Sư khác nhau giữa 2 loài Bacillus subtilis và B. megaterium

bonbonsin

Senior Member
Em tiến hành nhân giống cấp 2 cả 2 con Bacillus subtilis và B. megaterium bằng cách đổ uống giống cấp 1 vào bình tam giác chứa môi trường Morris để nhân giống cấp 2 luôn.
Tuy nhiên, do em không đặt trên máy lắc và em ủ ở nhiệt độ 37 độ ở điều kiện tĩnh nên chỉ trong khoảng 18h sau, em lấy ra thì thấy nó có lớp váng trên bề mặt môi trường (cả 2 loài).
Anh chị có thể cho em biết tại sao lại bị như vậy được không vậy?
Ngoài ra, khi thấy vậy thì em lắc mạnh để đặt vào máy lắc thì thấy váng của B. megaterium dễ tan hơn của B. subtilis.
Nhờ anh chị giải đáp giùm.
Cảm ơn nhiều.
 
Mình làm con bacillus subtilis nhân giống trên môi trường lỏng BHB cũng xuất hiện váng trắng, lúc đầu tưởng nhiễm nhưng làm hoài cũng vậy nên chắc là của nó. Mình cũng ko biết tại sao nó bị váng nữa, sinh khối chăng?
Váng trắng như vậy tiếng anh gọi là gì nhỉ, ko biết nói sao để search nữa. Dốt ngoại ngữ tai hại thiệt.
 
Bacillus là chi vk được biết đến với đặc điểm điển hình "trực khuẩn hiếu khí sinh nội bào tử".
Khi bạn nuôi trên môi trường lỏng, để tĩnh --> hình thành "váng" là ... đương nhiên (nhất là để lâu đến tận 18h ~); ngoài ra, khuẩn lạc Bs. subtilis trên môi trường đặc sẽ có màu tương tự màu của váng (B. sub. có trắng ngà thì phải??)

Để xem tại sao váng của hai loài có tính khuếch tán khác nhau, bạn thử nhuộm quan sát màng nhầy (capsule) xem, có khác biệt về hình thái này không? (Mà k hiểu sao bạn phải quan tâm đến đặc tính này nhỉ???). Chưa kể đến là nhân giống để lên men vsv hiếu khí mà lại để tĩnh ... tôi cũng chưa bao giờ nghe đến pp nhân giống "lạ" thế, vì không có sự lưu thông không khí trong bình lên men thì vsv hiếu khí làm sao mà đủ điều kiện sinh trưởng tốt nhất? còn yếu tố cấy bao nhiêu % giống gốc vào bình nữa? OD600=?...

Để biết là không bị nhiễm nhóm vsv hiếu khí khác --> nhuộm quan sát nội bào tử (PP nhuộm kép với lục malachit chẳng hạn), đồng thời, có thể quan sát được vị trí hình thành bảo tử, biến dạng tế bào hay không khi sinh bào tử ... một trong các tiêu chí có thể phân loại B. subtilis với B. megaterium. Và quan sát thêm độ dài chuỗi tế bào Bs (ở môi trường tĩnh nữa)

Ngoài ra, có thể nhuộm quan sát thêm lông và roi của tế bào nữa thì càng tốt ... có thể lâu rồi tôi k làm, nên các pp này nghe ... cổ quá nhỉ!

Có thể tham khảo thêm ở "Textbookofbateriology" của Todar (ông này viết về đại cương chi Bacillus cực hay, cô đọng và dễ hiểu + minh họa phong phú).

Chúc may mắn!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top