Câu hỏi về Virus?

Trương Xuân Đại

Senior Member
Các anh chị em cho mình hỏi chút nha ?Như chúng ta đã biết thì lõi của Virus là DNA hoặc RNA.Nhưng tại sao có một số virus (H5N1) thì RNA của nó không liền mạch,có hiện tương phân đọan.Vậy liệu việc phân đọan này có phải là một đặc đỉểm tiến hóa không ?
 
Phân mảnh hay không (multipartite) không dính dáng gì đến tiến hóa cả. Mà làm sao bạn biết được virus nào cổ virus nào mới? (mặc dù virus cúm có nguồn gốc khá gần đây hơn so với các loại virus khác). Phân mảnh có nhược điểm là quá trình nhân của virus dễ bị dẫn đến tạo ra virus khiếm khuyết (cứ tưởng tượng phải đóng gói đủ 8 đoạn RNA để tạo ra được một virion hoàn chỉnh thì biết số lượng khiếm khuyết có thể nhiều bao nhiêu). Tuy nhiên "ưu điểm" của nó là sự phân mảnh sẽ khiến virus dễ tổ hợp tự do hơn (reassortment). Ví dụ nếu có con H5N1 và H5'N1' cùng nhiễm vào một tế bào thì có khả năng sẽ có H5N1' và H5'N1 được tạo ra. 2 con mới này sẽ gây bất ngờ cho vật chủ của nó.

Tuy nhiên cần lưu ý xu hướng tiến hóa của virus là trở nên nhược độc chứ không phải trở nên độc hơn (bởi nếu nó độc quá vật chủ nó chết toi rồi còn đâu cho nó nhân lên nữa).
 
Bình thường thì các genom RNA đơn ở virus là một sợi liền mạch (trừ RNA virus cúm và HIV).Anh Lương có thấy hai loại virus này nguy hiểm so với các loại Virus khác không?
 
Phân mảnh hay không (multipartite) không dính dáng gì đến tiến hóa cả. Mà làm sao bạn biết được virus nào cổ virus nào mới? (mặc dù virus cúm có nguồn gốc khá gần đây hơn so với các loại virus khác). Phân mảnh có nhược điểm là quá trình nhân của virus dễ bị dẫn đến tạo ra virus khiếm khuyết (cứ tưởng tượng phải đóng gói đủ 8 đoạn RNA để tạo ra được một virion hoàn chỉnh thì biết số lượng khiếm khuyết có thể nhiều bao nhiêu). Tuy nhiên "ưu điểm" của nó là sự phân mảnh sẽ khiến virus dễ tổ hợp tự do hơn (reassortment). Ví dụ nếu có con H5N1 và H5'N1' cùng nhiễm vào một tế bào thì có khả năng sẽ có H5N1' và H5'N1 được tạo ra. 2 con mới này sẽ gây bất ngờ cho vật chủ của nó.

Tuy nhiên cần lưu ý xu hướng tiến hóa của virus là trở nên nhược độc chứ không phải trở nên độc hơn (bởi nếu nó độc quá vật chủ nó chết toi rồi còn đâu cho nó nhân lên nữa).
Tôi lại có quan điểm ngược lại.Vì khi có sự đóng gói để tạo ra 8 đoạn RNA thì khi bị ảnh hưởng bỡi các nhân tố bên ngòai tác động mức độ ảnh hưởng và khả năng sai lệch sẽ giảm đáng kể(Giống như trong trường hợp tạo NST ở các sinh vật).
 
Nói như bạn Đại thì virus cố gắng làm sao để "bảo tồn" bộ gene của nó.
Làm sao nó có thể làm điều đó khi bộ máy sao chép là "cướp giựt" của tế bào chủ?
Hơn nữa virus chịu vô số áp lực, đột biến là vũ khí duy nhất giúp nó còn tồn tại đến ngày nay.
Bạn lại cho rằng nếu đột biến trên từng đoạn RNA thì không nghiêm trọng bằng chuyện thiểu hẳn (hoặc thừa) cả đoạn RNA?
Bó tay!
 
