Điều khiển hoa Mười giờ nở trong ống nghiệm!

Nguyễn Sĩ Tuấn

Senior Member
Chào các bạn,

         Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm NC gồm toàn sinh viên do mình tổ chức đã đạt được những thành công ban đầu trong nghiên cứu điều khiển cây Mười giờ (Portulaca grandiflora L.) ra hoa trong ống nghiệm.
         Mặc dù cây hoa Mười giờ ngoài tự nhiên rất dễ nở nhưng khi nuôi cấy in vitro, chúng ta vẫn phải không chế nhiều điều kiện khác nhau. Điều quan trọng lá chúng tôi đã tìm ra điều kiện thích hợp để cây tượng nụ và ra hoa trong suốt thời gian khoảng 1 tháng nuôi cấy và hoa có thể tươi trong 2 ngày từ khi nụ hé nở.
         Nghiên cứu này cũng vùa được gửi tới tạp chí CNSH Việt Nam nhằm công bố!
         Đây là nghiên cứu khá thú vị, vì sau khi tìm được điều kiện nở hoa, chúng tôi khám phá thêm một số yếu tố biến dị khác mà sắp tới sẽ thông báo cho các bạn.
         

          Nguyễn Sĩ Tuấn, Du Ngọc Yến, Hà Bảo Ngọc, Hứa Mỹ Ngọc và Nguyễn Thanh Mai

Các bạn upload ảnh lên một host như imageshack rồi từ đó copy link để dán vào image
 
Các bạn vào trang này:
http://imageshack.us/

1sr1.jpg


Bấm vào Host it

untitled1qz3.jpg


Sau đó copy direct link to image và dán vào đường dẫn tới ảnh
 
Anh Hưng này liệu cái món này bán có đắt hàng không nhỉ. Liệu có ai mua về làm cảnh như cái món thủy canh trong chậu kính không.
Còn theo em thì các bạn đã đạt được thành công trong lĩnh vực nghiên cứu còn trênlĩnh vực công nghệ thì chưa còn nhiều chuyện để bàn lắm.
?Ví dụ như tại sao lại phải điều khiển cái thứ cây mà nó nở quanh năm này ra hoa trong ống nghiệm và tại sao lại lấy cái thứ mà dân ta nhân giống như đi chơi này nuôi cấy mô làm chi cho tốn.
?Mong anh Tuấn chia sẻ cùng mọi người không thì chẳng ai hiểu cả. :mrgreen:
 
Ứng dụng của hoa in vitro

Chào Việt Anh và các bạn,


         Việt Anh nói đúng, về cơ bản chúng tôi nghiên cứu thành công nhưng về công nghệ thì còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Và việc sản xuất hoa mười giờ trong ống nghiệm bán chơi lại càng có nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện.
         Thực ra, mục tiêu ban đầu của nhóm là "tìm hiểu các điều kiện để hoa mười giờ nở trong ống nghiệm, từ đó tìm cách biến đổi màu hoa dựa trên ảnh hưởng của 1 loại chất ĐHSTTV - GA". Mục tiêu này của nhóm được đặt ra dựa trên 1 công bố của Ogale và cộng sự vào năm 2000 [1] mà chúng tôi tình cờ đọc được.  Nuôi cấy mô thực vật là 1 công cụ rất cần thiết cho các nghiên cứu sâu về công nghệ sinh học thực vật. Chúng ta không nên chỉ suy nghĩ việc nuôi cấy 1 đối tượng cây trồng với mục đích nhân giống. Các ứng dụng nền tảng dựa trên nuôi cấy mô thực vật hẳn là Việt ANh cũng đã được học qua trong phần "Nhập môn CNSH"  8)
         Hoa mười giờ rất dễ nở ngoài tự nhiên, nhưng trong điều kiện in vitro lại có rất nhiều khác biệt. Việc tìm ra điều kiện nở hoa in vitro theo 1 quy trình ổn định sẽ là công cụ rất tốt để các nhà sinh học phân tử tìm hiểu kĩ được cơ chế thực của quá trình ra hoa ở thực vật.
          Chúng tôi nghĩ còn rất nhiều ứng dụng dựa trên nghiên cứu này khi sử dụng công cụ sinh học phân tử để nghiên cứu mà chúng tôi chưa hiểu hết được (Hoàng có thể cho ý kiến chỗ này giúp?). Chẳng hạn, phương pháp thực nghiệm nổi tiếng - phương pháp TCL (thin cell layer) mà GS Trần Thanh Vân đã phát minh năm 1973 cũng có sử dụng kết quả việc điều khiển cây thuốc lá ra hoa trong ống nghiệm như là 1 phần chứng minh cho lí thuyết của GS.
          Cuối cùng, mục tiêu thương mại hoa trong ống nghiệm, nếu thành công, chắc chắn sẽ là 1 sản phẩm thú vị. Còn ở khía cạnh nghiên cứu cơ bản, việc điều khiển được bất cứ loài hoa nào nở trong ống nghiệm cũng đều đáng trên trọng.
          Thực ra, việc nghiên cứu điều kiện để hoa nở trong ống nghiệm, tùy theo loài, có những mức độ khó dễ khác nhau. Mong các bạn, các cao nhân đóng góp ý kiến giúp! :)

          Thân mến!

