PlosOne

Đúng là tác giả trả bằng funding, nhưng funding thông thường cũng được chi tiêu tiết kiệm. Ít nhất là với những người em được biết đều thế. Ngay cả bài báo có hình màu (mà màu ở đây cần thiết) cũng chỉ để màu online, và bản in vẫn không màu để tránh lãng phí (!) :) Funding sẽ còn phải phân phối vào nhiều việc khác, nhất là để trả cho sinh viên...

Mình cũng thấy vậy.
 
1. Bác Hưng so sánh Nature và Science với các báo mới là không công bằng rồi. Ở thời điểm hiện tại các báo này có uy tín vượt bậc so với các báo khác, cả open và không open; nếu có thể đăng ở đó, không ai chọn đăng chỗ khác làm gì cả. Nếu không đăng được ở hai báo trên mà đã chọn PLOS chứ không phải báo khác thì nghĩa là họ đánh giá cao PLOS rồi (?)

Không phải bạn ơi, sau Nature và Science còn hàng đống lựa chọn như Immunity, Cell host and Microbes, EMBO J, PNAS, JBC.... PLOS đối với ngành immunology gần như là lựa chọn bét nhất!


2. Đứng từ phía người đăng bài, người đăng bài sẽ muốn bài của mình được phổ biến đến độc giả dễ dàng nhất, nhanh nhất có thể; điều này làm tăng chỉ số citation của báo (có lẽ bên sinh học k quan trọng lắm vì đa số chỉ số cite rất cao, bên toán lý lại hoàn toàn khác hẳn - chỉ số cite thể hiện chất lượng bài khá rõ ràng). Đó có lẽ là ưu điểm lớn nhất của PLOS. Và tác giả phải... trả giá cho nó (thay cho độc giả). Tất nhiên còn các lý do như "khoa học mở", v.v...

Mình thì thấy với đa số người đăng bài, cái họ muốn là bài của mình được đăng trên tạp chí có IF cao nhất có thể!


Các tác giả toán lý có một giải pháp khác với PLOS đã tồn tại rất lâu là arXiv, nó mở và miễn phí hoàn toàn cho hai phía (http://en.wikipedia.org/wiki/ArXiv). Nhưng arXiv không phải là một journal, có lẽ có editors nhưng không có reviews. Người đọc sẽ phải tự đánh giá bài dựa trên: 1. Bài chính thức mà bản trên arXiv sẽ đăng đến (các bài trên arXiv k phải điểm dừng cuối, chúng là cách giới thiệu thông tin đến cộng đồng; bài viết sẽ được đăng tải ở tạp chí chính thức và đưa reference vào arXiv); 2. Tên tuổi tác giả; 3. Abstract và kinh nghiệm người đọc.

Trái với nhận xét của bác Hưng, "mở thường dở", arXiv tuy mã mở nhưng đã có những bài quan trọng bậc nhất của toán và lý (và q-bio) đăng ở đó (trong đó có những bài [/b]chỉ đăng ở arXiv - nhưng có lẽ hơi cá biệt). Thực tế là hầu hết các bài của vật lý đều được đưa lên đó trước khi gửi đến một tạp chí chính thức. Việc gửi tạp chí vẫn quan trọng: có một sự đánh giá từ khách quan từ báo, điều này tất nhiên quan trọng trong việc xin funding. (Quan hệ về bản quyền thì em không được rõ, tuy nhiên arXiv không được lặp lại typeset của báo, sửa chữa của reviews.)


Mình đang nói chung mà, không xét các trường hợp cá biệt ở đây. Với lại như bạn nói arXiv không qua quy trình review tức là còn ko có cả IF nên càng ko xét ở đây. Mình tin là trên PLOS có những bài rất chất lượng và được nhiều người trích dẫn, nhưng đó chỉ là số rất ít và mình ko xét những trường hợp cá biệt trong các nhận định chung.

Thật ra nhận định "mở thường dở" hay free thường dở của mình đến từ thực tế thôi. Nếu một ngày nào đó PLOS hay bất ký tạp chí open access nào có IF > 10 thì mình sẽ thay đổi nhận định này.

