Nguyễn Thế Long
Senior Member
Tế bào gốc máu cuống rốn: Cơ hội điều trị
TT - Từ đầu năm đến nay, tại VN có nhiều bệnh viện (BV), công ty xúc tiến việc thực hiện dự án hoặc thành lập ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn (MCR).
Việc ra đời hàng loạt ngân hàng MCR có ý nghĩa thế nào? Xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc BV Truyền máu - huyết học TP.HCM - cho biết:
- Nhu cầu ghép tế bào gốc tăng cao nhưng khó tìm tế bào gốc tủy xương từ người cho có cùng huyết thống, nên các nhà khoa học về ghép tế bào gốc đã tìm ra một nguồn mới là tế bào gốc từ MCR.
* Tế bào gốc MCR điều trị được những bệnh gì, thưa TS?
- Tế bào gốc MCR điều trị được nhiều loại bệnh lý ác tính của hệ tạo máu như lecikemia cấp và mãn, suy tủy xương, loạn sản tủy, rối loạn tế bào gốc, lymphoma, đau tủy, một số bệnh di truyền bẩm sinh, một số loại ung thư... Trong tương lai, tế bào gốc MCR còn được ứng dụng điều trị nhiều loại bệnh khác như bệnh lý tim mạch (tái tạo lại cơ tim), tiểu đường, tổn thương tủy sống (gây liệt chi), não...
Trên thế giới hiện đang lưu trữ hơn 200.000 mẫu tế bào gốc MCR và đã ghép tế bào gốc được gần 20.000 ca.
* Có thể lấy tế bào gốc MCR của người này ghép cho người khác?
- Về nguyên tắc, ghép tế bào gốc MCR của người có cùng huyết thống hoặc của chính mình vẫn tốt hơn của người khác cho. Song vẫn có thể ghép tế bào gốc MCR của người này cho người khác khi có sự tương đồng nhau về kháng nguyên hệ bạch cầu (HLA). Vì vậy mới có việc ra đời của các ngân hàng MCR.
* Ngân hàng MCR của BV Truyền máu - huyết học TP.HCM đang hoạt động ra sao, thưa ông?
- Hiện ngân hàng MCR của BV đang lưu trữ hơn 1.700 mẫu MCR thu thập từ BV phụ sản Từ Dũ và Hùng Vương. Hệ thống đông lạnh để bảo quản tế bào gốc của BV là hệ thống được kiểm soát nhiệt độ, xuất nhập mẫu, lưu trữ dữ liệu hoàn toàn bằng lập trình trên máy vi tính. Hiện BV cũng đang xây dựng ngân hàng MCR mới đúng chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2008 sẽ khánh thành và khi đi vào hoạt động có thể lưu trữ được 10.000 mẫu MCR. Ngoài ra, BV cũng đã đăng ký đầu tư xây dựng BV mới ở khu y tế kỹ thuật cao của TP.HCM để đẩy mạnh và phát triển BV thực hành lâm sàng. Từ đó mới đẩy mạnh được việc ghép tế bào gốc MCR điều trị nhiều loại bệnh lý ác tính cho bệnh nhân.
* BV đã thực hiện ghép tế bào gốc từ khi nào, thưa TS?
- Từ năm 1995 đến nay, BV đã thực hiện ghép tế bào gốc cho 50 bệnh nhân. Trong đó, từ năm 2002 đến nay đã thực hiện ghép tế bào gốc MCR cho chín bệnh ?nhân bị bệnh bạch cầu dòng tủy, bạch cầu dòng lympho và thalassemie thể nặng.
* Chi phí cho việc lấy, xét nghiệm sàng lọc, chiết tách, điều chế tế bào gốc MCR khoảng bao nhiêu? Người bệnh có phải trả chi phí này cho BV?
- Chi phí khoảng 16 triệu đồng. Vì ngân hàng MCR của BV được Nhà nước đầu tư kinh phí nên BV không thu tiền này của bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân phải trả chi phí ghép tế bào gốc khoảng 300-320 triệu đồng cho 4-8 tuần điều trị sau ghép. Ngoài ra, sau khi ghép tế bào gốc, người bệnh còn phải dùng thuốc 9-12 tháng, mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng. Ở nước ngoài, chi phí ghép tế bào gốc MCR một ca từ 100.000-200.000 USD, chưa kể chi phí cho việc lấy, sàng lọc, bảo quản tế bào gốc MCR khoảng 10.000-20.000 USD.
Hiện BV không chỉ lấy MCR của những thai phụ tình nguyện cho, mà còn có trách nhiệm lấy MCR của con em những gia đình đã có con bị bệnh mà người mẹ tiếp tục sinh thêm em bé. Từ mẫu MCR này, BV chiết tách tế bào gốc điều trị cho cháu đang bị bệnh. ?
