Tế bào gốc máu cuống rốn: Cơ hội điều trị được nhiều bệnh hiểm ng

Nguyễn Thế Long

Senior Member
Tế bào gốc máu cuống rốn: Cơ hội điều trị

TT - Từ đầu năm đến nay, tại VN có nhiều bệnh viện (BV), công ty xúc tiến việc thực hiện dự án hoặc thành lập ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn (MCR).

Việc ra đời hàng loạt ngân hàng MCR có ý nghĩa thế nào? Xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc BV Truyền máu - huyết học TP.HCM - cho biết:

- Nhu cầu ghép tế bào gốc tăng cao nhưng khó tìm tế bào gốc tủy xương từ người cho có cùng huyết thống, nên các nhà khoa học về ghép tế bào gốc đã tìm ra một nguồn mới là tế bào gốc từ MCR.

* Tế bào gốc MCR điều trị được những bệnh gì, thưa TS?

- Tế bào gốc MCR điều trị được nhiều loại bệnh lý ác tính của hệ tạo máu như lecikemia cấp và mãn, suy tủy xương, loạn sản tủy, rối loạn tế bào gốc, lymphoma, đau tủy, một số bệnh di truyền bẩm sinh, một số loại ung thư... Trong tương lai, tế bào gốc MCR còn được ứng dụng điều trị nhiều loại bệnh khác như bệnh lý tim mạch (tái tạo lại cơ tim), tiểu đường, tổn thương tủy sống (gây liệt chi), não...

Trên thế giới hiện đang lưu trữ hơn 200.000 mẫu tế bào gốc MCR và đã ghép tế bào gốc được gần 20.000 ca.

* Có thể lấy tế bào gốc MCR của người này ghép cho người khác?

- Về nguyên tắc, ghép tế bào gốc MCR của người có cùng huyết thống hoặc của chính mình vẫn tốt hơn của người khác cho. Song vẫn có thể ghép tế bào gốc MCR của người này cho người khác khi có sự tương đồng nhau về kháng nguyên hệ bạch cầu (HLA). Vì vậy mới có việc ra đời của các ngân hàng MCR.

* Ngân hàng MCR của BV Truyền máu - huyết học TP.HCM đang hoạt động ra sao, thưa ông?

- Hiện ngân hàng MCR của BV đang lưu trữ hơn 1.700 mẫu MCR thu thập từ BV phụ sản Từ Dũ và Hùng Vương. Hệ thống đông lạnh để bảo quản tế bào gốc của BV là hệ thống được kiểm soát nhiệt độ, xuất nhập mẫu, lưu trữ dữ liệu hoàn toàn bằng lập trình trên máy vi tính. Hiện BV cũng đang xây dựng ngân hàng MCR mới đúng chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2008 sẽ khánh thành và khi đi vào hoạt động có thể lưu trữ được 10.000 mẫu MCR. Ngoài ra, BV cũng đã đăng ký đầu tư xây dựng BV mới ở khu y tế kỹ thuật cao của TP.HCM để đẩy mạnh và phát triển BV thực hành lâm sàng. Từ đó mới đẩy mạnh được việc ghép tế bào gốc MCR điều trị nhiều loại bệnh lý ác tính cho bệnh nhân.

* BV đã thực hiện ghép tế bào gốc từ khi nào, thưa TS?

- Từ năm 1995 đến nay, BV đã thực hiện ghép tế bào gốc cho 50 bệnh nhân. Trong đó, từ năm 2002 đến nay đã thực hiện ghép tế bào gốc MCR cho chín bệnh ?nhân bị bệnh bạch cầu dòng tủy, bạch cầu dòng lympho và thalassemie thể nặng.

* Chi phí cho việc lấy, xét nghiệm sàng lọc, chiết tách, điều chế tế bào gốc MCR khoảng bao nhiêu? Người bệnh có phải trả chi phí này cho BV?