?[1] http://www.ias.ac.in/currsci/sep252000/ogale.PDF
 
Chọn hoa mười giờ để nghiên cứu sự ra hoa cũng là một ý tưởng hay đấy. Cây hoa này nếu đúng như tên gọi của nó thì cứ 10h là ra hoa, bất kể ngày đông hay ngày hè. Vậy thì hẳn phải có sự biến động hàm lượng hormone ra hoa theo chu kỳ 24 tiếng. Ngoài ra yếu tố 10 giờ không biết là tình cờ hay ngẫu nhiên. Nếu các bạn nghiên cứu được cái này thì đó cũng là một khám phá đáng kể đấy.
Sợ rằng những cái này sẽ bị gọi là "tào lao" và bị xếp xó. Thật ra nếu anh đi đến cùng cái tào lao vẫn tốt hơn nhiều so với anh đi nửa vời cái "Có khả năng ứng dụng cao".
 
Nguyễn Hữu Hoàng said:
Về màu hoa, em nghĩ (theo logic), hoa hồng tự nhiên có màu trắng, vàng, đỏ là do pH nội bào gây ra,


? ? ?Hoàng cho T xin tài liệu về vấn đề pH nội bào được không?
? ? ?Hoàng à, vậy nếu mình làm đối chứng trên MS không bổ sung chất ĐHSTTV cho kết quả cây không ra hoa trong khi một số nghiệm thức khác cho ra hoa ở các tần số khác nhau thi có thể kết luận được gì chưa?
? ? ?Mình nên tiến hành các bố trí thí nghiệm nào về mặt sinh lí để đưa ra kết luận rằng nở hoa do sinh lí hay do điều khiển?
? ? ? Về mặt lý thuyết, ở mức tế bào mình có cách nào khẳng định cơ chế nở hoa không?
? ? ? Hoàng chia sẻ giúp nha, vì thực sự về mặt lý thuyết mình cũng còn nhiều hạn chế.


To Bac Luong: Thực ra tụi em vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Việc có nghiên cứu đến cùng bản chất sự việc được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn: thiết bị thí nghiệm, hóa chất. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận ý kiến này của Bác, nhóm sẽ cố gắng nghiên cứu "ra ngô, ra khoai" :)
 
NCKH

Chào Hoàng và Khiết,

? ? ? ? ?"Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy". Và Thầy - TS Dương Tấn Nhựt đã dạy dỗ tôi trong 2 năm trời. Do đó, nếu có điều gì không đúng xin Thầy, các bạn bỏ qua cho.
? ? ? ? ? Tôi không biết nhiều về Hoàng, nhưng tôi biết Khiết, biết môi trường làm việc trên phân Viện như thế nào. Thực lòng, trên khía cạnh khoa học, phân Viện SH Đà Lạt thực sự tiến hành những nghiên cứu rất nghiệm túc. THầy và các bạn Thu, em Thi đã lao động rất nghiệm túc và việc nghiên cứu là thật.
? ? ? ? ? Tôi không phản đối Hoàng vì tôi không chắc bạn nói có đúng hay không. Nhưng khoa học - cũng như cuộc sống: lấy khiêm tốn làm trọng.
? ? ? ? ? Hình ảnh minh họa rất quan trọng, số liệu cũng rất quan trọng. Và điều quan trọng nhất là các số liệu công bố phải được các nhóm khác lặp lại được.
? ? ? ? ? Mặc dù admin đã cảnh báo ngưng thảo luận nhưng xin có thêm vài dòng ý kiến.
? ?
? ? ? ? ?
DSCF7597.jpg


? ? ? ? ?
1.JPG
 
Chào anh Tuấn, em có một số bài về pH nội bào nhưng nó không liên quan đến sự ra hoa. Không biết có giúp được anh hay không, nhưng nếu anh cần thì em có thể gới mail cho anh
 
chào Khiết
cậu gửi cho mình mấy bài về pH nội bào cậu có được không? mình thắc mắc về sự thay đổi của màu hoa ở cây bông nhưng mình chưa giải thích được. Cậu gửi cho mình với nhé, địa chỉ của mình là: tongthibinhdth@gmail.com
cảm ơn cậu nhiều.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top