(Trích báo tuổi trẻ ngày 22/4/2007)
TT - Từ đầu năm đến nay, tại VN có nhiều bệnh viện (BV), công ty xúc tiến việc thực hiện dự án hoặc thành lập ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn (MCR).
Việc ra đời hàng loạt ngân hàng MCR có ý nghĩa thế nào? Xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc BV Truyền máu - huyết học TP.HCM - cho biết:
- Nhu cầu ghép tế bào gốc tăng cao nhưng khó tìm tế bào gốc tủy xương từ người cho có cùng huyết thống, nên các nhà khoa học về ghép tế bào gốc đã tìm ra một nguồn mới là tế bào gốc từ MCR.
* Tế bào gốc MCR điều trị được những bệnh gì, thưa TS?
- Tế bào gốc MCR điều trị được nhiều loại bệnh lý ác tính của hệ tạo máu như lecikemia cấp và mãn, suy tủy xương, loạn sản tủy, rối loạn tế bào gốc, lymphoma, đau tủy, một số bệnh di truyền bẩm sinh, một số loại ung thư... Trong tương lai, tế bào gốc MCR còn được ứng dụng điều trị nhiều loại bệnh khác như bệnh lý tim mạch (tái tạo lại cơ tim), tiểu đường, tổn thương tủy sống (gây liệt chi), não...
Trên thế giới hiện đang lưu trữ hơn 200.000 mẫu tế bào gốc MCR và đã ghép tế bào gốc được gần 20.000 ca.
* Có thể lấy tế bào gốc MCR của người này ghép cho người khác?
- Về nguyên tắc, ghép tế bào gốc MCR của người có cùng huyết thống hoặc của chính mình vẫn tốt hơn của người khác cho. Song vẫn có thể ghép tế bào gốc MCR của người này cho người khác khi có sự tương đồng nhau về kháng nguyên hệ bạch cầu (HLA). Vì vậy mới có việc ra đời của các ngân hàng MCR.
* Ngân hàng MCR của BV Truyền máu - huyết học TP.HCM đang hoạt động ra sao, thưa ông?
- Hiện ngân hàng MCR của BV đang lưu trữ hơn 1.700 mẫu MCR thu thập từ BV phụ sản Từ Dũ và Hùng Vương. Hệ thống đông lạnh để bảo quản tế bào gốc của BV là hệ thống được kiểm soát nhiệt độ, xuất nhập mẫu, lưu trữ dữ liệu hoàn toàn bằng lập trình trên máy vi tính. Hiện BV cũng đang xây dựng ngân hàng MCR mới đúng chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2008 sẽ khánh thành và khi đi vào hoạt động có thể lưu trữ được 10.000 mẫu MCR. Ngoài ra, BV cũng đã đăng ký đầu tư xây dựng BV mới ở khu y tế kỹ thuật cao của TP.HCM để đẩy mạnh và phát triển BV thực hành lâm sàng. Từ đó mới đẩy mạnh được việc ghép tế bào gốc MCR điều trị nhiều loại bệnh lý ác tính cho bệnh nhân.
* BV đã thực hiện ghép tế bào gốc từ khi nào, thưa TS?
- Từ năm 1995 đến nay, BV đã thực hiện ghép tế bào gốc cho 50 bệnh nhân. Trong đó, từ năm 2002 đến nay đã thực hiện ghép tế bào gốc MCR cho chín bệnh ?nhân bị bệnh bạch cầu dòng tủy, bạch cầu dòng lympho và thalassemie thể nặng.
* Chi phí cho việc lấy, xét nghiệm sàng lọc, chiết tách, điều chế tế bào gốc MCR khoảng bao nhiêu? Người bệnh có phải trả chi phí này cho BV?
- Chi phí khoảng 16 triệu đồng. Vì ngân hàng MCR của BV được Nhà nước đầu tư kinh phí nên BV không thu tiền này của bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân phải trả chi phí ghép tế bào gốc khoảng 300-320 triệu đồng cho 4-8 tuần điều trị sau ghép. Ngoài ra, sau khi ghép tế bào gốc, người bệnh còn phải dùng thuốc 9-12 tháng, mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng. Ở nước ngoài, chi phí ghép tế bào gốc MCR một ca từ 100.000-200.000 USD, chưa kể chi phí cho việc lấy, sàng lọc, bảo quản tế bào gốc MCR khoảng 10.000-20.000 USD.
Hiện BV không chỉ lấy MCR của những thai phụ tình nguyện cho, mà còn có trách nhiệm lấy MCR của con em những gia đình đã có con bị bệnh mà người mẹ tiếp tục sinh thêm em bé. Từ mẫu MCR này, BV chiết tách tế bào gốc điều trị cho cháu đang bị bệnh. ?
(Trích báo tuổi trẻ ngày 22/4/2007)