam gia nhận ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, AFTA,… thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được chơi trong sân chơi lớn đồng nghĩa sẽ có cơ hội thắng lớn, tuy nhiên nếu không “lớn”, “mạnh” thì dù bước vào sân chơi lớn cũng không thu được nhiều mà thậm chí bị “tổn thất lớn”.Một trong những yêu cầu của sân chơi WTO, AFTA là Việt Nam phải nắm chắc, đáp ứng được các luật định, công ước, hiệp ước cho sân chơi WTO, AFTA, … đặt ra.

Xây dựng phòng thử nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025 để hòa nhập kinh tế thế giới.
Trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn thì yêu cầu của Quốc tế đó là kết quả công bố thử nghiệm, hiệu chuẩn phải kèm theo “Một chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Điều này đồng nghĩa kết quả thừ nghiệm, hiệu chuẩn phải xuất phát từ các phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được quyền cấp “chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Đây cũng là ý nghĩa thể hiện vai trò của hoạt động công nhận trong việc giảm thiểu các hàng rào kĩ thuật trong thương mại; tránh việc thử nghiệm/chứng nhận lặp lại, tiết kiệm thời gian và chi phí; xác lập uy tín của các phòng thử nghiệm /hiệu chuẩn đối với các khách hàng của họ (bao gồm cả các khách hàng trực tiếp và khách hàng gián tiếp)

Thông thường mỗi lô hàng xuất khẩu đều phải kèm theo một kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ lô hàng đó, kết quả thử nghiệm này thường được yêu cầu là “được chấn nhận toàn cầu”, nhờ việc mở cửa thị trường nên các Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều hợp đồng xuất khẩu, vì vậy nhu cầu gởi mẫu thử nghiệm cho phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận năng lực để có được “kết quả kiểm tra/thử nghiệm được chấp nhận toàn cầu” ngày càng tăng cao.
Tổng quan về ISO/IEC 17025
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 bao gồm tất cả các yêu cầu mà các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn cần đáp ứng khi muốn chứng tỏ cho khách hàng và các cơ quan quản lý biết rằng họ có một hệ thống quản lý giúp kiểm soát toàn bộ các quá trình hoạt động và rằng những quá trình này có đủ năng lực kỹ thuật và có thể đưa ra những kết quả chính xác về mặt kỹ thuật. Các cơ quan công nhận năng lực của các phòng thí nghiệm thử nghiệm và hiệu chuẩn sẽ sử dụng tiêu chuẩn này làm nền tảng cho việc công nhận.
Được công nhận ISO/IEC 17025:2005, kết quả thử nghiệm sẽ được công nhận trên toàn thế giới
Lợi ích của việc áp dụng ISO 17025
Một phòng thí nghiệm (PTN) nào đó được Quốc tế công nhận về năng lực sẽ có được nhiều cơ hội tăng doanh thu, việc phấn đấu trở thành PTN được công nhận là một xu hướng tất yếu đối với các PTN nói chung và đối với các phòng thí nghiệm ở Việt Nam nói riêng, khi mà nền kinh tế thế giới đang “toàn cầu hoá” ngày càng mạnh mẽ.
Căn cứ để một phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận về năng lực là phòng thí nghiệm đó phải được một tổ chức công nhận công nhân phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
Mặt khác, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 sẽ giúp phòng thí nghiêm có cơ hội tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực, khẳng định độ tin cậy đối với kết quả các phép đo/thử/hiệu chuẩn.
Điều quan trọng hơn là kết quả các phép đo lường/thử nghiệm của các PTN được công nhận đã được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lí. Điều này được khẳng định tại Điều 16 Chương III trong Nghị định 179/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 21/10/2004, đó là: “Kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lí chất lượng của các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tương ứng được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài”.

Lợi ích đầu tiên là nâng cao độ tin cậy đối với khách hàng
Xây dựng Phòng thử nghiệm theo ISO 17025
Bước 1:
Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 17025 trong việc áp dụng đối với PTN, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.

Bước 2:
Lập ban chỉ đạo dự án ISO 17025. Việc áp dụng ISO 17025 là một dự án lớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 17025 tại PTN, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 17025. Cần bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về kỹ thuật để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 17025 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động kỹ thuật của PTN

Bước 3:
Đánh giá thực trạng của PTN so với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cần rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong PTN. Việc đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết

Bước 4:
Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống ISO 17025 . Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của PTN bao gồm:
Sổ tay ISO 17025
Các qui trình và thủ tục liên quan
Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết
Bước 5:
Áp dụng hệ thống ISO 17025 theo các bước:
Phổ biến để mọi nhân viên trong PTN nhận thức đúng, đủ về ISO17025.
Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng
Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể.
Bước 6:
Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:
Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.
Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức Chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 17025 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp.
Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của hệ thống ISO 17025 cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức Chứng nhận thực hiện.
Bước 7:
Đánh giá do tổ chức Công nhận (Bureau of Accreditation) tiến hành để đánh giá tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 17025 và cấp chứng chỉ công nhận năng lực của PTN.

Bước 8:
Duy trì hệ thống ISO 17025 sau khi công nhận. Sau khi khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, PTN cần tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý của PTN nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 17025 để cải tiến liên tục hệ thống của mình.
Một phòng thí nghiệm muốn tồn tại và phát triển trong tương lại, thì việc được công nhận phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 là một yêu cầu bắt buộc, cho dù đó là phòng thí nghiệm của một Doanh nghiệp tư nhân hay là phòng thí nghiệm của một tập đoàn đa quốc gia lâu đời trên thế giới.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ Mr.Đức qua hotline 0903281106 để được hỗ trợ kịp thời nhất!
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top