Làm thế nào mà xác định được SV biến đổi gene (GMO)

Làm thế nào mà xác định được SV biến đổi g

Tôi mới có được thông tin này: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng 3 (gọi tắt là Trung tâm Kỹ thuật 3) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ, mới bổ sung hoạt động mới là phân tích sinh vật chuyển đổi gen.
http://www.quatest3.com.vn/htmls/testing_vn.html

Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Về chuyên môn các bạn có thể giúp tôi giải quyết câu hỏi: Làm thế nào mà xác định được SV biến đổi gene (GMO)
 
Việc phát hiện GMO và dẫn xuất của nó có thể được thực hiện nhờ sự nhận biết phân tử (ADN, ARN hoặc protein) mà những phân tử này có nguồn gốc từ gen được chèn (hoặc gen được biến đổi). Có ba phương pháp để xác định GMO đó là:
- Phương pháp khuyếch đại dựa trên cơ sở nucleotid: bao gồm kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), phản ứng LCP (Ligase Chain Reaction), khuyếch đại dựa trên trình tự acid nucleic (NASBA), kỹ thuật dấu vân tay (RFLP, AFLP, RAPD,…), lai mẫu dò, sao chép trình tự duy trì liên tục (3SR) và khuyếch đại enzym sao chép Q.
- Phương pháp dựa trên cơ sở protein: bao gồm điện di gel SDS một chiều, điện di gel SDS hai chiều, phân tích Western-blot và kỹ thuật ELISA (Enyme linked immunosorbent assays).
- Phương pháp dựa trên cơ sở phát hiện hoạt tính của enzym ( phương pháp này không thích hợp với các thực phẩm đã qua chế biến bởi vì lúc này protein đã bị biến tính) .

Em cài dưới đây một bài liên quan đến vấn đề này, để thử tốc độ host mới của SHVN luôn ?8)
 
Muốn xác định sinh vật biến đổi gene theo tôi không thể thiếu quản lý của nhà nước về xuất xứ của sản phẩm nhập. Tất cả các test trở nên vô nghĩa ?khi thiếu cái này. Ví dụ nếu tôi nói cây đậu này biến đổi gene, nhưng gene đó lấy từ một giống đậu khác (hoặc tôi không nói gene nào) vậy thì các test của bạn Lâm còn có ý nghĩa không? Làm sao phân biệt được đa dạng di truyền và biến đổi gene. Làm sao phân biệt đột biến và biến đổi gene?
 
Okie, việc dán nhãn cho các sản phẩm GM cần phải được tiến hành và do các cơ quan Nhà Nước, tất nhiên là các GMOs này có các nguy cơ và rủi ro mà lúc sản xuất ta không lường trước được, nên chắc chắn phải nghiên cứu các nguy cơ đó (nguy cơ đối vói môi trường như nước, đất, hệ sinh thái động vật,côn trùng, nguy cơ chuyển gen ngang...) cho dù sản phẩm đó có dán nhãn hay chưa.
Việc tạo ra các vi sinh vật chuyển gen nói chung và các loại cây trồng chuyển gen trong nông nghiệp nói riêng đã và đang mang lại nhiều lợi ích cơ bản và lâu dài trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dược, công nghiệp y tế, môi trường, kinh tế, thương mại… của thế giới như ông Michael Kenward, tác giả của bài báo với tiêu đề “Công nghệ sinh học hướng tới thời đại lớn” (Biotech heads for the Big time) đã đánh giá rằng, nếu thế kỷ XX được đánh dấu bằng cuộc cách mạng điện tử, thì thế kỷ XXI được đặc trưng bởi cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với tầm nhìn xa hơn nữa, Việt Nam chúng ta phải có sự lựa chọn giữa cơ hội phát triển nền kinh tế trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá để có những quyết sách đúng đắn, nhằm đầu tư, phát triển và thừa hưởng những thành quả của công nghệ sinh học nói chung và của vi sinh vật chuyển gen nói riêng, do chính bàn tay và trí tuệ của người Việt Nam chúng ta tạo ra. Về mặt pháp lý, nước ta đã ban hành Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản pháp quy kỹ thuật liên quan hướng dẫn thực hiện. Nhiều tổ chức được hình thành như: Uỷ Ban Codex thực phẩm Việt Nam, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Văn phòng TBT, SPS… sẽ là nơi tập hợp các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ, nhà quản lý và hoạch định chính sách phát triển kinh tế…, tư vấn cho Chính phủ trong việc định hướng phát triển cây trồng chuyển gen, sinh vật chuyển gen cũng như việc lưu hành, sử dụng thực phẩm chuyển gen. Để người tiêu dùng tự nhận biết thực phẩm chuyển gen trên thị trường là điều rất khó, do vậy, các cơ quan chức năng liên quan cần có hướng dẫn hoặc có giải pháp cần thiết buộc sản phẩm thực phẩm biến đổi gen phải ghi trên nhãn hàng hoá của mình để người tiêu dùng biết và lựa chọn.


