Xong thạc sĩ có nên học tiếp tiến sĩ ko? Trong nước hay ngoài nước?

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Em chào các anh, chị trên SHVN,
Em có một số bạn băn khoăn một số câu hỏi sau về định hướng tiếp theo của họ. Kính mong các anh, chị định hướng giúp bọn em.

Sau đây là tình huống: Tốt nghiệp Kỹ sư công nghệ sinh học cách đây ít nhất 05 năm, đã học xong Thạc sĩ về chuyên ngành cụ thể thì khá đa dạng. Bây giờ có 2 con đường 01 là học tiếp lên tiến sĩ và con đường thứ 2 là dừng học và tập trung vào đi làm.

Con đường thứ 1: học tiến sĩ. Học tiến sĩ để làm gì? :D Câu này hơi củ chuối, thực sự theo em hiểu thì tiến sĩ là một cái giấy chứng nhận rằng anh A, chị B có khả năng độc lập theo con đường nghiên cứu theo một chuyên ngành hẹp cụ thể mà mình muốn hoặc có khả năng theo đuổi. Còn cách hiểu thông thường thì tiến sĩ là học vị cao nhất và ngừng quá trình học tại đây, tiến sĩ là người biết hết mọi thứ...

Nếu đi học tiến sĩ thì nên học ở đâu? Trong nước hay ngoài nước?

Nếu là tại các trường đại học ở nước ngoài: Cách chọn giáo sư hướng dẫn hoặc khai thác thông tin để tìm giáo sư hướng dẫn cũng như các loại học bổng nếu có của giáo sư, của trường, của chính phủ, cũng như các loại quỹ hỗ trợ khác.

Nếu học trong nước thì nên chọn học ngành nào, trường nào?

Các cách xử lý tình huống khi gặp bế tắc, khi làm mãi vẫn không được, hoặc stress quá vì đến hạn phải nộp bản nháp cũng như sửa lại theo yêu cầu của giáo sư, của tạp chí khoa học?

Con đường thứ 2: Không học tiếp và đi làm ở các công ty liên quan đến CNSH. Vì nhiều lý do khác nhau: Cơm áo gạo tiền, chăm sóc con cái...

Không học tiếp thì ko bằng bạn bằng bè, hoặc bị áp lực từ gia đình ví dụ cả họ nhà ta ko ai có cái bằng tiến sĩ và nhiều lý do khác...

Bọn em nên theo con đường nào?

Em xin cảm ơn!
 
Chào bạn Minh lâu ngày!
Theo mình nghĩ, nếu bạn đang phân vân học Ts để làm gì, thế thì có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng để học Ts.

Ở Vn việc học Ts có nhiều mục đích, tuy nhiên tựu trung lại đều vì miếng cơm manh áo (ngoài cái khoe mẽ là đam mê ra ;)). Chẳng ai dại gì học Ts vì áp lực gia đình cả, bởi vì nói làm Ts dễ thì cũng dễ, mà khó thì cũng khó, dù làm trong nước hay nước ngoài.

Làm Ts trong nước thì tốn kém hơn, bị sách nhiễu nhiều hơn. Làm Ts nước ngoài thì áp lực cao hơn, làm việc trâu hơn.

Làm Ts trong nước thì chất lượng thường sẽ thấp hơn làm ở nước ngoài.

Về đại khái nó là như vậy.

Nhưng thực tế cũng có những easy roads cho những ai muốn làm Ts nước ngoài.

1. Xin được các học bổng nhà nước của các nước như Úc, Nhật, Đức, Pháp. Cái này thì chủ yếu ngoại ngữ quyết định và điều kiện còn lại là làm cho một cơ quan nhà nước.

2. Làm những đề tài dạng sandwich, làm ở VN 1/2 thời gian, ở nước ngoài 1/2 thời gian.

Một số nước bạn không nên đi nếu không xác định làm cu li khoa học lâu dài:

1. Hàn
2. Mỹ
3. Nhật (học bổng Gs)
4. Châu Âu (học bổng Gs)

Các anh chị khác có thể cho bạn thêm ý kiến.
 
Chào bạn Minh lâu ngày!
Theo mình nghĩ, nếu bạn đang phân vân học Ts để làm gì, thế thì có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng để học Ts.
Hì, đúng là lâu lắm rồi em mới lên diễn đàn. May mà anh Lương vẫn nhớ em :hoanho:.