Mà việc các bạn nói nhiều lúc không thể chỉ dựa vào IF và còn tuỳ chuyên ngành... mình đồng ý, và vấn đề này được tranh cãi nhiều rồi. Tuy nhiên vẫn ko thể phủ nhận cho tới giờ IF vẫn là thước đo chuẩn và được sử dụng rộng rãi nhất! Ngoài ra làm ngành nào thì cũng có thể lên Nature hay Science hết, quan trọng là kết quả có đủ độ ảnh hưởng hay ko! Mọi người hay nói làm về miễn dịch hay y-sinh thì dễ đăng báo có IF cao hơn các ngành khác. Theo mình thấy nhận định này không đúng, chỉ có thể nói 2 ngành trên có nhiều bài đăng trên các tạp chí IF cao hơn các ngành khác. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là dễ dàng!

3. Có lẽ do tạo điều kiện có chỉ số cite cao hơn (theo wiki), open access có ưu thế cạnh tranh với các báo truyền thống. Điều này đưa đến kết quả gần đây là khá nhiều báo "đóng" đã đưa ra các mục "mở".

Bạn có chắc về nhận định này không? Liệu có khả năng tạp chí đóng đưa ra mở vì nhận được sự tài trợ từ đâu đó để làm điều này không?
 
Last edited:
Đồng chí Hưng chắc nói đến Plos One chứ. Plos Medicine (16.269), Plos biology (IF 11.45) , genetics (IF 8.6) và pathogens (9.17) đều là các tạp chí open access cứng cựa mà.

Việc tác giả thẩm định công trình để đăng trên tạp chí nào nó không phải lúc nào cũng theo nguyên tắc "đăng trên tạp chí cao nhất có thể", mà còn phụ thuộc vào áp lực báo cáo tiến độ dự án. Ví dụ nếu chỉ mới đạt được 1/2 kết quả mà đã phải nghiệm thu giữa kỳ, với tiêu chuẩn 1 bài báo, thì tác giả phải lo gom góp kết quả và đăng ở 1 tạp chí "vừa sức", với tiêu chí là nhanh được accept và nhanh lên ấn bản.

Cũng có trường hợp một bài báo bị tạp chí làng nhàng từ chối mà lai được nhận đăng ở tạp chí top 1 của ngành. Bác Dzung Zetamu có kể lại câu chuyện bài báo Annal of Maths của bác ấy bị từ chối 2 hay 3 lần gì đó ở 1 tạp chí rất làng nhàng. Cũng có trường hợp kết quả đáng lên Nature hay Science rốt cục lại phải đăng ở Biochemi biophysic như boss của một người bạn của mình (trường hợp bị scoop).

Với nhãn quan xem publish chỉ để là công bố kết quả của mình cho người khác biết, get credit cho người làm thí nghiệm, và xây dựng profile dẹp để xin fund, job hay tenure thì có lẽ ta sẽ bớt kỳ thị báo IF thấp hơn.
 
Bác ơi tôi nói rất cụ thể chỗ tôi nó thế bác ạ, tôi ko nói chỗ nào cũng thế. Còn trong trường hợp cụ thể các tác giả mà bác nêu ra tôi ko biết là ai vì tôi ko làm cùng hướng nghiên cứu với bác. Nhưng tôi hỏi thật bác, nếu công trình của 2 ông tác giả đấy có khả năng đăng trên nature hay science thì 2 bác ý có gửi bài đến Plos ko? Chỗ tôi đang làm hay nhiều chỗ khác tôi biết cũng thế thôi, có những GS rất nổi tiếng với nhiều bài đăng trên Nature, Science nhưng nếu 1 đề tài ra kết quả kém chất lượng hoặc kém tính ảnh hưởng thì họ gửi đến Plos.

Cũng có thể bác nói đúng một phần là có những GS rất nổi tiếng với nhiều bài đăng trên Nature, Science nhưng nếu 1 đề tài ra kết quả kém chất lượng hoặc kém tính ảnh hưởng thì họ gửi đến Plos. Hoặc cũng có thể vì lý do sau
"The Public Library of Science began in early 2001 with an online petition initiative by Patrick O. Brown, a biochemist at Stanford University, and Michael Eisen, a computational biologist at the University of California, Berkeley, and the Lawrence Berkeley National Laboratory. The petition called for all scientists to pledge that from September 2001 they would discontinue submission of papers to journals which did not make the full-text of their papers available to all, free and unfettered, either immediately or after a delay of several months.(From Wiki)"
Còn Marry Lyon bác không biết nhưng có thể một số bạn khác ở đây biết vì đó là tác giả tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng X chromosome Inactivation
 
