Lý giải tại sao có người uống được và không uống được rượu

Lý giải tại sao có người uống được và không

Chào các bạn
  Trong quá trình học các môn học, thấy có vấn đề này hay nên trao đổi với các bạn.


Chuyển hoá của Ethanol
(Sự hình thành của acetaldehyde và acetate.)​

    Ethanol được chuyển hoá trong cơ thể người thông qua hoạt động của 2 enzyme:
- Alcohol Dehydrogenase (ADH)

C[sub:dab7bc9f97]2[/sub:dab7bc9f97]H[sub:dab7bc9f97]5[/sub:dab7bc9f97]OH  +  NAD[sup:dab7bc9f97]+[/sup:dab7bc9f97] ↔ CH[sub:dab7bc9f97]3[/sub:dab7bc9f97]CHO  +  NADH  +  H[sup:dab7bc9f97]+[/sup:dab7bc9f97]       (Phản ứng 1)

- Acetaldehyde dehydrogenase (ALDH)

CH[sub:dab7bc9f97]3[/sub:dab7bc9f97]CHO  +  H[sub:dab7bc9f97]2[/sub:dab7bc9f97]O  +  NAD[sup:dab7bc9f97]+[/sup:dab7bc9f97]  ↔  CH[sub:dab7bc9f97]3[/sub:dab7bc9f97]COOH  +  NADH  + H[sup:dab7bc9f97]+[/sup:dab7bc9f97]      (phản ứng 2)

      Nhiều tác dụng không tốt của việc uống quá nhiều rượu là do sự hình thành quá nhiều acetaldehyde. Hay nói cách khác: người uống được hay ko uống được rượu là vì tồn đọng ít hay có nhiều acetaldehyde.
     Để giải thích việc có người uống được nhiều rượu và có người uống được ít rượu thì ta phải dựa trên 2 phản ứng trên.
     Trước khi đi vào giải thích, mong các bạn hiểu cho một ý sau: 2 nhóm người đề cập dưới đây là nhóm người da trắng (Caucasian) và nhóm người da vàng (Oriental = người từ phương đông, nhất là những người đến từ Trung Quốc và Nhật). Tuy nhiên, vì sự phân chia ở đây là tương đối, nên cũng có thể hiểu đơn giản là giữa 2 nhóm người uống được và không uống được rượu.
   Ở phản ứng 1:  ADH ở người là một dimer do 2 trong 3 tiểu phần khác nhau hợp thành: alpha, beta và gama (xin  lỗi vì không thể viết được dạng symbol). Tiểu phần beta1 ở người da trắng (Caucasian) được thay thế bằng beta2 với tỉ lệ rất cao (90%) ở người da vàng (Oriental). Bản điện di trên gel agarose (hình 1) cho chúng ta thấy điểu đó.
     Hoạt tính động học của các isoenzyme alcohol dehydrogenase (ADH) được so sánh ở bảng 1
    Xem xét bảng 1 có thể thấy rằng ở pH sinh lý thì enzyme beta2beta2 là hoạt động mạnh hơn beta1beta1, do đó acetaldehyde được tạo ra nhiều hơn. Nhiều acetaldehyde làm cho người uống rượu có một số triệu chứng “ngộ độc” nên dễ say.
   Phản ứng 2: Ở người da trắng có 2 isoenzyme cho sự oxi hoá acetaldehyde, ALDH-1 và ALDH-2. Trong khi đó khoảng 50% người Oriental chỉ có ALDH-1. Vì ALDH-2 có ái lực cao hơn với cơ chất của nó, do đó sự vắng mặt của ALDH-2 sẽ làm gia tăng nồng độ của acetaldehyde. Tức là: ở phản ứng 2 cũng cho thấy nhóm người Oriental dễ bị "ngộ độc" hơn nhóm người Caucasian.

 Tóm lại:
- Uống được hay không uống được rượu là mang tính di truyền ---> không uống được rượu thì đừng cố gượng ép, mà ép bất khả từ, (để) từ từ tôi sẽ uống.... :D
- Tỉ lệ người phương tây uống được rượu nhiều hơn người phương đông.
- Dựa theo nghiên cứu này thì, những người phương đông uống được rượu (hay uống rượu mà mặt "tái") thì có đặc tính giống nhóm người Caucasian.

(Tôi thuộc nhóm Oriental..... :?  :roll:

TLTK: Peter N. Campbell and Anthony D. Smith (1988) Biochemistry Illustrated (2nd Edition). page 74.
 
Em thấy thông tin này rất hay. Qua đó, em có thắc mắc 1 vấn đề là:
Tại sao lại có sự khác nhau giữa người phương Tây và người phương Đông như vậy? (ý em hỏi là cấu trúc gen như vậy thích nghi với điều gì?)
 
hi
?Mình cũng hỏi GS như vậy, GS trả lời: God..... :o .
?Thật ra, như đã đề cập, sự khác nhau này không phải là sự khác nhau 100% giữa người phương đông và người phương tây mà thực chất chỉ là tương đối. Cũng có ?người phương đông uống được nhiều rượu vậy. Tuy nhiên, nếu so sánh về tỉ lệ thì số ?người uống được rượu ở nhóm người phương tây sẽ nhiều hơn.
?
(ý em hỏi là cấu trúc gen như vậy thích nghi với điều gì?)
Có thể là do thói quen uống nhiều rượu và là rượu mạnh (vì thời tiết ở phương Tây thường lạnh hơn) do đó dần dần hình thành đặc điểm này và chiếm tỉ lệ cao.
Thanks
 
Trước hết người uống được rượu thường là người cao to, vì như vậy thể tích máu nhiều và nồng độ rượu pha loãng sẽ nhỏ hơn so với cùng một lượng rượu tiêu thụ ở người có thể trạng nhỏ. Về khoản này thì Tây hơn là cái chắc rồi.