Em rút kinh nghiệm ngày xưa thi đại học và quyết định chọn trường bằng tung đồng xu xem nên học ngành nào (CNSH hay Tin học và chọn CNSH) nên em hỏi các thầy/cô/anh/chị đi trước để còn lường trước khó khăn, những điều phải đối mặt cùng các hệ lụy sau đó và lựa chọn để quyết định.
Ở Vn việc học Ts có nhiều mục đích, tuy nhiên tựu trung lại đều vì miếng cơm manh áo (ngoài cái khoe mẽ là đam mê ra ;)).
Có lẽ em hết cái tuổi khoe mẽ là đam mê rồi ạ!
Quyết định này đặt lên bàn cân thật sự. Ngày xưa có mỗi mình mình chưa vợ con. Chứ bây giờ mà mình ko cân nhắc cẩn thận thì toi nhẹ nhàng là mất 5-7 năm, còn nặng thì tầm 10 năm mà chưa chắc đã có bằng. Chưa kể chi phí cơ hội qua đi.
Học bằng tiền tự túc thì không có khả năng rồi. Kiếm học bổng nước ngoài từ các nguồn như anh nói thì cũng phải tìm và nhờ nhiều người hỏi chỗ này chỗ kia (thầy tốt, cơ sở tốt và nhiều yếu tố khác…) bét nhất là 6 tháng, có khi còn mất 2-3 năm may ra mới có được.
Một bên là “tiếng”, một bên là phải giải bài toán kinh tế cho gia đình. Nếu xác định đi học tiến sĩ thì trong ít nhất 5 năm không thể có chuyện kiếm tiền mà chỉ đủ để sống và tồn tại. Chưa kể còn phải lo chi phí cho vợ con. Vợ thì tất nhiên cũng đi làm nên không lo lắng lắm, mà con thì sao, chả nhẽ mình vì cái “tiếng” kia mà để con mình đói rét hoặc thiếu điều kiện chăm sóc thì không ổn lắm.
Mà cũng không biết sau khi học xong thì đầu ra thế nào? Có kiếm được tiền tăng lên ít nhất 200-300% so với hiện tại không? Và sau khi học xong rồi thì nên làm ở đâu? Về Việt Nam hay là tiếp tục ở lại hay đi sang nước khác?
Chẳng ai dại gì học Ts vì áp lực gia đình cả, bởi vì nói làm Ts dễ thì cũng dễ, mà khó thì cũng khó, dù làm trong nước hay nước ngoài.
Làm Ts trong nước thì tốn kém hơn, bị sách nhiễu nhiều hơn. Làm Ts nước ngoài thì áp lực cao hơn, làm việc trâu hơn.
Làm Ts trong nước thì chất lượng thường sẽ thấp hơn làm ở nước ngoài.

Về đại khái nó là như vậy.
Theo đánh giá của anh thì nên theo cái nào hơn?

Nhưng thực tế cũng có những easy roads cho những ai muốn làm Ts nước ngoài.
1. Xin được các học bổng nhà nước của các nước như Úc, Nhật, Đức, Pháp. Cái này thì chủ yếu ngoại ngữ quyết định và điều kiện còn lại là làm cho một cơ quan nhà nước.
Em không nghĩ đây là easy road đâu.

Một số nước bạn không nên đi nếu không xác định làm cu li khoa học lâu dài:
1. Hàn
2. Mỹ
3. Nhật (học bổng Gs)
4. Châu Âu (học bổng Gs)
Anh có thể nói rõ hơn tại sao không nên đi các nước này không?
 
Những điều bạn nói đều đúng cả. Vì thế mới nói nếu chưa phải vào tình thế thì bạn chưa nên quyết định học Ts. Khi đã vào tình thế, bạn sẽ tự khắc đánh giá được cái "được" và cái "mất".
Việc nhận học bổng từ nguồn thứ 3 so với học bổng GS thì đơn giản là vì "đồng tiền bát gạo" cả. Chả ông xếp nào muốn trả lương cho nhân viên chỉ để ngồi chơi cả.

Mấy cái nước không nên đi đấy thì dựa trên quan điểm của tôi thôi.

Đi Hàn: làm trâu, lương thấp, thời gian tốt nghiệp dài, học xong khó làm GS ở nước ngoài

Đi Mỹ: làm trâu, lương trung bình, thời gian tốt nghiệp dài, yêu cầu cao, học xong có TA, dễ xin làm GS ở nước ngoài

Đi Nhật: làm bò (ít hơn trâu tí :D), lương cao, thời gian tốt nghiệp dài, học xong có thể xin làm GS ở Hàn

Đi Châu Âu: làm nhẹ nhàng, lương ổn, thời gian tốt nghiệp 3 năm, học xong có thể xin làm GS ở Châu Âu, Nhật hoặc Hàn. Đi chơi được nhiều nước.
 
Một trong số những chủ đề hiếm hoi của anh Lương mà dường như em không tìm thấy được nhiều suy nghĩ chung:

1) Easy roads:

"Nhưng thực tế cũng có những easy roads cho những ai muốn làm Ts nước ngoài.

1. Xin được các học bổng nhà nước của các nước như Úc, Nhật, Đức, Pháp. Cái này thì chủ yếu ngoại ngữ quyết định và điều kiện còn lại là làm cho một cơ quan nhà nước.

2. Làm những đề tài dạng sandwich, làm ở VN 1/2 thời gian, ở nước ngoài 1/2 thời gian."
Cả hai điểm mà anh nêu trên đây em nghĩ đều không phải là easy roads vì i) ngoại ngữ là yếu tố cuối cùng quyết định tới việc ai sẽ nhận được học bổng, nói cách khác trong hầu hết các trường hợp xin PhD thì ngoại ngữ là điều kiện cần bắt buộc (ai cũng phải có một trình độ nhất định), điều kiện quan trọng hơn nhiều, theo em nghĩ, đó là CV, motivation, research proposal và nguồn funding cho cái proposal đó, và ii) dựa trên những gì em đã nhìn thấy thì sandwich model của PhD chỉ là mô hình lý tưởng trên giấy, rất nhiều người học theo chương trình dạng này mà em biết đều rất chật vật và chậm tiến độ vì rất nhiều lý do.

2) Đi Châu Âu: làm nhẹ nhàng, lương ổn, thời gian tốt nghiệp 3 năm, học xong có thể xin làm GS ở Châu Âu, Nhật hoặc Hàn. Đi chơi được nhiều nước.
Em không biết những nơi khác như thế nào nhưng bức tranh ở châu Âu không thanh bình và đẹp như thế này đâu anh ạ!
 
Một trong số những chủ đề hiếm hoi của anh Lương mà dường như em không tìm thấy được nhiều suy nghĩ chung:

1) Easy roads:

"Nhưng thực tế cũng có những easy roads cho những ai muốn làm Ts nước ngoài.

1. Xin được các học bổng nhà nước của các nước như Úc, Nhật, Đức, Pháp. Cái này thì chủ yếu ngoại ngữ quyết định và điều kiện còn lại là làm cho một cơ quan nhà nước.