Anh Lương hiểu lệch ý của tôi rồi.Theo ý tôi thì tôi chỉ nói là "giảm" (ở mức có thể đối với những đột biến có hại cho Virus thôi (Như vậy không có nghĩa là "bảo tồn").
Theo tôi được biết thì Các genom phân đọan là genom chứa hai hay nhiều phân tử axit nucleic khác nhau về tính chất vật lí, cùng được gói trong 1 virion.Ưu điểm của genom phân đọan là thông tin di truyền chứa trong các sợi có kích thước nhỏ nên ít bị phá vỡ dẫn đến làm sai lệch thông tin.Sai lệch này rất nguy hiểm đối với genom ARN lớn. [1].
[1] Phạm Văn Ty,2005:Virus học,nxbGD:(15)
 
Em thj` nghĩ là cái ARN phân đoạn này chắc là sẽ nguy hiểm hơn rồi! Nếu ko nguy hiểm hơn thì tại sao lại khó chữa đến thế! Với lại em nghĩ có thể những NST phân đoạn này có cấu trúc như nhau nên khi xâm nhập vào TB chủ thì xác suất bị enzim nucleaza tấn công sẽ thấp hơn! Hoặc ít bị Interferon tác động hơn! Nên chỉ cần 1 đoạn ARN hoạt động là được rồi! Còn nếu các đoạn ARN này có trình tự # nhau thì giải thích theo ý của anh Đại thì em thấy chưa hợp lí! Nếu các đoạn ARN nhỏ thì nếu đột biến nhẽ ra nó phải gây hậu quả nghiêm trọng hơn là đột biến ở 1 đoạn ARN lớn hơn chứ! ^^
 
Em thj` nghĩ là cái ARN phân đoạn này chắc là sẽ nguy hiểm hơn rồi! Nếu ko nguy hiểm hơn thì tại sao lại khó chữa đến thế!
Đồng ý HIV và Cúm là 2 loại virus nguy hiểm, nhưng sự nguy hiểm của chúng hoàn toàn theo 2 hướng khác nhau.

HIV: Không thèm biến đổi gì nhưng ta không oánh được vì nó có cơ chế tấn công hệ miễn dịch của người rất pro.

Cúm: Không khó để con người chống lại 1 biến thể đã được xác định. Điểm này hoàn toàn khác với HIV nhé. Tuy nhiêm oánh được thằng anh thì nó đẻ ra thằng em. Hơn nữa, họ hàng nhà nó đông. Thằng anh hoặc thằng em lúc đi oánh nhau (virus khi đã vào người) mà gặp được thằng họ hàng bắn đại bác của nó (1 chủng virus cùng họ, ví dụ 1 chủng cúm gà với 1 chủng cúm người) thì 2 thằng nó lại có thể đẻ ra 1 thằng mới, mà thằng bé này cũng biết cầm dao chém người như chém chả.

=> Cúm nguy hiểm vì nó dễ biến đổi + tốc độ lan truyền nhanh (qua đường hô hấp, so với qua đường sinh dục + máu của HIV), có thể gây thành dịch lớn.

Nói cách khác, muốn chiến đấu với HIV thì phải nhờ vào các bác Miễn dịch học, còn oánh cái anh Cúm thì bác Miễn dịch chỉ đứng ở hàng sau sau thôi, hàng đầu tiên phong phải là bác Di truyền và bác Dịch tễ cộng đồng.
 
Mọi người có bàn về virus HIV nhân tiện xin làm rõ thêm vấn đề lí thú này luôn nha.Tại sao virus HIV lây qua đường máu nhưng khi muỗi đốt người bệnh rồi sang đốt người lành thì liệu người lành có mắc bệnh ? Vì sao? Nào xin mời anh chị em
 