Ngoài ra như bạn Hải nói, có thể trong lịch sử phát triển, người Tây uống nhiều rượu hơn (do khí hậu lạnh hơn, do có nhiều loại ngũ cốc để làm bia rượu hơn...) và rượu vô hình chung trở thành áp lực chọn lọc tiến hóa (ví dụ như trường hợp lactase giữa Caucasian và Asian vậy).

Theo nghiên cứu, những người càng uống được càng có nguy cơ bị nghiện (cũng dễ hiểu thôi), chính vì vậy số lượng người nghiện rượu ở Tây cao hơn nhiều so với ở châu Á. Ở VN tôi cũng thấy có vài người khi ăn không thể thiếu chén rượu, nhưng có lẽ "tỉu lượng" cũng không cao nên chỉ "ghiền" thôi chứ chưa qua "nghiện" ?:D
 
Bác editor đưa lên trang nhất đi chứ nhỉ? Gần đây có nhiều bài cần được đưa lên đó.

Phê bình 2 bác editor nhé ?:cry:
 
Chào các bạn
?Qua bài trả lời của anh Lương có nhắc đến lactase, nên muốn tham khảo thêm.

Sự không dung nạp Lactose (lactose intolerance)

? ? ? ? ? ? ?Lactase thuỷ phân Lactose theo phản ứng sau:

? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Lactose ?+ ?H2O ?----lactase-----> ? D-Galactose ?+ ?D-Glucose

? ? ? ?Sự không dung nạp lactose ở người trưởng thành của hầu hết các dân tộc trên thế giới (ngoại trừ những người có nguồn gốc từ Bắc âu và một số nơi ở châu Phi) là do các tế bào thành ruột không tiết ra lactase (mặc dù lactase vẫn được tiết ra khi còn ấu thơ). Chính vì vậy mà lactose không thể tiêu hoá được ở ruột non. Khi lactose đi đến ruột già thì tại đây, dưới hoạt động của vi sinh vật sẽ chuyển lactose thành các sản phẩm độc gây ra hiện tượng co thắt ruột, đau bụng, và tiêu chảy.

Tài liệu tham khảo:
1. Albert L. Lehninger. Principles of Biochemistry, 4th edition 2004. Page 536.


?Như vậy:
- Trường hợp của lactase không phải xảy ra giữa nhóm người Caucasian và Asian như anh Lương đã nói.
- Vì trường hợp thiếu lactase chỉ xảy ra ở người trưởng thành (lúc còn nhỏ thì có lactase - trẻ nhỏ vẫn phải dùng sữa mà), tức là không phải là do di truyền (vì vẫn có gen mã hóa cho lactase) mà có thể quá trình hình thành lactase ở người trưởng thành bị ức chế, dẫn đến lactase không được tạo ra. (anh Lương có thể giúp giải thích lý do tại sao được ko? mình thì không biết).
- Hiện tại, các sản phẩm sữa thương phẩm có chứa lactose đều đã được xử lý qua lactase, cho nên chúng ta cứ yên tâm mà dùng (mặc dù, nếu Tôi uống sữa vào buổi sáng là thể nào cũng đi gặp "Tào Tháo"...hic :oops: )
- Thực tế, những người trưởng thành không phải là không thể tiêu hóa lactose, nếu chúng ta tập luyện uống sữa có lactose đều đặn thì dần dần cơ thể có thể tiết ra lactase như bình thường.

Thân
 
Nguyễn Hữu Hoàng said:
Không biết tại sao uống rượu cùng với bia (hoặc nước ngọt) thì lại bị mệt hơn nhiều so với uống từng thứ riêng nhỉ?

--> ?:wink: Mình thấy trong HCM, dân nhậu thường lấy bia để giải rượu mà, trong khi miền Bắc hay chơi trà đá với nước ngô ?8)
 
Nguyên văn bởi Nguyễn Hữu Hoàng
Không biết tại sao uống rượu cùng với bia (hoặc nước ngọt) thì lại bị mệt hơn nhiều so với uống từng thứ riêng nhỉ?
Đơn giản như đan rổ, chênh lệch nồng độ thất thường thì cơ thể không thích ứng kịp, thế thôi.
Bật mí nhé, mình uống nước trước khi nhậu nên cũng "1 say chưa chai".
Những người mà mình biết uống được nhiều rượu thì khoảng vài tá, tửu lượng mà tây có lẽ cũng thua.
 
có nhiều nguời thời gian đầu không uống dựoc rượu sau đó tập uống lại uống được nhiều. bạn có thể giải thích giúp mình đwocj không? cảm ơn bạn nhiều
 
có nhiều nguời thời gian đầu không uống dựoc rượu sau đó tập uống lại uống được nhiều. bạn có thể giải thích giúp mình đwocj không? cảm ơn bạn nhiều


theo mình nghĩ thì lúc đầu không uông được khi tập uống được rồi thì cơ thể đã thích ứng được với rượu rồi lúc đó bạn có thể uống dược nhiều và nhiều hơn qua mỗi lần uống thôi mà :???:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top