2. Làm những đề tài dạng sandwich, làm ở VN 1/2 thời gian, ở nước ngoài 1/2 thời gian."
Cả hai điểm mà anh nêu trên đây em nghĩ đều không phải là easy roads vì i) ngoại ngữ là yếu tố cuối cùng quyết định tới việc ai sẽ nhận được học bổng, nói cách khác trong hầu hết các trường hợp xin PhD thì ngoại ngữ là điều kiện cần bắt buộc (ai cũng phải có một trình độ nhất định), điều kiện quan trọng hơn nhiều, theo em nghĩ, đó là CV, motivation, research proposal và nguồn funding cho cái proposal đó, và ii) dựa trên những gì em đã nhìn thấy thì sandwich model của PhD chỉ là mô hình lý tưởng trên giấy, rất nhiều người học theo chương trình dạng này mà em biết đều rất chật vật và chậm tiến độ vì rất nhiều lý do.

2) Đi Châu Âu: làm nhẹ nhàng, lương ổn, thời gian tốt nghiệp 3 năm, học xong có thể xin làm GS ở Châu Âu, Nhật hoặc Hàn. Đi chơi được nhiều nước.
Em không biết những nơi khác như thế nào nhưng bức tranh ở châu Âu không thanh bình và đẹp như thế này đâu anh ạ!

Ý bác Lương là học bổng kiểu 322, 911 là easy roads so với các loại học bổng QT khác ý mà.

Tất nhiên mọi chuyện đều có ngoại lệ nhưng nhìn chung thì làm PhD ở EU đúng là thanh bình hơn ở Nhật, Hàn và US.
 
Yêu cầu tiếng anh (IELTS, TOEFL iBT) thông thường tối thiểu để apply các học bổng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật và Hàn là bao nhiêu ạ?

Đọc các bài các bác viết em nản quá. Chả biết có đủ nghị lực và dũng cảm đi theo con đường này không nữa. Viết mỗi mấy cái assignment bé tẹo đã thấy mệt lắm, sắp chết đến nơi rồi mà các bác phải đọc cả đống, làm, viết, sửa nhiều lần...

Vượt rào tiến sĩ xong rồi thì con đường tiếp theo sẽ thế nào ạ? Mỗi năm phải đăng được tối thiểu mấy bài rồi mới đến tutor cho sinh viên, trợ giảng rồi may ra mới được giảng viên và đến phó giáo sư rồi mới tới giáo sư. Có tiêu chí giảng viên cần câu kéo được bao nhiêu tiền tài trợ và nuôi lab hoặc trung tâm nghiên cứu do mình phụ trách khoảng bao nhiêu thì ổn ko ạ?

Còn con đường học tiến sĩ trong nước có ai có kinh nghiệm làm ơn chỉ em với ạ?
 
Last edited:
Yêu cầu tiếng anh (IELTS, TOEFL iBT) thông thường tối thiểu để apply các học bổng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật và Hàn là bao nhiêu ạ?

Đọc các bài các bác viết em nản quá. Chả biết có đủ nghị lực và dũng cảm đi theo con đường này không nữa. Viết mỗi mấy cái assignment bé tẹo đã thấy mệt lắm, sắp chết đến nơi rồi mà các bác phải đọc cả đống, làm, viết, sửa nhiều lần...

Vượt rào tiến sĩ xong rồi thì con đường tiếp theo sẽ thế nào ạ? Mỗi năm phải đăng được tối thiểu mấy bài rồi mới đến tutor cho sinh viên, trợ giảng rồi may ra mới được giảng viên và đến phó giáo sư rồi mới tới giáo sư. Có tiêu chí giảng viên cần câu kéo được bao nhiêu tiền tài trợ và nuôi lab hoặc trung tâm nghiên cứu do mình phụ trách khoảng bao nhiêu thì ổn ko ạ?

Còn con đường học tiến sĩ trong nước có ai có kinh nghiệm làm ơn chỉ em với ạ?

Dựa theo những gì tớ nhìn thấy (ở châu Âu, những nơi khác các ace khác có thể cho biết thêm) có thể trả lời bạn Minh một số ý như sau:
IELTS tối thiểu:

Châu (Tây) Âu: 6 - 7: tùy theo từng trường ĐH
Đông Âu: không có thông tin, hồi lâu lắm rồi tớ chỉ có một lần được phỏng vấn không chính thức đi Czech (lúc đó chả có bằng cấp gì) rồi họ chấp nhận, nhưng họ yêu cầu qua đó học thì học tiếng Czech là điều kiện bắt buộc nên tớ cũng không khoái. Túm lại, đó là kinh nghiệm duy nhất của tớ với Đông Âu.

Khi viết báo: sửa qua sửa lại cỡ khoảng 50 - 200 lần/bài (tùy theo số lượng co-authors, phản biện và độ khó của tạp chí và khả năng viết của bạn) trước bản cuối cùng được xuất bản. Những người thông minh hơn, trình độ cao hơn thì chắc là sửa ít hơn. Có anh PGS người Việt mà tớ nghe nói chỉ ngồi viết khoảng 2 ngày cuối tuần là được 90% bài báo và năm 2011 anh ấy cho ra lò khoảng > 20 bài gì đó (ko biết đúng sai thế nào nhưng nghe thế mà vã mồ hôi hột!).

Xong TS nếu ngon thì làm tiếp postdoc, phần lớn các vị trí postdoc gắn liền với project, hết project thì cũng hết hạn hợp đồng làm postdoc. Số bài báo hàng năm thì chả có tiêu chuẩn chung nào. Có người chỉ thích làm những nghiên cứu lớn, có khi 2 - 3 năm mới có 1 bài làm first author nhưng toàn bài khủng bố, có người chạy theo số lượng ra đều đều một vài bài hàng năm nhưng chất lượng thì thấp hơn nhiều.

