Protease, proteaza; bạn chọn cái nào?

lamere

Senior Member
Trong một số cuốn sách (chủ yếu là các sách xuất bản trước đây), tác giả thường sử dụng tên của các enzyme theo phiên âm tiếng Việt. Chẳng hạn như, enzyme protease thì phiên âm thành proteaza, hay enzyme lipase thì phiên âm thành lipaza. Vậy theo bạn, chúng ta nên chọn cách phiên âm này hay là để nguyên từ gốc của nó. Phải chăng chúng ta cũng cần có một quy định về vấn đề này?
Hy vọng mọi người đóng góp thêm.
Lamère.
 
Tôi cũng chỉ dùng protease, đuôi ase đọc là za (gia) thì người nào là SV khoa sinh khoa hóa hẳn nhiên sẽ được thầy cô dạy ở những tiết đầu tiên, đâu cần thiết phải viết za "cho SV nó nhớ". Hơn nữa trong cùng 1 chữ sao lại phiên có cái đuôi? còn 2 phần trước đâu. Chưa nói là tiếng Việt mình làm gì có âm Z???

Hoặc không có, hoặc có tất cả

protease hoặc bờ-rồ-tê-a-dza hay bờ-rồ-tê-a-gia
enzyme hoặc en-dzim hay en-gim

chứ nửa nạc nửa mỡ, kỳ quá.
 
enzyme hoặc en-dzim hay en-gim
Anh lonxon có nhầm nhọt gì không vậy?

Có một anh tôi quen, đọc en_zim quen rồi, mặc dù đã học lại phát âm là en_zam vậy mà đến lúc phỏng vấn đi học vẫn nhầm en_zim.
 
Theo tôi thì có lẽ trước đây, chúng ta ít tiếp xúc với những tài liệu hay ngôn ngữ chuyên ngành một cách có hệ thống, chẳng hạn như cách viết phiên âm, cách phát âm... (có thể do nhiều lý do, tôi cũng không biết nữa). Do đó, để cho dễ hiểu ta cứ phiên âm ra đọc theo tiếng V, đọc sao thì viết vậy. Chủ yếu là mọi người hiểu và phân biệt là được. Do đó mới xuất hiện proteaza (đọc là prô- tê-a-gia). Có lẽ ngày nay chúng ta nên sử dụng từ gốc của nó thì hơn và phát âm theo phiên âm quốc tế. :(
 
ở VN ta vẫn đọc là en-dim hay en-zim; còn đương nhiên cách phát âm chuẩn của nó thì không phải vậy.

Chữa alles cũng vậy, cứ a len a len nghe rất vui tai trong khi GS Mỹ đọc nghe là "ơ liu".

Tôi cũng đồng ý với lammere là chắc hồi đó nhiều thầy cô ta kô biết nhiều tài liệu quốc tế nên thầy sao trò vậy; nay ta có cơ hội biết nhiều hơn thì cũng kô nên trách cứ các bậc đi trước. Cái cần làm là chúng ta mau mau lớn mạnh, tiếng nói có trọng lượng, (có thể) dạy được nhiều học trò đề dần dần thai đổi cái lạc hậu (chứ đứng nói nó sai mà oan oan cho thầy cô mình).
 
Tôi thấy nên để nguyên từ tiếng gốc vẫn hơn! Như khi học văn học nước ngoài ấy! Ta cứ viết phiên âm tiếng Việt mãi đến khi muốn viết chính xác tên của tác giả bằng tiếng nước ngoài thì không biết gì! Còn có lúc người một số từ tiếng nước ngoài đọcâm gió rất hay nhưng khi đưa vàotie61ng Việt nghe nó cứng làm sao ấy... vậy nên thôi cứ viết chuẩn từ gốc đi! Coi như là vừa học ngoại ngữ vừa chínhxa1c khỏi sợ sai!?!
 
tôi đồng ý, nhưng phân biệt rõ

01-dịch: ví dụ chữ nucleus ta dịch là nhân; cell là tế bào, membrane là màng;... rất rõ ràng, cái này gọi là việt hóa thuật ngữ hoàn toàn

02- Phiên âm: ví dụ chữ glucid (chất đường) thành glu-xit, lipid (chất béo) thành li-pit; protein (chất đạm) thành ptotêin... còn cái này cũng việt hóa nhưng việt hóa nửa vời

Tôi cũng nhận thấy cứ viết và đọc theo kiều phiên âm rất khổ, lúc muốn viết đúng tên gốc chả nhớ ra làm sao. Ví dụ chữ alen, chữ Dac-uyn ... ngồi thần ra mấy phút mới nhớ chữ gốc, còn phải kiểm tra mấy lần cho chắc ăn

Quan điểm của tôi rất rõ ràng:Hoặc ta việt hóa hoàn toàn 1 thuật ngữ, ví dụ receptor là thụ quan/thụ thể; còn không hãy để nguyên chữ gốc English. chữ receptor phiên thành rì-xép-tơ chăc tui chết quá.

-
 
Tôi đồng ý với cách sử dụng từ nguyên gốc, ở đây thống nhất sẽ sử dụng bằng tiếng Anh. Bởi vì sẽ có một số bạn hoặc anh chị học ở các nước khác, đặc biệt là Pháp, sẽ có khuynh hướng thích sử dụng ngôn ngữ mình được học, nhưng dù gì chăng nữa, tiếng Anh được chấp nhận như là mot thứ tiếng dùng trong hầu hết các tài liệu khoa học hiện nay.

Việc phiên dịch hoặc phiên âm ra tiếng Việt chỉ làm rắc rối thêm ngôn từ, và hầu hết là không thống nhất với nhau.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top