Àh! Cái này mình thử đóng góp suy nghĩ tí nhé!
virus HIV lây truyền qua đường máu, tuy nhiên nó đòi hỏi phải có một rêcptor để gắn vào để bắt đầu quá trình sinh trưởng và phát triển gây bệnh của chúng. và receptor này nằm trên bề mặt một loại tế bào miễn dịch có tên là CD4 có ở người. và chúng chỉ tấn công tế bào này làm suy yếu hệ miễn dịch ở người.
Vì vậy khi người bị nhiễm HIV bị muỗi đốt thì có thể có virus đã xăm nhập vào đường máu của con muỗi. Tuy nhiên có thể sau thời gian khá lâu thì muỗi đốt lại người lành thì không bị mắc virus HIV, còn nếu bị đốt tiếp ngay lặp tức sau khi đốt người nhiễm HIV, theo mình thì có thể bị nhiễm HIV.( ko rõ lắm)
Tuy nhiên từ đó đến nay mình chưa đọc được tài liệu nào nói về khả năng truyền virus HIV của muổi cả.
 
Vì vậy khi người bị nhiễm HIV bị muỗi đốt thì có thể có virus đã xăm nhập vào đường máu của con muỗi. Tuy nhiên có thể sau thời gian khá lâu thì muỗi đốt lại người lành thì không bị mắc virus HIV, còn nếu bị đốt tiếp ngay lặp tức sau khi đốt người nhiễm HIV, theo mình thì có thể bị nhiễm HIV.( ko rõ lắm)
Cái này em vẫn chưa hiểu lắm.
Liệu các tế bào máu của muỗi có các receptor trùng với của HIV ?
Sau thời gian khá lâu muỗi đốt người thì không bị mắc HIV. Vậy khi ở trong máu muỗi HIV biến đổi thì sẽ không phù hợp với receptor ở tế bào máu người nưa ????
Cái này em thấy hơi vô lí.
 
Muỗi, côn trùng có lây truyền HIV?
Những giải thích chính thức trước đây vẫn là không sợ lây nhiễm vì những lí do sau:

- Những người nhiễm HIV không thường xuyên có nồng độ HIV cao trong máu.
- Côn trùng không giữ nhiều máu trong miệng hay vòi của chúng.
- Thông thường côn trùng không đi từ người này sang người khác ngay sau khi đốt.
- Côn trùng hút máu chứ không bơm máu.

Tuy nhiên, sự thực có thể như sau:

- Người bị nhiễm HIV có thể có nồng độ cao vi rút trong máu ở thời điểm côn trùng đốt.
- Có thể côn trùng không đi từ người này sang người khác ngay sau khi đốt nhưng chúng có thể đốt ta vào lúc khác trong ngày.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng HIV có kết hợp với những côn trùng như: muỗi - côn trùng hoa quả - ruồi Địa Trung Hải - ruồi chuồng trại - rệp - bọ ve. Và vi rút có thể sống 8 ngày ở rệp và 10 ngày ở bọ ve. Y văn cũng đã chứng minh côn trùng có thể là nguồn lây nhiễm HIV.

Tuy côn trùng không nhất thiết lây truyền HIV nhưng không phải là không thể, sau đây là 3 lí do:

- HIV sống được đến 1 tuần hay hơn trong máu một số côn trùng thường gặp.
- Máu nhiễm HIV có thể có ở phần miệng hay trong cơ thể côn trùng.
- Côn trùng hút máu nhưng đôi khi cũng tiết dịch lên nơi đốt trên da.

Vậy tốt hơn hết hãy đề phòng tối đa, tránh bị côn trùng đốt ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nếu sống ở nơi có nguy cơ bị côn trùng đốt thì nên nằm màn, mặc áo quần dài, phòng có lưới chống muỗi, côn trùng. Ở chung nhà với người nhiễm HIV thì cũng cần bảo vệ như trên, cho người đã nhiễm cũng như mọi người khác trong nhà.


http://vietbao.vn/Suc-khoe/Muoi-con-trung-co-lay-truyen-HIV/40114299/248/
 
xin chào, em đang làm đề tài về virus dịch tả heo, dây là virus RNA liền mạch. Em nghiên cứu về đa dạng di truyền của chúng bằng cách thiết lập cây phân dòng. Bên cạnh đó em cũng phân tích đoạn gen tạo glycoprotein ở vỏ của chúng để xem xét hiệu quả của vaccine. Hình như em không biết nhiều về virus lắm, anh chị nào biết có tài liệu hay giải thích cho em biết tầm quan trong của các điểm N-glycosation, hay tính ưa kỵ nước, điểm aa Cys ảnh hưởng đến kháng nguyên (độc tính) của chúng.
 