Sau cỡ khoảng 2 - 3 lần làm post mà không lên được associate prof hoặc ít nhất cũng trưởng một nhóm nghiên cứu nhỏ nào đó thì gần như là đồ bỏ đi! mà số lượng PhD lên được (associate) professor là rất nhỏ!

Phần lớn các vị trí postdoc đều gắn liền với teaching duty và thesis supervision với số lượng giờ qui đổi nhất định tùy theo từng trường ĐH.
 
Dựa theo những gì tớ nhìn thấy (ở châu Âu, những nơi khác các ace khác có thể cho biết thêm) có thể trả lời bạn Minh một số ý như sau:
IELTS tối thiểu:

Châu (Tây) Âu: 6 - 7: tùy theo từng trường ĐH
Đông Âu: không có thông tin, hồi lâu lắm rồi tớ chỉ có một lần được phỏng vấn không chính thức đi Czech (lúc đó chả có bằng cấp gì) rồi họ chấp nhận, nhưng họ yêu cầu qua đó học thì học tiếng Czech là điều kiện bắt buộc nên tớ cũng không khoái. Túm lại, đó là kinh nghiệm duy nhất của tớ với Đông Âu.

Em search ở Úc thì nói chung với ngành liên quan đến y hoặc sinh thông thường đòi từ 6.5 - 7.0. Nói chung với một số trường ở Úc thì yêu cầu 7.0 là nhiều hơn cả. Mà đây là tiêu chuẩn trên giấy tờ, không biết là thực tế các anh các chị đạt khoảng bao nhiêu thì là ngon với học bổng không phải đóng tiền học phí và được nhận tiền sinh hoạt phí từ giáo sư?

7.0 thì may ra còn hy vọng chứ 7.5 hoặc 8.0 thì chưa biết ở đâu ở VN dậy hoặc có khả năng dậy. Em hỏi một số người dạy tiếng anh chuyên luyện thi thì họ bảo cỡ điểm đấy thì tùy thuộc vào khả năng cầy cuốc của từng người và không thể dậy nổi để hơn được. Em chưa thấy chỗ nào ở VN dám quảng cáo chắc mẩm đạt được con số này.

Hồi trước em biết một người học Thạc sĩ dưới dạng dự án liên kết giữa viện em làm và trường Oxford, trường tài trợ 100% học phí, ăn ở,... học ngành International Health của trường Oxford. Người đó thi Toefl iBT được 109 điểm mà trường vẫn không đồng ý vì yêu cầu bất thành văn thông thường là 110 điểm, bác ý phải chuyển sang thi IELTS được 8.5 thì trường nó mới nhận. Em nghe xong choáng vật. Lúc bác ý đi về sau 1 năm học thì từ tóc đen thành lấm tấm hoa râm.

Khi viết báo: sửa qua sửa lại cỡ khoảng 50 - 200 lần/bài (tùy theo số lượng co-authors, phản biện và độ khó của tạp chí và khả năng viết của bạn) trước bản cuối cùng được xuất bản. Những người thông minh hơn, trình độ cao hơn thì chắc là sửa ít hơn. Có anh PGS người Việt mà tớ nghe nói chỉ ngồi viết khoảng 2 ngày cuối tuần là được 90% bài báo và năm 2011 anh ấy cho ra lò khoảng > 20 bài gì đó (ko biết đúng sai thế nào nhưng nghe thế mà vã mồ hôi hột!).

Dã man thật! :cuta:

Xong TS nếu ngon thì làm tiếp postdoc, phần lớn các vị trí postdoc gắn liền với project, hết project thì cũng hết hạn hợp đồng làm postdoc. Số bài báo hàng năm thì chả có tiêu chuẩn chung nào. Có người chỉ thích làm những nghiên cứu lớn, có khi 2 - 3 năm mới có 1 bài làm first author nhưng toàn bài khủng bố, có người chạy theo số lượng ra đều đều một vài bài hàng năm nhưng chất lượng thì thấp hơn nhiều.

Sau cỡ khoảng 2 - 3 lần làm post mà không lên được associate prof hoặc ít nhất cũng trưởng một nhóm nghiên cứu nhỏ nào đó thì gần như là đồ bỏ đi! mà số lượng PhD lên được (associate) professor là rất nhỏ!

Phần lớn các vị trí postdoc đều gắn liền với teaching duty và thesis supervision với số lượng giờ qui đổi nhất định tùy theo từng trường ĐH.

Nghĩa là con đường như sau: Cử nhân/Kỹ sư/Bác sĩ... -> Thạc sĩ (có thể bỏ qua bước này và học thẳng tiến sĩ - tùy người) -> Tiến sĩ -> Postdoc -> Lecturer -> A. Prof -> Prof.

Đến A. Prof hoặc tương đương thì tìm, lọc và thuê đệ tử của mình từ khắp nơi trên thế giới (thông qua cấp học bổng đấu thầu bằng cách viết dự án, viết các thứ để tìm nguồn tài trợ cho lĩnh vực của mình từ nhiều nguồn khác nhau chính phủ) làm cùng và ra kết quả cho nhà đầu tư. Không hiểu em giải thích như thế có đúng không?

