Mối quan hệ giữa Đa dạng sinh học và nghèo đói

Mối quan hệ giữa Đa dạng sinh học và nghèo đó

Tóm tắt

Đa dạng sinh học đáp ứng và thoả mãn nhiều nhu cầu của con người. Người nghèo, đặc biệt là những người sống ở những khu vực có sản lượng nông phẩm thấp, phụ thuộc nặng nề và trực tiếp lên đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái vốn giúp họ kiếm sống. Vai trò quan trọng này thể hiện ở các khía cạnh: góp phần bảo đảm sức khoẻ và dinh dưỡng, giảm khả năng bị tổn thương, phát triển các giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng các nguồn tài nguyên không sản xuất được. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế mà cụ thể là nhu cầu kiếm sống, người nghèo không quan tâm dến những lợi ích to lớn hơn từ đa dạng sinh học, và phải trả giá cho những hành động làm suy giảm đa dạng sinh học.
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là chủ thể sáng tạo của môi trường thiên nhiên; con người vừa là sản phẩm của môi trường xã hội, vừa là chủ thể của xã hội. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có mối quan hệ biện chứng trong toàn bộ sự tồn tại và phát triển của con người. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo cần tiến hành song song và kết hợp hài hòa với bảo tồn đa dạng sinh học.
--------
Mình gửi kèm file bài viết của mình.
Những thông tin trong bài viết nếu trích dẫn đã được ghi chú Tài liệu tham khảo.
Đây là bài tìm hiểu trong phạm vi chương trình học nên đảm bảo về mặt thông tin.
--------
Các bạn nghĩ Đa dạng sinh học sẽ giúp gì cho người nghèo?
Nghèo đói tác động đến đa dạng sinh học ra sao?
Có phải Nghèo đói là một nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học không?
--------
Dưới đây là ý kiến của tôi.
Ý các bạn thế nào?

Thân ái,
Hoàng.
 
Chào Hoàng

Mình nghĩ trong bài này nếu Hoàng thêm các phần sau sẽ tốt hơn:

1. Định nghĩa về đa dạng sinh học

2. Thước đo đa dạng sinh học.

3. Thêm các liên hệ, minh họa trong điều kiện Việt Nam

4. Đưa ra ý kiến cá nhân.
 
Em cám ơn Anh!

Em rất vui vì anh đã xem bài của em và góp ý cho em nữa.

Đây là bài tìm hiểu của em trong khuôn khổ môn học Đa dạng sinh học, tính tổng hợp tài liệu là chủ yếu.
Ngành học em đang theo là Môi trường nên kiến thức chuyên sâu của em về Đa dạng sinh học còn khá khiêm tốn.

Nếu không trình bày trong khuôn khổ môn học Đa dạng sinh học, chắc chắn em sẽ đưa phần khái quát về đa dạng sinh học vào bài viết.

Một lần nữa em cám ơn anh và mong anh nói rõ cho em hơn về "Thước đo đa dạng sinh học".
 
Tôi lại nghĩ là vì trong khuôn khổ đa dạng sinh học nên bạn càng cần nhấn mạnh phần đa dạng sinh học trong bài viết của mình.

Thước đo đa dạng sinh học: ý tôi là khi bạn nói vùng này có đa dạng sinh học cao hơn vùng kia thì bạn dùng tiêu chí nào để đánh giá như vậy.

Những loài nào được sử dụng để đánh giá đa dạng sinh học của 1 vùng, miền.
 
- Ý của em là: bài tìm hiểu này trình bày trong khuôn khổ môn học (học phần) Đa dạng sinh học, với đối tượng tiếp nhận là những người có học về Đa dạng sinh học. Vì thế, em mới post bài trong mục này.
Do đó, phần giới thiệu về Đa dạng sinh học (ĐDSH) là không cần thiết và làm giảm tính súc tích của bài.
Nếu đối tượng tiếp nhận là những người chưa rõ về ĐDSH, em sẽ đưa phần trên vào bài.
Cái quan trọng ở đây là vai trò của ĐDSH đối với người nghèo thì em đã nhấn mạnh rồi, phần này cũng phân biệt khá rõ ràng 3 mức độ khác nhau của ĐDSH là đa dạng loài, đa dạng di truyền và đa dạng hệ sinh thái.

- Em không đưa ra 1 "thước đo ĐDSH" nào ở đây cả. ĐDSH không phải là một đại lượng có thể dùng đơn vị cụ thể để so sánh. Trong bài em cũng không so sánh ĐDSH ở địa điểm cụ thể này cao hơn địa điểm cụ thể kia. Em chỉ đưa ra đánh giá về mức độ ĐDSH đã được thừa nhận trong nhiều tài liệu. Theo em hiểu, ý anh là trường hợp Madagasca?

- Đa dạng sinh học, nói một cách đơn giản là "sự phong phú về loài". Anh định đặt loài nào ngoài hệ thống này ạ? Theo em, "không bỏ sót loài nào", tất nhiên đã có trong danh sách phân loại. Em chưa bao giờ làm điều này và cũng không rõ! (Có thể trong quá trình đánh giá gặp một số khó khăn nên sử dụng những loài đặc trưng - nhưng xem ra cái "có thể" này không hợp lý).

