virut

1.các yếu tố bên ngoài khiến cho virut ôn hòa trở thành virut độc như thế nào?
2.Điều gì quyết định virut có khả năng làm tan tế bào hay không?
3.quá trình virut làm tan tế bào diễn ra như thế nào?
4.vì sao axit nucleic ở vi rút chỉ có thể là ADN hoặc ARN?
5.virut không có trao đổi chất không tự tổng hợp được chất, vậy thì ADN hoặc ARN và protein ban đầu từ đâu mà có?
6.Thụ thể là gì? Thụ thể nhờ đâu mà mang tính đặc hiệu?
Một vài thắc mắc của dân không chuyên nhờ các tiền bối chỉ bảo, nếu thấy câu hỏi quá vớ vẩn thì cũng đừng cười tội nghiệp
sao em chọn smile không được nhỉ? (*_*)
 
câu 1
Mình nghe cô giáo nói là gen của virut ôn hoà gắn vào gen của tế bào vật chủ thì nó tổng hợp 1 loại protein kìm hãm sự nhân lên của virut khác nên các virut không xâm nhập vào tế bào này được nữa. Khi chịu tác dụng của các yếu tố bên ngoài như tia UV thì loại protein này không được tổng hợp nữa và các virut khác có thể xâm nhập vào tế bào này và virut đó lúc này cũng trở thành virut độc luôn. Mình không chuyên sinh mà. Có gì đừng cười.
 
1.các yếu tố bên ngoài khiến cho virut ôn hòa trở thành virut độc như thế nào?
6.Thụ thể là gì? Thụ thể nhờ đâu mà mang tính đặc hiệu?


1.đối với virut HIV (cũng là virut ôn hòa) thì khi các tế bào mà nó xâm nhập phản ứng lại trước các tác nhân gây bệnh thì nó mới hoạt động ->trở thành virut độc
các loại khác thì mình không biết.chắc cũng tương tự:)
2.thụ thể là protein xuyên màng trên màng tế bào.protein có cấu trúc không gian đặc thù nên (theo mình) nó chỉ liên kết với 1 loại protein nhất định theo cơ chế chìa khóa-ổ khóa.
 
câu 5 hình như bạn hỏi về nguồn gốc của virut phải ko
nếu hoi về nguồn gốc virut thì
Chúng bắt nguồn từ đâu, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Người ta đưa ra 3 giả thuyết về nguồn gốc của virut:
1. Virut có thể bắt nguồn từ hệ gen tách ra của tế bào, lâu dần cùng tồn tại và tiến hóa song song với tế bào.
2. Virut có thể bắt nguồn từ các phân tử di truyền ngoài nhiễm sắc thể (transposon, plasmit) tiến hóa dần thành virut ngày nay.
3. Virut có thể bắt nguồn từ 1 loại tế bào rất nhỏ, có cấu tạo đơn giản, kí sinh nội bào, giống như ricketsia, lâu dần trỏ thành virut.
 
ARN của virut khi xâm nhập vào tế bào thì được phiên mã ngược thành thành ADN thôi bạn ak cơ chế trái với phiên mã
 
câu 5 hình như bạn hỏi về nguồn gốc của virut phải ko
nếu hoi về nguồn gốc virut thì
Chúng bắt nguồn từ đâu, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Người ta đưa ra 3 giả thuyết về nguồn gốc của virut:
1. Virut có thể bắt nguồn từ hệ gen tách ra của tế bào, lâu dần cùng tồn tại và tiến hóa song song với tế bào.
2. Virut có thể bắt nguồn từ các phân tử di truyền ngoài nhiễm sắc thể (transposon, plasmit) tiến hóa dần thành virut ngày nay.
3. Virut có thể bắt nguồn từ 1 loại tế bào rất nhỏ, có cấu tạo đơn giản, kí sinh nội bào, giống như ricketsia, lâu dần trỏ thành virut.

mình thấy câu trả lời của bạn chưa hoàn toàn chính xác đâu, có gì bạn tham khảo ở sách chuyên đề THPT phần tế bào nhá bây giờ mình lười quá:) thông cảm nhé:hoanho:
 
1.các yếu tố bên ngoài khiến cho virut ôn hòa trở thành virut độc như thế nào?
6.Thụ thể là gì? Thụ thể nhờ đâu mà mang tính đặc hiệu?