Bạn có chắc về nhận định này không? Liệu có khả năng tạp chí đóng đưa ra mở vì nhận được sự tài trợ từ đâu đó để làm điều này không?
Cái đó em tình cờ đọc ở một bài (chắc là của Nature), nhưng không muốn tìm hiểu kỹ thêm nên không ghi lại và bây giờ không có... citation được rồi :D

Còn Marry Lyon bác không biết nhưng có thể một số bạn khác ở đây biết vì đó là tác giả tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng X chromosome Inactivation
Cái này chắc là chỉ "tìm ra hiện tượng X chromosome Inactivation" thôi chứ nhỉ? "Lời giải đáp" mình nghĩ ít nhất đến năm 2008 còn chưa có mà hoặc chưa thống nhất (vì có bài đề xuất cơ chế này năm 2008 trên PRL).
 
Last edited:
Không phải bạn ơi, sau Nature và Science còn hàng đống lựa chọn như Immunity, Cell host and Microbes, EMBO J, PNAS, JBC.... PLOS đối với ngành immunology gần như là lựa chọn bét nhất!

Mình thì thấy với đa số người đăng bài, cái họ muốn là bài của mình được đăng trên tạp chí có IF cao nhất có thể!

Mình đồng ý với đa số các nhà khoa học đã có một chỗ đứng nhất định thường chọn IF là tiêu chí đầu tiên. Nhưng với sinh viên mới bắt đầu làm nghiên cứu, rất nhiều người sẽ chọn tạp chí dễ đăng trước tiên, ít nhất sau đó họ có tự tin hơn hoặc đơn giản là get credit như anh Lương nói. IF rõ ràng là một tiêu chí lựa chọn trước khi đang bài nhưng đôi khi tác giả đăng lên một tạp chí chuyên ngành còn hướng tới đối tượng đọc là ai. Rất nhiều người họ subscribe để nhận alert về các bài báo mới được accepted trên những tạp chí chuyên ngành mà họ quan tâm nhất do đó việc hướng tới độc giả trong chuyên ngành cũng là một tiêu chí khác ngoài IF. Ví dụ trong chuyên ngành của tớ tạp chí Environmental Toxicology & Chemistry là một tạp chí do SETAC thành lập được các những người làm trong lĩnh vực env. tox. đánh giá rất cao nhưng IF của nó chỉ có 2.809.


Mà việc các bạn nói nhiều lúc không thể chỉ dựa vào IF và còn tuỳ chuyên ngành... mình đồng ý, và vấn đề này được tranh cãi nhiều rồi. Tuy nhiên vẫn ko thể phủ nhận cho tới giờ IF vẫn là thước đo chuẩn và được sử dụng rộng rãi nhất! Ngoài ra làm ngành nào thì cũng có thể lên Nature hay Science hết, quan trọng là kết quả có đủ độ ảnh hưởng hay ko! Mọi người hay nói làm về miễn dịch hay y-sinh thì dễ đăng báo có IF cao hơn các ngành khác. Theo mình thấy nhận định này không đúng, chỉ có thể nói 2 ngành trên có nhiều bài đăng trên các tạp chí IF cao hơn các ngành khác. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là dễ dàng!

Mình đồng ý IF vẫn là thước đo chuẩn nhất trong về chất lượng nghiên cứu trong từng chuyên ngành. Khi mình nói IF của các tạp chí bên sinh y hay miễn dịch cao thì chỉ có ý nghĩa rằng đó là một thực tế chứ không phải là cách nói để phủ nhận tầm quan trọng của các nghiên cứu trên đó và độ khó của các nghiên cứu mà các nhà khoa học trong lĩnh vực này phải thực hiện. Mình vẫn luôn luôn nghĩ rằng, trong life science thì sinh y và miễn dịch luôn là leading in life science và thường thì sau cả 10 - 20 năm những cơ chế bên sinh y hay miễn dịch tìm ra mới được áp dụng vào để nghiên cứu trong chuyên ngành của mình.
 
Đồng chí Hưng chắc nói đến Plos One chứ. Plos Medicine (16.269), Plos biology (IF 11.45) , genetics (IF 8.6) và pathogens (9.17) đều là các tạp chí open access cứng cựa mà.

Vâng em nói đến Plos One. Em không biết IF của mấy tạp chí khác thuộc họ Plos. Em xin rút lại nhận định free thì chất lượng kém!