Có một bài báo được publish vào năm 2006 của nhà côn trùng học GS. Wayne J.C., đang giảng dạy tại Rutgers School, the State University of New Jersey nói về những lý do tại sao virus HIV không thể được truyền qua muỗi đốt. Tôi xin được copy nguyên văn để mọi người tham khảo.

Why Mosquitoes Cannot Transmit AIDS

by Wayne J. Crans, Associate Research Professor in Entomology

Media releases concerning the possibility of mosquitoes transmitting AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) were common when the disease was first recognized, and the subject is still addressed by tabloids that seek captivating headlines to increase their circulation. The topic was initiated by reports from a small community in southern Florida where preliminary evidence suggested that mosquitoes may have been responsible for the higher on average incidence of AIDS in the local population. The media was quick to publicize claims that mosquitoes were involved in AIDS transmission despite findings of scientific surveys of the National Centers for Disease Control (CDC) that clearly demonstrated that mosquito transmission of AIDS in that community appeared highly unlikely. Nevertheless, media releases perpetuated the concept that mosquitoes transmitted AIDS, and many people still feel that mosquitoes may be responsible for transmission of this infection from one individual to another.
There are three theoretical mechanisms which would allow blood-sucking insects such as mosquitoes to transmit HIV.
1. In the first mechanism, a mosquito would initiate the cycle by feeding on an HIV positive carrier and ingest virus particles with the blood meal. For the virus to be passed on, it would have to survive inside the mosquito, preferably increase in numbers, and then migrate to the mosquito's salivary glands. The infected mosquito would then seek its second blood meal from an uninfected host and transfer the HIV from its salivary glands during the course of the bite. This is the mechanism used by most mosquito-borne parasites, including malaria, yellow fever, dengue, and the encephalitis viruses.
2. In the second mechanism, a mosquito would initiate the cycle by beginning to feed on an HIV carrier and be interrupted after it had successfully drawn blood. Instead of resuming the partial blood meal on its original host, the mosquito would select an AIDS-free person to complete the meal. As it penetrated the skin of the new host, the mosquito would transfer virus particles that were adhering to the mouthparts from the previous meal. This mechanism is not common in mosquito-borne infections, but equine infectious anemia is transmitted to horses by biting flies in this manner.
3. The third theoretical mechanism also involves a mosquito that is interrupted while feeding on an HIV carrier and resumes the partial blood meal on a different individual. In this scenario, however, the AIDS-free host squashes the mosquito as it attempts to feed and smears HIV contaminated blood into the wound. In theory, any of the mosquito-borne viruses could be transmitted in this manner providing the host circulated sufficient virus particles to initiate re-infection by contamination.
Each of these mechanisms has been investigated with a variety of blood sucking insects and the results clearly show that mosquitoes cannot transmit AIDS. News reports on the findings, however, have been confusing, and media interpretation of the results has not been clear. The average person is still not convinced that mosquitoes are not involved in the transmission of a disease that appears in the blood, is passed from person to person and can be contracted by persons that share hypodermic needles. Here are just some of the reasons why the studies showed that mosquitoes cannot transmit AIDS:
Mosquitoes Digest the Virus that Causes AIDS