1.đối với virut HIV (cũng là virut ôn hòa) thì khi các tế bào mà nó xâm nhập phản ứng lại trước các tác nhân gây bệnh thì nó mới hoạt động ->trở thành virut độc
các loại khác thì mình không biết.chắc cũng tương tự:)
2.thụ thể là protein xuyên màng trên màng tế bào.protein có cấu trúc không gian đặc thù nên (theo mình) nó chỉ liên kết với 1 loại protein nhất định theo cơ chế chìa khóa-ổ khóa.

về cơ bản thì bạn đúng nhưng mình góp ý thêm, tùy vào mỗi loại virut mà tác nhân biến đổi của nó khác nhau ví dụ tia uv
 
3.quá trình virut làm tan tế bào diễn ra như thế nào?
Câu này cô giáo của mình đã giải thích rồi. Ban đầu mình chỉ nghĩ là khi số lượng virut tăng lên quá nhiều thì sẽ khiến cho tế bào vỡ ra, hic. Nhưng cô mình nóilà virut sẽ tác động lên lizoxom làm các enzim thủy phân thoát ra ngoài và làm tan tế bào. Thế nhưng virut lại không bị phá vỡ bởi những enzim đó à? Chúng được bảo vệ như thế nào, có phải nhờ gai glicoprotein không? Nhưng gai glicoprotein đâu phải có ở tất cả các loại virut?
 
3.quá trình virut làm tan tế bào diễn ra như thế nào?
Câu này cô giáo của mình đã giải thích rồi. Ban đầu mình chỉ nghĩ là khi số lượng virut tăng lên quá nhiều thì sẽ khiến cho tế bào vỡ ra, hic. Nhưng cô mình nóilà virut sẽ tác động lên lizoxom làm các enzim thủy phân thoát ra ngoài và làm tan tế bào. Thế nhưng virut lại không bị phá vỡ bởi những enzim đó à? Chúng được bảo vệ như thế nào, có phải nhờ gai glicoprotein không? Nhưng gai glicoprotein đâu phải có ở tất cả các loại virut?
Cũng còn tùy loại virus. vd như lambda phage của E. coli, nó chỉ phá vỡ tế bào trong lúc lysosome hoạt động yếu nhất. Khi lysosome hoạt động mạnh, bộ gene của nó gắn vào bộ gene E. coli và nằm đó thêm vài vòng đời của E. coli.
 
mình thấy câu trả lời của bạn chưa hoàn toàn chính xác đâu, có gì bạn tham khảo ở sách chuyên đề THPT phần tế bào nhá bây giờ mình lười quá:) thông cảm nhé:hoanho:
bạn ơi. cái này mình chép trong sách ra mà. trong sách bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học trung học phổ thông về vi sinh vật của phạm văn ty ý.
 
ne.cau 4 y'.acid nucleic co moi 2 loai do thi tat nhien khong ADN phai la ARN chu.cau hoi gi la vay
 
ARN của virut khi xâm nhập vào tế bào thì được phiên mã ngược thành thành ADN thôi bạn ak cơ chế trái với phiên mã
Nếu nói như bạn thì mARN tạo ra sẽ có trình tự nucleotic giống như trên ARN của virut rồi. Trong khi đó virut ARN (-) lại có trình tự Nu tương bù với mARN mà.
 
bạn ơi. cái này mình chép trong sách ra mà. trong sách bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học trung học phổ thông về vi sinh vật của phạm văn ty ý.

đúng là trong sách đó nói thế nhưng mà tranposon có phải yếu tố di truyền ngoài NST đâu, hóa ra còn lại mỗi plasmid à.Dựa vào đó thì suy ra cả ý 1 cũng có vấn đề, coi genome là gì chứ, không hiểu ý lắm.:cry:
 
Nếu nói như bạn thì mARN tạo ra sẽ có trình tự nucleotic giống như trên ARN của virut rồi. Trong khi đó virut ARN (-) lại có trình tự Nu tương bù với mARN mà.

chuẩn, nhưng mà bạn có quyển đó rồi thì xem luôn trong ấy thế nào chả có.:cuchuoi:
 
đúng là trong sách đó nói thế nhưng mà tranposon có phải yếu tố di truyền ngoài NST đâu, hóa ra còn lại mỗi plasmid à.Dựa vào đó thì suy ra cả ý 1 cũng có vấn đề, coi genome là gì chứ, không hiểu ý lắm.:cry:
mình cũng chưa học transposon nên cũng chả biết nó là gì hết. chỉ thấy câu hỏi rồi về nhà lấy sách ra chép rồi post lên thôi. thông cảm, mình không phải học sinh chuyên sinh.
 
Cho mình hỏi ban phư ơng thảo tí được không:
Vậy không phải tất cả các loại virút đều có gai glicoprotein a.Loại nào kh ông có bạn chi cho m ình với chứ phần này mình kém lắm
Cam on ban nhiu nha
 
Cho mình hỏi ban phư ơng thảo tí được không:
Vậy không phải tất cả các loại virút đều có gai glicoprotein a.Loại nào kh ông có bạn chi cho m ình với chứ phần này mình kém lắm
Cam on ban nhiu nha

gai glicoprotein thuộc vào lớp áo bao ngoài của virus, như vậy thì virus nào có áo bao ngoài ( vỏ bọc ) sẽ có gai glicoprotein.Trong chương trình phổ thông thì căn cứ vào hình thái chia virus thành các dạng :
- dạng khối (gồm trần và có vỏ bọc )
- dạng xoắn (gồm trần và có vỏ bọc )
- dạng hỗn hợp.:welcome:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,651
Messages
71,544
Members
55,783
Latest member
pdfkadeei
Back
Top