Nếu tính theo mức lương ví dụ ở đây là tính theo của trường Tây Úc (Western Australia) thì giảng viên dao động từ gần 60.000$ đến 81.000$.

http://www.his.admin.uwa.edu.au/his/acad_sals.asp

Step Salary
Code Annual Fortnightly
Level A
(Lecturer/Research Associate)

Step 01 LVLA $ 59,832 $ 2,293.88
Step 02 LVLA $ 63,248 $ 2,424.83
Step 03 LVLA $ 66,668 $ 2,555.95
Step 04 LVLA $ 70,084 $ 2,686.93
Step 05 LVLA $ 72,867 $ 2,793.62
Step 06 LVLA $ 75,640 $ 2,899.93
Step 07 LVLA $ 78,420 $ 3,006.53
Step 08 * LVLA $ 81,194 $ 3,112.88
*Minimum commencing salary for PhD and Course Controllers (effective 1 January 2011)

Nếu ngon lành thì lên được các mức tiếp theo. Em nghĩ các trường đại học thì các mức lương này không chênh lệch nhau nhiều lắm.

Nếu tính đầu ra như thế kia, vậy số tiền học bổng mình được cấp (nếu xin được) sau khi trừ thuế thu nhập thì có đủ tiền tồn tại với nhu cầu cơ bản 1 vợ và 2 con (theo tiêu chuẩn gia đình bây giờ) suốt thời gian mình học không ạ?

Lại đưa ra bài toán là 5 năm học tiến sĩ tăng mức lương lên 81.000$ (mà để mức lương này thì còn xơi chưa kể bao nhiêu thứ khác liên quan). Nếu tính bài toán kinh tế thì 5 năm đủ khả năng cho mình trưởng thành ở lĩnh vực khác vì tiến sĩ cũng là nghiên cứu để tìm ra tri thức mới. Giả sử em dùng 1-2 năm đó chẳng hạn chuyển sang ngành tin học ví dụ như lập trình, thiết kế hệ thống thì cần khoảng 3000-5000$ để thi một loạt chứng chỉ quốc tế của Microsoft (MCSE, MCITP...), Oracle (DBA, App Dev, Master...), Cisco (CCIE nhiều chuyên ngành con...), IBM... mất khoảng 1-3 năm thì cũng có khả năng được mức lương tương đương. Tất nhiên chỉ tính đầu sàng tuyển cho các vị trí đăng tuyển trên một số trang web tuyển việc. Vậy nên theo cái nào nhỉ?

Vì một bên là thủ dâm tinh thần - người ta trả tiền cho cái mình thích làm, số tiền không quan trọng miễn là đủ để tồn tại nhu cầu tối thiểu trong suốt 3-5 đó. Một bên là bài toán kinh tế trong khoảng 10 năm của gia đình cần giải mình không nhất thiết phải làm những gì mình thích và mọi thứ đều có thể học được, vấn đề là mất bao lâu và có thầy phù hợp không?
---------------------

Sau khi có bằng tiến sĩ thì nên ở lại nước sở tại hay nên về? Em nghĩ câu hỏi này không dễ trả lời tí nào cả. Vì nếu mình đi bằng học bổng của nhà nước hoặc của cơ quan thì mình sẽ bị ràng buộc thông thường là gấp 3 lần thời gian đào tạo :mrgreen:. Mà thoát cái hợp đồng ký này không chết cũng bị thương nặng.
 
Sau khi có bằng tiến sĩ thì nên ở lại nước sở tại hay nên về? Em nghĩ câu hỏi này không dễ trả lời tí nào cả. Vì nếu mình đi bằng học bổng của nhà nước hoặc của cơ quan thì mình sẽ bị ràng buộc thông thường là gấp 3 lần thời gian đào tạo :mrgreen:. Mà thoát cái hợp đồng ký này không chết cũng bị thương nặng.

Em chẳng nghi ngờ gì là 90% số người được hỏi sẽ bảo là không nên về vì sau nghiên cứu sinh kinh nghiệm còn quá ít. Một số học bổng chính phủ cũng nhận biết rõ điều này và không bắt buộc sinh viên về ngay nghiên cứu sinh. Học bổng tư nhân thì là chuyện khác, cái này thuộc về "hiệu quả đầu tư" và "thời gian thu hồi vốn". Về mặt này tiện lợi nhất là học bổng giáo sư: sau khi học xong thì sinh viên hoàn toàn tự do; học bổng về nguyên tắc đã được hoàn trả bằng quá trình làm việc.

Việc sv có rơi vào tình trạng "cu li khoa học" hay không như anh Lương nêu ra phụ thuộc nhiều vào giáo sư hơn là loại học bổng.

Xét từ mặt khác, ncs đúng là "cu li khoa học", chủ yếu là thực thi ý tưởng của thầy hướng dẫn. Việc có trở thành "cu li dài hạn" hay không thì phụ thuộc vào sinh viên nhiều hơn, chứ k phải là giáo sư. Nếu trong quá trình làm "cu li" sinh viên học được cách làm việc, có ý thức tự làm việc độc lập thì cũng hoàn toàn có thể trưởng thành rất ổn.
 
Nếu tính đầu ra như thế kia, vậy số tiền học bổng mình được cấp (nếu xin được) sau khi trừ thuế thu nhập thì có đủ tiền tồn tại với nhu cầu cơ bản 1 vợ và 2 con (theo tiêu chuẩn gia đình bây giờ) suốt thời gian mình học không ạ?

Nói chung đủ hay không còn phụ thuộc vào nơi mình sống, nhu cầu/mức sống bản thân. Ngay ở 1 nước mà mức sống cũng như chi phí cho cuộc sống ở các thành phố khác nhau cũng sẽ khác nhau.

Tuy nhiên nếu là học bổng quốc tế thì thường là đủ sống vì mình biết nhiều người nhận học bổng 322 vẫn mang vợ và con đi cùng và đủ sống, tất nhiên phải tằn tiện 1 chút.

Nếu Minh quá lo lắng về chi phí cho cả gia đình thì khuyên Minh nên apply sang Pháp vì chế độ xã hội ở Pháp theo mình biết là tốt nhất so với các nước mặc dù chi phí cho cuộc sống đắt hơn so với Đức.