Em nhảy vô chém gió lung tung thôi chứ việc có đọc hay thái độ của em với 1 bài báo/tạp chí thế nào chưa bao giờ phụ thuộc vào nó ở dạng open access hay ko :).

Về việc chọn đăng bài trên tạp chí có IF cao nhất có thể vẫn đúng với đa số. Các trường hợp do bị scoop, do áp lực đăng báo... không phải phổ biến và cho dù vào trường hợp như vậy người ta vẫn gửi nơi có IF cao nhất có thể :).

Việc sinh thường chọn nơi dễ đăng đầu tiên cũng tuỳ nơi. Sinh viên chỗ tớ ảo tưởng lắm, đứa nào cũng mơ Nature! Mà thường chọn đăng ở đâu là do supervisor chứ sinh viên làm sao quyết định được.
 
Last edited:
Bạn có chắc về nhận định này không? Liệu có khả năng tạp chí đóng đưa ra mở vì nhận được sự tài trợ từ đâu đó để làm điều này không?

Có thể lắm chứ vì giờ nhiều tạp chí đã cho mở từng bài theo yêu cầu của tác giả và tác giả đóng tiền. Vậy nên vấn đề chính chắc là ai sẽ trả tiền cho nhà xuất bản thôi?
 
Các tác giả toán lý có một giải pháp khác với PLOS đã tồn tại rất lâu là arXiv, nó mở và miễn phí hoàn toàn cho hai phía (http://en.wikipedia.org/wiki/ArXiv). Nhưng arXiv không phải là một journal, có lẽ có editors nhưng không có reviews. Người đọc sẽ phải tự đánh giá bài dựa trên: 1. Bài chính thức mà bản trên arXiv sẽ đăng đến (các bài trên arXiv k phải điểm dừng cuối, chúng là cách giới thiệu thông tin đến cộng đồng; bài viết sẽ được đăng tải ở tạp chí chính thức và đưa reference vào arXiv); 2. Tên tuổi tác giả; 3. Abstract và kinh nghiệm người đọc.

Trái với nhận xét của bác Hưng, "mở thường dở", arXiv tuy mã mở nhưng đã có những bài quan trọng bậc nhất của toán và lý (và q-bio) đăng ở đó (trong đó có những bài [/b]chỉ đăng ở arXiv - nhưng có lẽ hơi cá biệt). Thực tế là hầu hết các bài của vật lý đều được đưa lên đó trước khi gửi đến một tạp chí chính thức. .


Nói chung nhận định của bạn Hưng là đúng hoàn toàn. Mọi người chỉ bàn đến cái ngoại lệ và phức tạp của cuộc sống trong giới academia. :rose:

Ở một extreme thì nhiều tác giả có gì là phơi nấy, đăng tạp chí hổ lốn ba xu, nhìn list publication dài dằng dẵng mà chẳng thấy điểm nhấn ở đâu.

Ở một extreme khác là các "cây đa cây đề" trong giới khoa học. Nhóm này nó coi Science/Nature hay cả một loạt tạp chí top bên Toán/Lý là để cho bọn newbie. Bên Sinh có thể lấy ví dụ là lão Watson (Watson & Crick) và bên Toán là ví dụ các bác như Perelman hay thấp hơn 1 chút là bác Ngô Bảo Châu chẳng hạn. Các bác này công trình đỉnh cũng chẳng thèm đăng báo đỉnh. Ví dụ bác Perelman thì để hẳn ở arXiv còn bác Châu thỉnh thoảng "than thở" kiểu mấy bài top 10 ngành Toán của bác ấy đăng rồi thấy hối hận (kiểu thế mà đăng làm gì cho xấu hổ, vô tình làm chạnh lòng những người muốn đăng chỗ đấy cũng không được) :botay:
Mình đã từng tham gia viết bài và trả lời reviewer. Nói chung đây là một kinh nghiệm lý thú cho newbie như mình. Một bài báo lởm của mình mà thằng reviewer nó mới đe một cái mình đã phun ra hết: "dạ, em biết mình làm chưa chuẩn, em xin rút kinh nghiệm", trong khi lão Gs trả lời xong cho thằng reviewer rồi đưa cho mình xem mình mới thấy nó lắm trò: ví dụ, có nhiều câu "lơ luôn" không trả lời, câu nào đã trả lời đều phải có trích dẫn, không nói suông; và một số yêu cầu "quá đáng" của reviewer bị trả lời thẳng thừng kiểu: tao biết kết quả không đẹp mới tìm chỗ mày để đăng đừng có mà tinh tướng.