When a mosquito transmits a disease agent from one person to another, the infectious agent must remain alive inside the mosquito until transfer is completed. If the mosquito digests the parasite, the transmission cycle is terminated and the parasite cannot be passed on to the next host. Successful mosquito-borne parasites have a number of interesting ways to avoid being treated as food. Some are refractory to the digestive enzymes inside the mosquito's stomach; most bore their way out of the stomach as quickly as possible to avoid the powerful digestive enzymes that would quickly eliminate their existence. Malaria parasites survive inside mosquitoes for 9-12 days and actually go through a series of necessary life stages during that period. Encephalitis virus particles survive for 10-25 days inside a mosquito and replicate enormously during the incubation period. Studies with HIV clearly show that the virus responsible for the AIDS infection is regarded as food to the mosquito and is digested along with the blood meal. As a result, mosquitoes that ingest HIV-infected blood digest that blood within 1-2 days and completely destroy any virus particles that could potentially produce a new infection. Since the virus does not survive to reproduce and invade the salivary glands, the mechanism that most mosquito-borne parasites use to get from one host to the next is not possible with HIV.
Mosquitoes Do Not Ingest Enough HIV Particles to Transmit AIDS by Contamination

Insect-borne disease agents that have the ability to be transferred from one individual to the next via contaminated mouthparts must circulate at very high levels in the bloodstream of their host. Transfer by mouthpart contamination requires sufficient infectious particles to initiate a new infection. The exact number of infectious particles varies from one disease to the next. HIV circulates at very low levels in the blood--well below the levels of any of the known mosquito-borne diseases. Infected individuals rarely circulate more that 10 units of HIV, and 70 to 80% of HIV-infected persons have undetectable levels of virus particles in their blood. Calculations with mosquitoes and HIV show that a mosquito that is interrupted while feeding on an HIV carrier circulating 1000 units of HIV has a 1:10 million probability of injecting a single unit of HIV to an AIDS-free recipient. In laymen's terms, an AIDS-free individual would have to be bitten by 10 million mosquitoes that had begun feeding on an AIDS carrier to receive a single unit of HIV from contaminated mosquito mouthparts. Using the same calculations, crushing a fully engorged mosquito containing AIDS positive blood would still not begin to approach the levels needed to initiate infection. In short, mechanical transmission of AIDS by HIV-contaminated mosquitoes appears to be well beyond the limits of probability. Therefore, none of the theoretical mechanisms cited earlier appear to be possible for mosquito transmission of HIV.
Mosquitoes Are Not Flying Hypodermic Needles

Many people think of mosquitoes as tiny, flying hypodermic syringes, and if hypodermic needles can successfully transmit HIV from one individual to another then mosquitoes ought to be able to do the same. We have already seen that HIV-infected individuals do not circulate enough virus particles to result in infection by contamination. However, even if HIV-positive individuals did circulate high levels of virus, mosquitoes could not transmit the virus by the methods that are employed in used syringes. Most people have heard that mosquitoes regurgitate saliva before they feed, but are unaware that the food canal and salivary canal are separate passageways in the mosquito. The mosquito's feeding apparatus is an extremely complicated structure that is totally unlike the crude single-bore syringe. Unlike a syringe, the mosquito delivers salivary fluid through one passage and draws blood up another. As a result, the food canal is not flushed out like a used needle, and blood flow is always unidirectional. The mechanics involved in mosquito feeding are totally unlike the mechanisms employed by the drug user's needles. In short, mosquitoes are not flying hypodermic needles and a mosquito that disgorges saliva into your body is not flushing out the remnants of its last blood meal.


For more in depth information on this topic see Staff Paper #I, Do Insects Transmit AIDS?, OTA series on AIDS-Related Issues, Health Program, Office of Technology Assessment, United States Congress, Washington, D.C. 20510-8025.
 
víinh vat hoc?

Xin loi cho minh hoi thu the tai sao chung ko tien hoa len mot cap do khac ma cung chi o nhung doan RNA nhu vay. ma tao sao con nguoi ko the diet no duoc. Cac ban noi no da tra qua nhieu nam sinh truong phat truyen trong co the con nguoi, vay chung co the ton tai bat dau tu dau va cua truc cua chung co khac gi so voi luc nay ko?
 
Cái khó là chổ trú ngụ của nó quá ''hiểm'' , hiện nay vãn chưa có cách nào tiu diệt nó 1 cách hoàn hảo nhất mà không tổn thương tới tế bào mà nó trú ngụ ! có chăng chỉ là hạn chế được sự phát triển của nó !
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top