Ví dụ thế này, ở Pháp hầu hết mọi chi phí như: phí gửi trẻ, phí đi lại các phương tiện công cộng đều tính theo thu nhập. Thu nhập càng thấp thì các chi phí trên càng thấp, cá biệt có anh bạn mình đi học bổng 322 (800 euros/tháng) thì tiền gửi trẻ chỉ mất 50 euros/tháng, rẻ hơn ở VN! Tiền thuê nhà không tính theo thu nhập nhưng chính phủ sẽ hỗ trợ tiền nhà cho những người thu nhập thấp/sinh viên (nhiều khi lên tới hơn 50%). Ngay cả với thuế thu nhập thì nếu thu nhập quá thấp sẽ không phải đóng thuế mà còn được cho tiền :(, mình là trường hợp điển hình!
 
Lại đưa ra bài toán là 5 năm học tiến sĩ tăng mức lương lên 81.000$ (mà để mức lương này thì còn xơi chưa kể bao nhiêu thứ khác liên quan). Nếu tính bài toán kinh tế thì 5 năm đủ khả năng cho mình trưởng thành ở lĩnh vực khác vì tiến sĩ cũng là nghiên cứu để tìm ra tri thức mới. Giả sử em dùng 1-2 năm đó chẳng hạn chuyển sang ngành tin học ví dụ như lập trình, thiết kế hệ thống thì cần khoảng 3000-5000$ để thi một loạt chứng chỉ quốc tế của Microsoft (MCSE, MCITP...), Oracle (DBA, App Dev, Master...), Cisco (CCIE nhiều chuyên ngành con...), IBM... mất khoảng 1-3 năm thì cũng có khả năng được mức lương tương đương. Tất nhiên chỉ tính đầu sàng tuyển cho các vị trí đăng tuyển trên một số trang web tuyển việc. Vậy nên theo cái nào nhỉ?

Nói chung mức lương cho nhà khoa học bao giờ cũng thấp hơn so với việc làm ở các công ty. Theo ý kiến riêng mình thì thể do: (i) nhằm chọn lọc những người làm khoa học thực sự vì đam mê nghiên cứu chứ không phải vì tiền, (ii) kích thích các nhà khoa học nghèo khi có phát kiến lập công ty, đăng ký patent để kiếm tiền. Nhiều người giàu là nhờ đó chứ không phải nhờ đồng lương nghiên cứu.

Ngoài ra các nhà khoa học có mức lương thấp hơn nhưng thời gian của họ tự do hơn nhiều. Nếu đi làm công ty thì không thể có chuyện giữa giờ bỏ đi chơi được! Nhưng làm nghiên cứu thì thời gian do chính mình quản lý thôi!
 
Nói chung mức lương cho nhà khoa học bao giờ cũng thấp hơn so với việc làm ở các công ty. Theo ý kiến riêng mình thì thể do: (i) nhằm chọn lọc những người làm khoa học thực sự vì đam mê nghiên cứu chứ không phải vì tiền, (ii) kích thích các nhà khoa học nghèo khi có phát kiến lập công ty, đăng ký patent để kiếm tiền. Nhiều người giàu là nhờ đó chứ không phải nhờ đồng lương nghiên cứu.

Ngoài ra các nhà khoa học có mức lương thấp hơn nhưng thời gian của họ tự do hơn nhiều. Nếu đi làm công ty thì không thể có chuyện giữa giờ bỏ đi chơi được! Nhưng làm nghiên cứu thì thời gian do chính mình quản lý thôi!

Có công ty nào chuyên nghiên cứu khoa học không Hưng?
 
Nói chung mức lương cho nhà khoa học bao giờ cũng thấp hơn so với việc làm ở các công ty. Theo ý kiến riêng mình thì thể do: (i) nhằm chọn lọc những người làm khoa học thực sự vì đam mê nghiên cứu chứ không phải vì tiền, (ii) kích thích các nhà khoa học nghèo khi có phát kiến lập công ty, đăng ký patent để kiếm tiền. Nhiều người giàu là nhờ đó chứ không phải nhờ đồng lương nghiên cứu.

Câu hỏi trước của tớ là để chứng thực suy nghĩ của tớ rằng hầu như không có công ty thuần túy về nghiên cứu khoa học (đặc biệt là nghiên cứu cơ bản). Dạo này đầu óc tớ rõ ràng có vấn đề, luôn nghĩ lung tung mà chẳng giống ai, không theo một khuôn khổ nào nên tớ mới phải nhờ đến câu hỏi trước để tìm lại một chút tự tin, may mà suy nghĩ của tớ cũng giống Hưng.

Việc chọn lọc những nhà khoa học say mê nghiên cứu tớ nghĩ chắc là đúng nhưng chọn lọc theo cách lương của các nhà khoa học thấp hơn so với mặt bằng chung của các công ty thì tớ lại không nghĩ thế. Cái này chỉ là một thực tế, khó có thể giải thích theo kiểu nguyên nhân - hệ quả: lương thấp để chọn lọc những người thực sự đam mê nghiên cứu. Rất nhiều người giỏi, ví dụ GS Ngô Bảo Châu chẳng hạn cũng chạy sang Mỹ, ngoài yếu tố chuyên môn (một điều chắc chắn) thì cũng có một thực tế rằng lương của một số trường ĐH Mỹ dành cho GS xuất chúng như thế sẽ cao vượt trội so với mặt bằng chung.