Phát biểu của trang web bộ Công Nghiệp
 
Tủn mủn một chút, kiểu dịch tiếng Anh này không biết lúc nào mới hết:
Biotech heads for the big time.
The big time đây là thành công, chứ chẳng có thời đại gì đây cả.
Chẳng lẽ câu: I'll make you regret big time :tao cho mày hối hận "to" đấy cũng dịch như trên à :(
 
Cám ơn câu trả lời của bạn Lâm, nhưng quả thật tôi thấy hơi nặng tính lý thuyết, vẫn biết để làm việc với GOMs thì cần đến các phương pháp đó. Nhưng liệu tính khả thi của phương pháp ra sao, nhất là trong điều kiện ở Việt Nam với rất nhiều khó khăn về trang thiết bị, trình độ, kỹ năng...
Hơn nữa, khi đã có kết quả của mẫu thí nghiệm rồi thì làm sao mà đọc kết quả được? Chúng ta lấy đâu ra ngân hàng dữ liệu để so sánh, mà khi so sánh trên ngân hàng quốc tế chắc chắn sẽ sai số. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này.
 
Chào các anh chị.
Em cũng mới được tiếp cận đến ?số PP xác định GMOs đơn giản nhất. Hiện nay em đang bước đầu xác định ?số giống cây xem đó có chuyển Gen hay không. bước đầu là tách chiết DNA sau đó là chạy thử PCR 1 số mẫu với mồi P35S, nếu xuất hiện băng với mồi 35S thì tiếp tục tìm hiểu thêm về cây xem đã được chuyển gen gì và sau đó ta chạy với mồi đặc trưng để xác định.
Mong mọi đóng góp ý kiến của anh chị
 
Anh chị có thể tham khảo thêm ở 2 bài sau. Em thì có 1 số tài liệu nói về xác định GMOs nhưng bây giờ thì mới bắt đầu làm việc với mọi cái đơn giản và cổ điển nhất đã. Và kết quả thu được cũng khá khả quan.
 
Việc phát hiện GMO và dẫn xuất của nó có thể được thực hiện nhờ sự nhận biết phân tử (ADN, ARN hoặc protein) mà những phân tử này có nguồn gốc từ gen được chèn (hoặc gen được biến đổi). Có ba phương pháp để xác định GMO đó là:
- Phương pháp khuyếch đại dựa trên cơ sở nucleotid: bao gồm kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), phản ứng LCP (Ligase Chain Reaction), khuyếch đại dựa trên trình tự acid nucleic (NASBA), kỹ thuật dấu vân tay (RFLP, AFLP, RAPD,…), lai mẫu dò, sao chép trình tự duy trì liên tục (3SR) và khuyếch đại enzym sao chép Q.
- Phương pháp dựa trên cơ sở protein: bao gồm điện di gel SDS một chiều, điện di gel SDS hai chiều, phân tích Western-blot và kỹ thuật ELISA (Enyme linked immunosorbent assays).
- Phương pháp dựa trên cơ sở phát hiện hoạt tính của enzym ( phương pháp này không thích hợp với các thực phẩm đã qua chế biến bởi vì lúc này protein đã bị biến tính) .

Em cài dưới đây một bài liên quan đến vấn đề này, để thử tốc độ host mới của SHVN luôn �8)
như Lâm đã viết thì theo mình hiểu đấy là các method để thực hiện, nhưng mình vẫ chưa hiểu lắm nguyên lý cơ bản xác định là thế nào, hoặc là nguyên lý xác định theo cáo phương pháp trên, rất mong ý kiến các mọi người !
 
Anh chị có thể tham khảo thêm ở 2 bài sau. Em thì có 1 số tài liệu nói về xác định GMOs nhưng bây giờ thì mới bắt đầu làm việc với mọi cái đơn giản và cổ điển nhất đã. Và kết quả thu được cũng khá khả quan.

Công nhận giờ bắt đầu thì từ cái đơn giản cái đã.
Theo em biết hiện nay người ta dùng kỹ thuật chuyển gen để nhân bản một gen thành nhiều trong genome ở vi khuẩn chẳng hạn. Như thế có được gọi là GMO không nhì? Còn ở thực vật, các yếu tố "gen nhảy" được sử dụng để chuyển gen, thì phát hiện và chứng minh kiểu gì đây?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top