hóa sinh

ronghuyenthoai_qn96

Senior Member
cho em hỏi mấy câu này:
+ Việc so sánh trình tự aminoacid có thể làm sáng tỏ sự phân li tiến hóa của các loài có quan hệ họ hàng. Bạn có kỳ vọng rằng, tất cả các protein của toàn bộ các loài đều có mức độ phân li như nhau không tại sao?
+ Để tạo ra chất ngọt, các nhà khoa học Đức đã thủy phân tinh bột lúa mì. Họ thêm HCL vào dung dịch tinh bột được đun nóng, phá vỡ một số liên kết glicosidic giữa các monomer glucose. Bạn có cho rằng người tiêu thụ sẽ thấy chất này ít ngọt hơn đường bình thường không? Giải thích bằng cách nào acid có thể phá vỡ được liên kết đó. Theo bạn tại sao acid chỉ phá hủy được 50% liên kết ở tinh bột lúa mỳ?:???:(y)
 
cho em hỏi mấy câu này:
+ Để tạo ra chất ngọt, các nhà khoa học Đức đã thủy phân tinh bột lúa mì. Họ thêm HCL vào dung dịch tinh bột được đun nóng, phá vỡ một số liên kết glicosidic giữa các monomer glucose. Bạn có cho rằng người tiêu thụ sẽ thấy chất này ít ngọt hơn đường bình thường không? Giải thích bằng cách nào acid có thể phá vỡ được liên kết đó. Theo bạn tại sao acid chỉ phá hủy được 50% liên kết ở tinh bột lúa mỳ?:???:(y)

google search cho tôi kết quả như sau:

Bạn có cho rằng người tiêu thụ sẽ thấy chất này ít ngọt hơn đường bình thường không? Có, do đường glucose bản thân nó đã ít ngọt hơn saccharose và do phần Cl dư từ HCl làm cho dung dịch trở nên hơi đắng (The leftover Cl caused the bitter taste.).

Giải thích bằng cách nào acid có thể phá vỡ được liên kết đó. HCl có khả năng phân hủy một phần tinh bột vì nó cho H+.

(the HCl was able to partially hydrolized the starch by donating H+ atoms to the solution. The glucose monomers of starch are linked by single O atoms (left behind by dehydration synthesis); thus, adding 2 H atoms from HCl hydrolized some of the starch.)


Theo bạn tại sao acid chỉ phá hủy được 50% liên kết ở tinh bột lúa mỳ: thiếu enzyme amylase (Because no enzyme was present to complete the chemical reaction. For the complete hydrolysis of starch to take place, the enzyme amylase must be present.)


nguyên văn đoạn gốc ở đây:

the HCl was able to partially hydrolized the starch by donating H+ atoms to the solution. The glucose monomers of starch are linked by single O atoms (left behind by dehydration synthesis); thus, adding 2 H atoms from HCl hydrolized some of the starch. However, the starch was only partially hydrolyzed. Why? Because no enzyme was present to complete the chemical reaction. For the complete hydrolysis of starch to take place, the enzyme amylase must be present. This is what happens in animal digestion (the combined effort of HCl and amylase to completely break down starch.)

Why did consumers complain of slight bitterness?

The leftover Cl caused the bitter taste.

This question comes from the Campbell Reece textbook Biology, page 91 in the 7th edition. And eff any teacher who can't take the time to answer students' questions properly, particularly when those questions are used in a test.

(không xác thực nguồn thông tin có đủ độ tin cậy hay không).
 
cho em hỏi mấy câu này:
+ Việc so sánh trình tự aminoacid có thể làm sáng tỏ sự phân li tiến hóa của các loài có quan hệ họ hàng. Bạn có kỳ vọng rằng, tất cả các protein của toàn bộ các loài đều có mức độ phân li như nhau không tại sao?

Bạn có kỳ vọng rằng, tất cả các protein của toàn bộ các loài đều có mức độ phân li như nhau không?

trả lời: không

tại sao?

trả lời: sự phân ly về protein chỉ là biểu hiện của sự phân ly về gene dựa trên quá trình đột biến và tích lũy các đột biến. Tốc độ xảy ra đột biến ở các gen là không đều nhau.

(chưa kiểm tra lại sách vở phần này)
 
cho em hỏi mấy câu này:
+ Việc so sánh trình tự aminoacid có thể làm sáng tỏ sự phân li tiến hóa của các loài có quan hệ họ hàng. Bạn có kỳ vọng rằng, tất cả các protein của toàn bộ các loài đều có mức độ phân li như nhau không tại sao?
+ Để tạo ra chất ngọt, các nhà khoa học Đức đã thủy phân tinh bột lúa mì. Họ thêm HCL vào dung dịch tinh bột được đun nóng, phá vỡ một số liên kết glicosidic giữa các monomer glucose. Bạn có cho rằng người tiêu thụ sẽ thấy chất này ít ngọt hơn đường bình thường không? Giải thích bằng cách nào acid có thể phá vỡ được liên kết đó. Theo bạn tại sao acid chỉ phá hủy được 50% liên kết ở tinh bột lúa mỳ?:???:(y)

Đương nhiên là tiến hóa chỉ là tương đối thôi. Có người so sánh trình tự rADN vùng này, vùng kia (rDNA có nhiều vùng). Có người lấy protein này, protein nọ ra để Blast (so sánh)... chắc chắn, kết quả tiến hóa sẽ khác nhau. Vì theo bạn nào đó giải thích là do đột biến tần suất khác nhau trên mỗi gene.
Còn về thủy phân tinh bột bằng axit , hiệu suất chỉ 50%. Đơn giản giải thích bằng mặt hình học là khi bẻ gãy mạch dài thành ngắn hơn, thì càng ngắn, càng khó bẻ gãy... Tinh bột gồm cả amylose và amylopectin (nhánh 1-6glucosidic), rất khó bẻ.
Càng về sau, các dextrin càng nhiều, khó bẻ hơn.

Đây là nói về sản xuất (nồng độ Hcl thấp), còn thí nghiệm, thì cứ đun nóng với acid đặc vài N, thì thành glucose hết, hiệu suất 100% luôn.
 
vậy theo anh thì do hoạt tính Hcl thấp, thế nếu cho nhiều hcl thì có thể tăng hiệu suất không, theo em phần này giải thích bằng cấu trúc phân tử, anh giúp em được không ạ
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top