Lý do thứ 2 mà Hưng đưa ra cũng lại không thuyết phục tớ: "(ii) kích thích các nhà khoa học nghèo khi có phát kiến lập công ty, đăng ký patent để kiếm tiền." Toàn bộ các nhà khoa học xung quanh tớ hiện nay mà tớ biết, không một ai có công ty riêng, không một ai có patent (vì họ toàn làm nghiên cứu cơ bản). Nếu những đây http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=16858 là những đặc điểm đặc trưng của nhà khoa học thì tớ không nghĩ họ sẽ thành công trong kinh doanh bằng việc mở công ty. Cũng có một số nhà khoa học mở công ty, có patent và giàu có nhưng con số đó so với mặt bằng chung chắc là rất (rất) nhỏ. Tớ không có con số thống kê để khẳng định điều này mà chỉ nhìn xung quanh để nói (ếch ngồi đáy giếng hehe).

Ngoài ra các nhà khoa học có mức lương thấp hơn nhưng thời gian của họ tự do hơn nhiều. Nếu đi làm công ty thì không thể có chuyện giữa giờ bỏ đi chơi được! Nhưng làm nghiên cứu thì thời gian do chính mình quản lý thôi!

Đây chính là điểm mà tớ thích
 
Câu hỏi trước của tớ là để chứng thực suy nghĩ của tớ rằng hầu như không có công ty thuần túy về nghiên cứu khoa học (đặc biệt là nghiên cứu cơ bản). Dạo này đầu óc tớ rõ ràng có vấn đề, luôn nghĩ lung tung mà chẳng giống ai, không theo một khuôn khổ nào nên tớ mới phải nhờ đến câu hỏi trước để tìm lại một chút tự tin, may mà suy nghĩ của tớ cũng giống Hưng.

Xong PhD có thể đi làm cho các công ty mà, nhiều lắm. Tớ ko biết công ty nào chỉ nghiên cứu cơ bản nhưng biết rất nhiều cty có sản phẩm và có bộ phận nghiên cứu cơ bản! Kể cả xong PhD không làm nghiên cứu cơ bản mà làm ở các bộ phận khác trong công ty cũng đâu có sao.

Việc chọn lọc những nhà khoa học say mê nghiên cứu tớ nghĩ chắc là đúng nhưng chọn lọc theo cách lương của các nhà khoa học thấp hơn so với mặt bằng chung của các công ty thì tớ lại không nghĩ thế. Cái này chỉ là một thực tế, khó có thể giải thích theo kiểu nguyên nhân - hệ quả: lương thấp để chọn lọc những người thực sự đam mê nghiên cứu. Rất nhiều người giỏi, ví dụ GS Ngô Bảo Châu chẳng hạn cũng chạy sang Mỹ, ngoài yếu tố chuyên môn (một điều chắc chắn) thì cũng có một thực tế rằng lương của một số trường ĐH Mỹ dành cho GS xuất chúng như thế sẽ cao vượt trội so với mặt bằng chung.

Tớ chỉ nêu ý kiến cá nhân thôi mà :). Ở Pháp nhiều cái rất là bất công cho nhà nghiên cứu mà lương thấp chỉ là 1 trong số những yếu tố. Ngoài ra nếu xong PhD ký hợp đồng làm ở công ty thì sẽ là hợp đồng vĩnh viễn, còn nếu làm Postdoc thì sẽ chỉ là hợp đồng ngắn hạn và cái hạn này ngày càng bị thu hẹp lại, hiện giờ là không được làm postdoc quá 3 năm tại 1 nơi! Trong khi các permanent position tại các trường, viện nghiên cứu của Pháp lại đang có xu hướng bị cắt giảm.

Lý do thứ 2 mà Hưng đưa ra cũng lại không thuyết phục tớ: "(ii) kích thích các nhà khoa học nghèo khi có phát kiến lập công ty, đăng ký patent để kiếm tiền." Toàn bộ các nhà khoa học xung quanh tớ hiện nay mà tớ biết, không một ai có công ty riêng, không một ai có patent (vì họ toàn làm nghiên cứu cơ bản). Nếu những đây http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=16858 là những đặc điểm đặc trưng của nhà khoa học thì tớ không nghĩ họ sẽ thành công trong kinh doanh bằng việc mở công ty. Cũng có một số nhà khoa học mở công ty, có patent và giàu có nhưng con số đó so với mặt bằng chung chắc là rất (rất) nhỏ. Tớ không có con số thống kê để khẳng định điều này mà chỉ nhìn xung quanh để nói (ếch ngồi đáy giếng hehe).
Đây chính là điểm mà tớ thích

Vì là ý kiến cá nhân nên nhìn nhận của mỗi người phụ thuộc vào những gì họ từng trải qua. Trước tớ làm PhD bên Đức thì ở viện của tớ có 1 phòng phụ trách việc patent do một công ty tư vấn cử 1 đồng chí tới ngồi đó, suốt ngày tham dự các seminar nội bộ, đọc publications của các lab trong viện... để xem cái gì patent được mà tư vấn. Làm nghiên cứu cơ bản cũng có thể có patent mà.

Chỗ tớ hiện đang làm thì các boss đều từng lập công ty nhưng các công ty đều giải thể rồi :)). Tuy giải thể nhưng họ vẫn kiếm được khá nhiều tiền từ đó. Các boss chỗ tớ tìm ra antimicrobial peptides ở ruồi dấm, thế là các ông ý mở công ty, bán cổ phiếu, sản phẩm dự kiến của công ty là các peptide kháng khuẩn. Nhưng thất bại vì không tìm được phương pháp giá rẻ để sản xuất những peptide này ở quy mô lớn, dẫn đến giải thể.

