2 câu đề thi thử

shvn2013

Senior Member
1. GS có 5 quần xã rừng, Mỗi quần xã có 1000 cá thể gồm 4 loài cây khác nhau là W,X,Y,Z. Quần xã nào dưới đây đa dạng nhất:
A. 250 W, 250 X, 250 Y, 250Z
B. 400 W, 300 X, 200 Y, 100Z
C. 500 W, 250 X, 150 Y, 100Z
D. 700 W, 100 X, 100 Y, 100Z

ĐÁ: đương nhiên là A nhưng tại sao nhỉ?:sexy:

2. Ở đậu Hà lan, B-Trơn trội ht b-nhăn. Cho cây F1 có KG Bb tự thụ phấn liên tiếp qua ba thế hệ. Nếu quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót ngang nhau thì tỉ lệ hạt đậu trơn trên cây F3 là?
A. 53,125% B. 56,25% C. 93,75 % D. 46,875%

ĐÁ: A ?:hum:
 
1. GS có 5 quần xã rừng, Mỗi quần xã có 1000 cá thể gồm 4 loài cây khác nhau là W,X,Y,Z. Quần xã nào dưới đây đa dạng nhất:
A. 250 W, 250 X, 250 Y, 250Z
B. 400 W, 300 X, 200 Y, 100Z
C. 500 W, 250 X, 150 Y, 100Z
D. 700 W, 100 X, 100 Y, 100Z

ĐÁ: đương nhiên là A nhưng tại sao nhỉ?:sexy:

2. Ở đậu Hà lan, B-Trơn trội ht b-nhăn. Cho cây F1 có KG Bb tự thụ phấn liên tiếp qua ba thế hệ. Nếu quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót ngang nhau thì tỉ lệ hạt đậu trơn trên cây F3 là?
A. 53,125% B. 56,25% C. 93,75 % D. 46,875%

ĐÁ: A ?:hum:
Câu 2 : áp dụng CT tự phối qua các thế hệ , cái đề lạ kì nhỉ , Bb tự thụ qua 3 thế hệ đáng lẽ hợp lý hơn nên hỏi F4 chứ đường này hỏi F3, đời như đùa :))
 
Hạt của cây F3 sẽ mọc thành F4. Nhưng các tính trạng của cái hạt đấy (hình dạng, màu sắc) thì vẫn phụ thuộc vào kiểu gen của cây F3. 62.5% mới phải. Đồn như l?
 
Tính trạng hạt là của F4 anh nhi ạ...
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=16588&page=2

Tuy nhiên nếu đề ra thế chẳng khác nào đánh đố vì nhiều học sinh đâu có được học...
tỷ lệ sống sót ngang nhau thì tỉ lệ hạt đậu trơn trên cây F3 là? ờ lại nhìn nhầm r ... hạt của cây F3 là thế hệ F4 đúng rồi rain à ... mình đã gặp hồi lớp 10 trong những câu bẫy về hạt ... cứ lanh chanh chỉ đọc F3
 
Tính trạng hạt là của F4 anh nhi ạ...
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=16588&page=2

Tuy nhiên nếu đề ra thế chẳng khác nào đánh đố vì nhiều học sinh đâu có được học...

A cũng vừa hỏi ý kiến của mấy người làm bên di truyền nông nghiệp, và nói chung đều có suy nghĩ giống anh. Tức là các tính trạng của hạt cây F3 vẫn là do gen của cây F3 quy định, bởi hạt đó chỉ giống như cái vỏ bọc, bao lấy các phôi bào bên trong chứa gen của F4. Khi nào hạt này đem gieo, mọc thành cây mới thì các gen này mới được biểu hiện.


Có một ví dụ kiểm chứng rất đơn giản là lấy hạt phấn của cây lúa nếp thụ phấn cho cây lúa tẻ, thu được các hạt, đen nấu lên xem là cơm tẻ hay cơm nếp là biết ngay. Tiếc là anh chưa có điều kiện làm thế :).
 
Tức là các tính trạng của hạt cây F3 vẫn là do gen của cây F3 quy định, bởi hạt đó chỉ giống như cái vỏ bọc, bao lấy các phôi bào bên trong chứa gen của F4. Khi nào hạt này đem gieo, mọc thành cây mới thì các gen này mới được biểu hiện.
Mình thấy giải thích thế này cũng hợp lý, nếu như vậy mấu chốt ở chỗ ngay khi nói về ''tính trạng hạt'' do gen ... quy định thì gen đó là của cây tạo hạt!:cry:
Đậu Hà Lan hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh . Cho giao phấn giữa hạt vàng thuần chủng với hạt xanh .Kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào ?
A.100% vàng
B.1vàng:1xanh
C.3vàng:1xanh
D.5vàng:1xanh

Như bài này liệu có thể hiểu là cho giao phấn giữa cây sẽ tạo hạt vàng và cây sẽ tạo hạt xanh ==> vậy F1 100% cây sẽ tạo hạt vàng.( Không có thêm 1 thế hệ gì hết)
Nếu hiểu là giao phấn giữa cây mọc lên từ hạt vàng và cây mọc lên từ hạt xanh thì lại không làm được vì chưa biết kiểu gen?
Mọi người có biết tài liệu nào nói đến '' lân '' 1 thế hệ khi làm mấy bài về hạt không, trước giờ giáo viên dạy thế nên cứ làm vậy thôi :sexy:
 
1. GS có 5 quần xã rừng, Mỗi quần xã có 1000 cá thể gồm 4 loài cây khác nhau là W,X,Y,Z. Quần xã nào dưới đây đa dạng nhất:
A. 250 W, 250 X, 250 Y, 250Z
B. 400 W, 300 X, 200 Y, 100Z
C. 500 W, 250 X, 150 Y, 100Z
D. 700 W, 100 X, 100 Y, 100Z

ĐÁ: đương nhiên là A nhưng tại sao nhỉ?:sexy:

2. Ở đậu Hà lan, B-Trơn trội ht b-nhăn. Cho cây F1 có KG Bb tự thụ phấn liên tiếp qua ba thế hệ. Nếu quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót ngang nhau thì tỉ lệ hạt đậu trơn trên cây F3 là?
A. 53,125% B. 56,25% C. 93,75 % D. 46,875%

ĐÁ: A ?:hum:

câu 2: đề hỏi hạt đậu trơn trên cây f3 có nghĩa là hạt F4 tức là tự thụ 3 lần không có gì sai cả. hạt tron có kg là Bb và BB. theo công thức tính được BB = 43,75% ; Bb = 12,5% nên kh hạt trôn là 56,25% bạn kiểm tra lại coi đáp án đúng chưa :tutu:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top