Bên cạnh đó quá trình làm số liệu (artwork) và proofreading cũng không hề đơn giản. Cả thầy lẫn trò đã bỏ ra cả tháng đọc đi đọc lại manuscript thế mà vẫn sai lỗi chính tả, sai lỗi logic hoặc sai ở phần reference, và bọn reviewer nó đọc ra. Cũng có trường hợp nó không đọc ra nhưng mình đọc ra sau khi nó gửi bản proofreading về.

Rồi lúc gửi bài để đăng, tên bị đẩy xuống xếp thứ 2 hoặc thứ 3, hoặc một loạt tên khác bị thêm vào mà GS không thèm giải thích lý do. Những cảm xúc lúc nó nhận đăng cho khi cả 1 quá trình làm việc cảm giác bực bội (frustration) và mất động lực luôn thường trực.

Quá trình làm thí nghiệm cũng giúp mình vỡ ra nhiều điều mà hồi ở Vn mình vẫn băn khoăn. Ví dụ cái câu: "if you don't define your project, the project will define you" (trích từ cuốn Molecular biology problem solving). Nhiều người đăng ký dự án cực kỳ phiêu lưu vì dự án là nhánh của họ (kiểu lấy ngắn nuôi dài). Khi bắt tay vào làm mới thấy ý tưởng thật là tồi và cực kỳ khó cho kết quả đăng báo. Lúc đấy nhiệm vụ của người học là phải giải quyết một loạt khó khăn về kỹ thuật để gom đủ kết quả mà đăng báo. Rơi vào những trường hợp thế này thì nói chung là "đã đen lại còn lắm...lông" :mrgreen:, giả dụ mà có báo thì chỉ cũng là để phục vụ cho việc xin dự án, viết CV và tốt nghiệp. Đó là trường hợp người học có trách nhiệm. Chứ có trường hợp boss phải nuôi báo cô học trò vì nó mất motivation và chỉ sống lay lắt qua ngày để nhận lương. Rồi cũng phải cho những người như vậy tốt nghiệp và mình tự hỏi boss làm sao có thể chịu những người như vậy. Tất cả những điều này một người chưa bao giờ vào lab sẽ không bao giờ hình dung thấy.

Tóm lại cái câu: "science is human endeavor" có lẽ thay lời muốn nói cho tất cả những ai đang vất vả mưu sinh trong phòng thí nghiệm mà chưa thấy được phần thưởng tương xứng cho mình và đôi lúc mất phương hướng hoặc vỡ mộng "làm khoa học". Khoa học cũng chỉ là một công việc, đăng báo cũng chỉ là một trong số tiêu chí đánh giá khả năng lao động của bạn, và tri thức đang có cũng chỉ là tạm thời. Quan trọng nhất là nhờ cái công việc mình đang làm mà mình được đi đây đi đó, quen biết những người bạn lý thú, thưởng thức các nền văn hóa phong phú, và biết đâu là cơ hội để gặp đươc người sẽ thay đổi cuộc đời của bạn.:rose:
 
Last edited:
Nói chung nhận định của bạn Hưng là đúng hoàn toàn. Mọi người chỉ bàn đến cái ngoại lệ và phức tạp của cuộc sống trong giới academia. :rose:

:rose:

Rõ ràng rằng nhờ có những bài viết về những cái ngoại lệ và phức tạp đó mọi người (hoặc ít nhất là em) dần dần có cái nhìn toàn cảnh hơn về thế giới muôn màu của các nhà khoa học. Những câu chuyện về extreme hay bad project, lost motivation rõ ràng không phải ai cũng biết nhất là "newbie" :)
 
Mình đã từng tham gia viết bài và trả lời reviewer. Nói chung đây là một kinh nghiệm lý thú cho newbie như mình. Một bài báo lởm của mình mà thằng reviewer nó mới đe một cái mình đã phun ra hết: "dạ, em biết mình làm chưa chuẩn, em xin rút kinh nghiệm", trong khi lão Gs trả lời xong cho thằng reviewer rồi đưa cho mình xem mình mới thấy nó lắm trò: ví dụ, có nhiều câu "lơ luôn" không trả lời, câu nào đã trả lời đều phải có trích dẫn, không nói suông; và một số yêu cầu "quá đáng" của reviewer bị trả lời thẳng thừng kiểu: tao biết kết quả không đẹp mới tìm chỗ mày để đăng đừng có mà tinh tướng.