Ngay hiện tại nhóm tớ tìm ra 1 protein cần thiết cho một con đường miễn dịch quan trọng. Thuần tuý nghiên cứu cơ bản. Sau đó nhóm tìm các hợp chất thiên nhiên có khả năng block chức năng của protein này. Đã tìm được hợp chất như vậy, vẫn là nghiên cứu cơ bản và đang làm thủ tục patent hợp chất này. Bước tiếp theo sẽ là bán patent cho các công ty dược hoặc kêu gọi đầu tư lập công ty để nghiên cứu tiếp về hợp chất này xem có thể dùng làm thuốc trị bệnh không :). Nếu chứng minh được dự án có tính khả thi cao thì sẽ thu hút được đầu tư, các bác không phải bỏ vốn mà vẫn lập được công ty, được chia cổ phần ưu đãi. Các bác có thể bán cổ phần này đi để làm giàu. Sau này kết quả cho thấy hợp chất tìm ra không dùng làm thuốc được, công ty giải thể, thì các bác ý vẫn giàu vì đã bán được cổ phần và qúa trình làm việc cho công ty được trả lương.

Mỗi năm ở Mỹ có rất nhiều công ty y-sinh-dược lập ra nhờ các nhà khoa học, cũng có rất nhiều công ty giải thể! Chú ý nhà khoa học thành lập công ty rồi họ thuê người làm tài chính, thuê người điều hành... các bác ý chỉ cần làm khoa học suất sắc thôi chứ không cần kinh doanh, họ đóng vai trò sáng lập viên và cung cấp ý tưởng, công ty dạng này kinh doanh thành công hay không phụ thuộc vào kết quả khoa học có đạt mục tiêu của công ty hay không!
 
Ngay hiện tại nhóm tớ tìm ra 1 protein cần thiết cho một con đường miễn dịch quan trọng. Thuần tuý nghiên cứu cơ bản. Sau đó nhóm tìm các hợp chất thiên nhiên có khả năng block chức năng của protein này. Đã tìm được hợp chất như vậy, vẫn là nghiên cứu cơ bản và đang làm thủ tục patent hợp chất này. Bước tiếp theo sẽ là bán patent cho các công ty dược hoặc kêu gọi đầu tư lập công ty để nghiên cứu tiếp về hợp chất này xem có thể dùng làm thuốc trị bệnh không :). Nếu chứng minh được dự án có tính khả thi cao thì sẽ thu hút được đầu tư, các bác không phải bỏ vốn mà vẫn lập được công ty, được chia cổ phần ưu đãi. Các bác có thể bán cổ phần này đi để làm giàu. Sau này kết quả cho thấy hợp chất tìm ra không dùng làm thuốc được, công ty giải thể, thì các bác ý vẫn giàu vì đã bán được cổ phần và qúa trình làm việc cho công ty được trả lương.

Bọn tớ thì chắc chắn không thể có patent với prey - predator interaction, host - parasite, competition, meta-community, local adaptation, evolution được :((


Chú ý nhà khoa học thành lập công ty rồi họ thuê người làm tài chính, thuê người điều hành... các bác ý chỉ cần làm khoa học suất sắc thôi chứ không cần kinh doanh, họ đóng vai trò sáng lập viên và cung cấp ý tưởng, công ty dạng này kinh doanh thành công hay không phụ thuộc vào kết quả khoa học có đạt mục tiêu của công ty hay không!

Mình thích cái này :)
 
Postdoc là con đường gần như bắt buộc nếu bạn muốn tiếp tục với science sau PhD, tuy nhiên con đường này đầy rủi ro. Mình sẽ kể lần lượt 4 câu chuyện về 4 postdoc mà mình biết để bạn có thể thấy bức tranh rõ hơn về cuộc sống sau PhD:

1) JR: bài báo 25, book chapter: 1, talks: 14, đang hướng dẫn 4 PhD students.
Đó là kết quả làm việc của anh ta sau khi kết thúc PhD và 2 postdoc. 2 postdoc là maximum thời gian mà chính phủ của nước họ cấp tiền cho làm. Lý do tại sao họ chỉ cấp 2 lần postdoc (mỗi lần 3 năm). chắc phải hỏi chính phủ của họ nhưng chắc chắn phải có lý do. May mắn là sau khi kết thúc anh ta xin được một job ở Thụy Sỹ, rồi lại khăn gói quả mướp lên đường. Khi xem những bức ảnh của anh ấy trên facebook, nó tạo cho mình một cảm giác chông chênh, bất định và rất mơ hồ. Không lẽ cuộc đời cứ như thế này sao? Anh ta chưa có gia đình, có thể đi bất cứ đâu, còn những người đã có gia đình rồi liệu có còn thoải mái đến mọi destination miễn là họ thuê mình hay không?

PS: trong 4 câu chuyện mà mình sẽ kể về postdoc, 2 người có gia đình và 2 người chưa có gia đình.
 
Bọn tớ thì chắc chắn không thể có patent với prey - predator interaction, host - parasite, competition, meta-community, local adaptation, evolution được :((

Em vừa bắn mấy từ khóa của bác lên Google patent thấy ra vài cái, nhưng chẳng biết cái nào thuộc ngành của bác :p

Mà bác cũng nên xem series "Inspired by Nature" (và quyển sách cùng tên thì phải). Em nghĩ là ngành nào cũng có cách để hướng tới ứng dụng hết, chỉ có cách tiếp cận và đường đi khác nhau thôi ^_^
 
Em vừa bắn mấy từ khóa của bác lên Google patent thấy ra vài cái, nhưng chẳng biết cái nào thuộc ngành của bác :p

Mà bác cũng nên xem series "Inspired by Nature" (và quyển sách cùng tên thì phải). Em nghĩ là ngành nào cũng có cách để hướng tới ứng dụng hết, chỉ có cách tiếp cận và đường đi khác nhau thôi ^_^

Có khi nào ở VN mình mở một công ty tư vấn cho các nhà khoa học về vấn đề này không nhỉ?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top