- Chi phí khoảng 16 triệu đồng. Vì ngân hàng MCR của BV được Nhà nước đầu tư kinh phí nên BV không thu tiền này của bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân phải trả chi phí ghép tế bào gốc khoảng 300-320 triệu đồng cho 4-8 tuần điều trị sau ghép. Ngoài ra, sau khi ghép tế bào gốc, người bệnh còn phải dùng thuốc 9-12 tháng, mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng. Ở nước ngoài, chi phí ghép tế bào gốc MCR một ca từ 100.000-200.000 USD, chưa kể chi phí cho việc lấy, sàng lọc, bảo quản tế bào gốc MCR khoảng 10.000-20.000 USD.

Hiện BV không chỉ lấy MCR của những thai phụ tình nguyện cho, mà còn có trách nhiệm lấy MCR của con em những gia đình đã có con bị bệnh mà người mẹ tiếp tục sinh thêm em bé. Từ mẫu MCR này, BV chiết tách tế bào gốc điều trị cho cháu đang bị bệnh. ?

(Trích báo tuổi trẻ ngày 22/4/2007)
 
Cái giá ghép máu cuống rốn mà ông tiến sĩ gì đó đưa ra thấy xạo kinh khủng, gì mà tới 100-200 ngàn USD. Máu cuống rốn thì cứ mỗi đứa trẻ sinh ra thì thiếu gì, mình chỉ mất tiền để bảo quản nó. Mà hiệu quả ghép của tế bào gốc từ máu cuống rốn thua xa so với máu ngoại vi hay từ màng lót cuống rốn vì chúng có gây đáp ứng miễn dịch. Còn tế bào gốc từ máu ngoại vi của bệnh nhân thì dĩ nhiên là quá phù hợp rùi. Giá thành một ca ghép tế bào gốc từ máu ngoại vi để chữa suy tim ở Thái Lan chỉ khoảng từ 30-40 ngàn USD. Giá trên đã bao gồm cả chi phí thu nhận và khuếch đại tế bào gốc. Còn chưa kể giá siêu mắc của các cytokine như VEGF và G-CSF để kích thích tế bào gốc từ tủy xương di chuyển vào máu ngoại vi. Các tế bào gốc ở màng lót cuống rốn do tiến sĩ Phan Toàn Thắng ở NUS tìm ra xịn hơn nhiều so với tế bào gốc máu cuống rốn và cái giá để ghép nó cũng không đến trời như ông tiến sĩ kia nói. Còn thao tác với máu cuống rốn có tốn những chi phí phát sinh kia hay không mà lại đội cái giá lên đến trời như vậy. Thiệt hết hiểu nổi. Giá đó có tỉ phú đi chữa thì được.
 
Tôi không biết Cậu quan tâm bao nhiêu về Máu cuống rốn mà tuyên bố mạnh miệng thế?
Cái giá ghép máu cuống rốn mà ông tiến sĩ gì đó đưa ra thấy xạo kinh khủng, gì mà tới 100-200 ngàn USD
Cậu có biết cái giá ghép máu cuống rốn ở thời điểm 1999-2000 là trên 300 ngàn USD đó.
Máu cuống rốn thì cứ mỗi đứa trẻ sinh ra thì thiếu gì, mình chỉ mất tiền để bảo quản nó
Không biết cậu lấy bằng cách nào nhỉ, chạy vô bệnh viện, năn nỉ cho vào phòng sanh, lấy cái sô (thùng) hứng cả đống đem về bảo quản quá. Nói như trong mơ vậy. Nếu quá dễ như thế thì cần chi phải có hai chữ "ngân hàng".
Mà hiệu quả ghép của tế bào gốc từ máu cuống rốn thua xa so với máu ngoại vi hay từ màng lót cuống rốn vì chúng có gây đáp ứng miễn dịch
Còn câu này mới đáng bị đánh đòn, không biết cậu có học Thầy Phan Kim Ngọc hay ko? Nếu có tui phải hỏi Thầy lại xem có dạy cậu như thế hay ko mà nói một câu phản khoa học thế ko biết.
Các tế bào gốc ở màng lót cuống rốn do tiến sĩ Phan Toàn Thắng ở NUS tìm ra xịn hơn nhiều so với tế bào gốc máu cuống rốn và cái giá để ghép nó cũng không đến trời như ông tiến sĩ kia nói
Ai nói với Cậu là tế bào gốc từ màng biểu mô cuống rốn của TS.Thắng là tốt hơn tế bào gốc từ máu cuống rốn? Chắc TS. Thắng nói hay là Cậu cao hứng nói thế?
Tui chỉ góp ý vậy thôi? chịu ko được khi thông tin khoa học lại bị một cậu SV như cậu làm sai lệch hết, làm bà con hoang mang ấy mà.
Có gì thông cảm há? con muốn trao đổi thì cứ PM cho tui.
 