Bên cạnh đó quá trình làm số liệu (artwork) và proofreading cũng không hề đơn giản. Cả thầy lẫn trò đã bỏ ra cả tháng đọc đi đọc lại manuscript thế mà vẫn sai lỗi chính tả, sai lỗi logic hoặc sai ở phần reference, và bọn reviewer nó đọc ra. Cũng có trường hợp nó không đọc ra nhưng mình đọc ra sau khi nó gửi bản proofreading về.

Rồi lúc gửi bài để đăng, tên bị đẩy xuống xếp thứ 2 hoặc thứ 3, hoặc một loạt tên khác bị thêm vào mà GS không thèm giải thích lý do. Những cảm xúc lúc nó nhận đăng cho khi cả 1 quá trình làm việc cảm giác bực bội (frustration) và mất động lực luôn thường trực.

1. Quá trình sau khi submit rồi chờ review rất là hồi hộp và nhiều chi tiết ly kỳ khó mà nói hết! Ở 1 số lab lớn họ có chiến lược khác là viết xong manuscript thì gửi cho mấy bác cây đa cây đề cùng topic để review trước. Sau đó mới submit.

2. Nhiều khi rất khó phát hiện ra sai sót trong văn của mình cho dù đọc đi đọc lại n lần. Ngay vừa rồi lab em gửi 1 bài đi đăng trên PNAS, qua bao nhiêu vòng review, chỉnh sửa mà sau khi báo lên khuôn phát hiện ra lỗi sai ở địa chỉ mail của bác Jules Hoffmann :))

3. Quá trình review nhiều khi còn phụ thuộc vào tâm trạng hay kinh nghiệm/sở thích cá nhân của reviewer. Nhiều lúc reviewer có những đòi hỏi rất oái oăm và bới móc! Hoặc ví dụ boss em hay đưa bài cho em review trước sau đó bác ý chỉnh sửa bổ sung (vì bác boss bận quá) rồi gửi cho tạp chí, cứ bài nào em thấy có nguồn gốc từ Tàu khựa là em ác cảm và soi rất ác để reject! Cũng hơi vô lý và bất công nhưng chả biết làm thế nào! Không biết các bác Tàu khi review báo từ tác giả VN có thế ko nhỉ?

4. Việc tên mình bị đẩy xuống thứ 2, 3, tự dưng có ông nào chả làm gì mà tên nhảy vào, hoặc boss thoả thuận để 1 thằng khác đứng co-fist authorship với mình là chuyện thường ngày xảy ra! Thường anh em VN hay 1 điều nhịn chín điều lành chứ nhiều đứa các nước rất ghê gớm, nhất quyết ko chịu và boss phải chịu.

Và còn rất nhiều điều quái dị, ko tưởng có thể xảy ra, nói chung nhiều khi 1 nhà khoa học thành công hay ko phụ thuộc rất lớn vào việc họ có may mắn hay ko.
 
Rõ ràng rằng nhờ có những bài viết về những cái ngoại lệ và phức tạp đó mọi người (hoặc ít nhất là em) dần dần có cái nhìn toàn cảnh hơn về thế giới muôn màu của các nhà khoa học. Những câu chuyện về extreme hay bad project, lost motivation rõ ràng không phải ai cũng biết nhất là "newbie" :)

Hihi, cái này không phụ thuộc vào newbie hay ko đâu Khương. Nó là trải nghiệm của mỗi người, có những người rất may mắn, toàn gặp được boss tốt, lab đk tốt, project tốt nên con đường dẫn đến thành công rất bằng phẳng và họ ko biết những extreme cases đâu, tất nhiên ko thể phủ nhận tài năng và nỗ lực của họ. Ngược lại có những người gặp rất nhiều trắc trở từ khi làm PhD, cho dù có tài năng hay chăm chỉ đến mấy, nên lại có nhiều chuyện để kể hihi.
 
Bài này có lẽ thú vị để tham khảm về vấn đề publishing,

http://www.nature.com/news/mathematicians-aim-to-take-publishers-out-of-publishing-1.12243

Điều này sẽ đẩy arXiv lên vị trí một Journal thực sự.

