Một số thắc mắc về ADN

Hoangquan9x

Senior Member
Em có một số câu hỏi ngoài mong mn giải thích giúp e với:
1. Tại sao Nucleotit được cấu tạo từ cùng 1 loại đường, cùng 1 loại axit nhưng khác nhau về bazo ( Adenin, Guanin: KL lớn //// Xitozin , Timin : Kl nhỏ lại có thể tạo thành nucleotit có KLPT là 300 dvc.

2.Tại sao mARN được sao mã từ những phân tử ADN lại có codon mở đầu( AUG) và codon kết thúc (UAA, UAG,UGA) cố định , mà số Nu ở mạch gốc ADN và mạch mARN bằng nhau , như thế thì luôn bắt buộc bộ ba triphet của ADN ạ?
 
Câu 1: Nên nhớ là trong ADN purin = pyrimidin nên cái 300 dvC nó là khối lượng trung bình bạn ạ.
Câu 2: Cái mã codon mở đầu và codon kết thúc là cố định không chỉ phải là mARN nó mặc định thế, mà đc quyết định bởi các loại tARN bạn ạ. Các anticodon trên tARN và codon trên mARN khớp bổ sung với nhau nên mỗi tARN lại có bộ 3 đối mã của riêng nó. Bộ 3 mở đầu luôn khớp vs tARN mang Met, còn bộ 3 kết thúc chẳng khớp với cái gì cả, mà thay vào đó sẽ có 1 phân tử (protein thì phải) chạy đến và kết thúc dịch mã, nhưng đôi khi dịch mã có thể vượt qua mốc này và dịch mã tiếp.
- Hầu hết các sv sử dụng bộ mã di truyền là giống nhau, nhưng lại có 1 số ngoại lệ (1 số con gì đó mã kết thúc nó lại quy định axit amin bạn ạ), nên có thể thấy rằng mã di truyền là hệ quả của quá trình tiến hóa lâu dài, mà cái gì hợp lý thì mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại bạn ạ Vậy nó là như thế vì nó là tối ưu hơn cả. Bây giờ giả sử có 1 thằng đột biến làm mã mở đầu không phải AUG đi, thì hàng loạt các protein của nó sẽ bị thay đổi và sẽ chết ngay lập tức.
- Nhưng tiến hóa luôn luôn diễn ra, ai biết được về sau mã di truyền có giữ nguyên hay không, nhưng mình dự đoán nó vẫn còn tiến hóa tiếp. Có thể tương lai sẽ là 23, hay 28 axit amin chẳng hạn chứ đâu nhất thiết là 20... Tuy cái này khó, nhưng đâu phải không khả thi, nhỉ....
- Ai nói số nu mạch gốc ADN và mARN là bằng nhau? ARN phiên mã từ GEN, 1 ADN có nhiều GEN, nên đừng nhầm lẫn ADN với GEN bạn nhé. Ý bạn triphet tức là số nu trên ADN là bội của 3 sao? Ồ không, kể cả trên Gen cũng thế. Trên phân tử mARN vẫn còn nhiều trình tự không được dịch mã như intron, 2 đầu 3' và 5' UTR, rồi thì đuôi poly A... Về sau mARN còn được biến đổi, tháo chỗ này, nối chỗ nọ lung tung loạn xạ, rồi gắn thêm đầu đuôi nên CD mARN không tương ứng với Gen được. Với cả ribosome đâu có nhảy vào mARN là dịch mã luôn đâu, nó phải tìm bộ 3 mở đầu đã chứ, và khi tìm được rồi thì xác định là từ bộ 3 mã mở đầu trở về ngược dòng thì sẽ không được dịch mã đâu bạn ạ.
- À, Rain cũng lưu ý mấy bạn nhé, có một số bài tập nội dung thế này: số axit amin của protein là bao nhiêu đó, nên hỏi số nu của ADN hay của mARN là bao nhiêu nhiêu đó... Cái đó hoàn toàn sai về bản chất, không có một liên hệ gì giữa mấy cái đó cả, chỉ làm học sinh hiểu sai và máy móc mà thôi! Nếu hỏi thì phải nói là "đoạn mã hóa tương ứng trên gen" thì may ra chấp nhận được, tuy nhiên vẫn không chính xác vì đâu phải protein nào cũng bị cắt Met mở đầu đâu =.=
 
Ngoại trừ cái đoạn cuối ra thì còn lại lằng nhằng đọc chả hiểu gì cả:mrgreen:, có đoạn còn chả liên quan :).

BTW, đến là nản với các thầy cô, nhiều người tưởng mình thông minh cho cái đề đúng lằng nhằng quanh co rốt cuộc chả đâu vào đâu. Mình cũng không biết là các em hs cấp III bây giờ có thể phân biệt đc sự khác nhau giữa Nhiễm sắc thể, DNA, Gene, operon, đoạn mã hóa... hay không nữa (mà theo mình thấy thì nhiều thầy cô cũng chưa phân biệt đc :mrgreen:)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top