Trước hết em xin cám ơn a Thảo đã góp ý. Em không phải là chuyên gia về tế bào gốc (hi vọng trong tương lai sẽ được), nên kiến thức em vẫn chưa hoàn chỉnh. Đúng là cái giá ghép tế bào gốc máu cuống rốn thì em không rõ. Nhưng ?cái giá ghép tế bào gốc trị bệnh suy tim ở Thái Lan thì em biết rõ. Em chỉ thấy một điều là tế bào gốc từ máu ngoại vi của bệnh nhân thì tốt hơn so với từ máu cuống rốn (nếu bệnh nhân không mắc bệnh về gene), do chúng là my stem cell, không gây bất kì phản ứng miễn dịch nào cho cơ thể. Còn tế bào gốc máu cuống rốn thì có gây phản ứng thải loại (dù không nhiều), nên trước khi ghép phải so sánh kĩ lắm. Còn tế bào gốc màng lót cuống rốn của thầy Thắng thì em đã xem ở hội nghị tế bào gốc ở đại học Y, phản ứng thải loại miễn dịch là hầu như không có.
? ?Giờ em xin nói về giá. Giá của một ca ghép tế bào gốc máu ngoại vi để trị bệnh suy tim ở Thái Lan là 31500-39500 USD tùy theo phương pháp đưa tế bào gốc vào tim. Phương pháp này còn phát sinh thêm một chi phí là phải sử dụng 2 loại cytokine là VEGF và G-CSF để kích thích tế bào gốc từ tủy xương di chuyển vào máu ngoại vi. Mà giá của 2 loại cytokine này là siêu mắc (em chỉ tham khảo giá của Sigma). Phương pháp thu nhận tế bào gốc từ máu ngoại vi và máu cuống rốn là giống nhau rồi, cùng dùng flow cytometry hoặc magnetic collection. Em chỉ không hiểu một điều là vì sao ghép tế bào gốc máu cuống rốn lại có cái giá trên trời như vậy? Đó chỉ là suy đoán chủ quan của em. Mong được anh và mọi người góp ý.
PS: Lần sau em sẽ tìm hiểu kĩ hơn trước khi pót bài. Cám ơn a.
 
Các bạn cũng nên hiểu thông tin đi từ người được phỏng vấn, qua nhà báo, đến người đọc thường bị thổi phổi, hoặc bóp méo nhiều lắm. Không phải nhà báo nào cũng hiểu được vấn đề mình đang phỏng vấn (nếu không thì nhà báo chắc phải đi học thêm bằng 2 bằng 3 mất). Khi đọc báo cũng nên chọn lọc. Không phải cái gì cũng tin được. Tế bào của Ts Phan Toàn Thắng hay tế bào gốc cuốn rốn cũng vậy. Triển vọng của chúng đến đâu thời gian và thực tiễn sẽ đánh giá chứ không phải là mấy lời hoa mỹ của nhà báo.
 
:rose: Thực ra hiện nay 1 số gia đình sau khi sanh con ra thường gửi cuống rốn của con đi để nuôi cấy nhưng chi phí còn quá cao cho việc gửi chăm sóc, nuôi cấy nó. Và nghe thông tin nói rằng cũng chỉ bảo quản đc tr 1 thời gian nhất định nào đó mà thôi!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top