Nói chung k chỉ có cây đa cây đề (chỉ) đăng ở đó như bác Lương nghĩ đâu, có rất nhiều mấy "cây" nhàng nhàng vẫn để những bài khá tốt ở đó mà không đăng đâu cả.

Có lẽ là một thói quen, dân toán-lý hướng đến những cộng đồng mở (trừ khi bắt buộc phải đóng), và điều này khác với sinh học. Em làm việc với một nhóm sinh học, và điều này thấy rất rõ ràng. Bắt đầu ngay từ việc sinh học dùng microsoft-words còn toán-lý dùng open-office (và thường rất chế giễu microsoft-words khi nói chuyện với nhau).

Em rất thích ý tưởng của arXiv. Nói linh tinh ở đây mới nghĩ hi vọng đến một ngày nào đó ở VN có VN arXiv theo mô hình đó để đẩy mạnh giao tiếp khoa học (khi mà có cái để giao tiếp :D). Thực ra VLOS của bác Hiếu đã có vẻ nhen nhóm ý tưởng này, nhưng phân loại ở đó quá phân tán, cấu trúc quá động (ai cũng có thể sửa và định vị tác giả không rõ ràng, kiểu wiki) và do đó định hướng đến đại chúng hơn là giới sinh viên và nghiên cứu viên.
 
1. Quá trình sau khi submit rồi chờ review rất là hồi hộp và nhiều chi tiết ly kỳ khó mà nói hết! Ở 1 số lab lớn họ có chiến lược khác là viết xong manuscript thì gửi cho mấy bác cây đa cây đề cùng topic để review trước. Sau đó mới submit.

a good strategy, apparently!

2. Nhiều khi rất khó phát hiện ra sai sót trong văn của mình cho dù đọc đi đọc lại n lần. Ngay vừa rồi lab em gửi 1 bài đi đăng trên PNAS, qua bao nhiêu vòng review, chỉnh sửa mà sau khi báo lên khuôn phát hiện ra lỗi sai ở địa chỉ mail của bác Jules Hoffmann :))
Đúng là văn mình vợ người mà :))

3. Quá trình review nhiều khi còn phụ thuộc vào tâm trạng hay kinh nghiệm/sở thích cá nhân của reviewer. Nhiều lúc reviewer có những đòi hỏi rất oái oăm và bới móc! Hoặc ví dụ boss em hay đưa bài cho em review trước sau đó bác ý chỉnh sửa bổ sung (vì bác boss bận quá) rồi gửi cho tạp chí, cứ bài nào em thấy có nguồn gốc từ Tàu khựa là em ác cảm và soi rất ác để reject! Cũng hơi vô lý và bất công nhưng chả biết làm thế nào! Không biết các bác Tàu khi review báo từ tác giả VN có thế ko nhỉ?

4. Việc tên mình bị đẩy xuống thứ 2, 3, tự dưng có ông nào chả làm gì mà tên nhảy vào, hoặc boss thoả thuận để 1 thằng khác đứng co-fist authorship với mình là chuyện thường ngày xảy ra! Thường anh em VN hay 1 điều nhịn chín điều lành chứ nhiều đứa các nước rất ghê gớm, nhất quyết ko chịu và boss phải chịu.

Có những nỗi đau không hề mang tên :(

Và còn rất nhiều điều quái dị, ko tưởng có thể xảy ra, nói chung nhiều khi 1 nhà khoa học thành công hay ko phụ thuộc rất lớn vào việc họ có may mắn hay ko.
May mắn đóng góp một phần quan trọng trong giai đoạn khởi đầu nhưng để duy trì được sự thành công thì tài năng chắc chắn đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng.
 
Cái này chắc là chỉ "tìm ra hiện tượng X chromosome Inactivation" thôi chứ nhỉ? "Lời giải đáp" mình nghĩ ít nhất đến năm 2008 còn chưa có mà hoặc chưa thống nhất (vì có bài đề xuất cơ chế này năm 2008 trên PRL).

"The Lyon hypothesis became the Lyon Law on July 22, 2011 at the EMBO 50-years of X-inactivation conference in Oxford. (from Wiki)"
http://dev.biologists.org/content/138/23/5049.full.pdf

Từ hypothesis thành Law thì mình không biết có đủ điều kiện để gọi là lời giải chưa. Trong bài báo trên cũng có nói, Ohno's hypothesis cũng có thể được xem xét để trở second law cho X inactivation.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top