----------------------------
Dưới đây là một số kiến thức về định lượng ĐDSH:

Các chỉ số toán học về ĐDSH đã được thiết lập để mô tả sự đa dạng loài ở các phạm vi địa lý khác nhau. Số lượng loài trong một quần xã hay hệ sinh thái thường được mô tả là đa dạng anpha. Đây là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả ĐDSH. Đa dạng loài lớn nhất là vùng rừng nhiệt đới, tiếp đến là rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu.

Đa dạng bêta là chỉ số đề cập đến mức độ dao động thành phần loài khi các điều kiện môi trường thay đổi. Đa dạng gamma áp dụng đối với một vùng địa lý rộng lớn gồm nhiều sinh cảnh và được định nghĩa là "tỷ lệ bắt gặp các loài thêm vào trong một nơi sống thuộc các vùng địa lý khác nhau".

Norman Myers, nhà sinh thái học Anh đã đưa ra khái niệm điểm nóng ĐDSH, là những vùng chứa đựng một số lớn các loài đặc hữu và đồng thời bị tác động một cách đáng kể các hoạt động của con người. Hiện nay có 25 điểm nóng ĐDSH trên thế giới được thừa nhận theo tiêu chí đánh giá này.

1. Tropical Andes ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 14. Polynesia & Micronesia
2. Sundaland ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?15. New Caledonia
3. Mediterirranean Basin ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 16. Guinean Forest of West Africa
4. Madagasca & Indian Ocean Island ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?17. Choco - Darian - Western Ecuador
5. Indo - Burma ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 18. Western Ghats & Srilanca
6. Caribbean ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?19. California Floristics Province
7. Atlantics Forest ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 20. Succulent Karoo
8. Philippines ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?21. New Zealand
9. Cape Floristic Regions ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 22. Central Chile
10. Mesoamerica ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 23. Caucasus
11. Brazilian Cerrado ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 24. Wallacea
12. Southest Australia ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 25. Eastern Arc Mountains & Coastal
13. Mountains of Southest China

25 điểm nóng chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài động vật có xương sống trên cạn nhưng chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh.

Một khái niệm khác là "Đại đa dạng sinh học" được đề nghị vào năm 1998. Theo đề nghị này, công nhận 17 nước là các trung tâm có độ đa dạng sinh học cao. 17 nước này chiếm 2/3 nguồn tài nguyên sinh học trên trái đất, trong đó có hơn 80% loài thực vật bị đe dọa trên toàn thế giới. Đó là: Australia, Brazil, China, Colombia, RDC, Ecuador, India, Indonesia, Madagascar, Malaysia, Mexico, Perou, Philippines, Nam Phi, New Guinea, America, Venezuela.
---------------------------
Theo ý kiến cá nhân, những cách định lượng và phân hạng này chỉ là tương đối, như kiểu "Ai cũng thấy quả bóng đá to hơn quả bóng bàn nhưng thật khó để xác định hạt đậu nành và hạt đậu ván hạt nào nặng hơn".
Rất mong sự chia sẻ của anh!
 
Cảm ơn bài viết khá lý thú của em.

Tuy nhiên, đa dạng sinh học không chỉ hiểu đơn thuần là sự đa dạng về loài. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong một loài, đa dạng giữa các loài và đa dạng của các hệ sinh thái. Cụ thể hóa thì gồm có 3 mức độ đa dạng: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.

Về định nghĩa cụ thể thì cũng có nhiều.

Như vậy nếu áp vào đầu bài của em sẽ cần có sự phân chia và phân tích sâu cũng như cụ thể hơn.

Chình vì em không có phần mở đầu nói về một số hiểu biết của mình về đa dạng sinh học nên người đọc không biết em hiểu tới mức độ nào về thuật ngữ này.

Để đánh giá độ đa dạng sinh học người ta cũng dựa vào 3 mức độ đa dạng kể trên mà đề ra các phương pháp và cách thức tinh toán khác nhau. Phương pháp dựa trên độ đa dạng alpha, gama, beta nằm trong số đó.

Có thể môn học này của em đã qua. Tuy nhiên anh gửi 3 bài cơ bản về đa dạng sinh học để em tham khảo.
 
Em cảm ơn anh!

Hình như anh quản lý trang Công nghệ Vi sinh phải không ạ!
Em nghĩ trong diễn đàn cần có một trang về Sinh học và Môi trường hoặc mở mục này trong trang Công nghệ Vi sinh cũng được ạ.
 
Chào Hoàng

Cảm ơn em đã góp ý. Khi số lượng bài viết đủ nhiều và đủ chất lượng sẽ có một mục được mở ra ngay.
 
Tóm tắt

Đa dạng sinh học đáp ứng và thoả mãn nhiều nhu cầu của con người. Người nghèo, đặc biệt là những người sống ở những khu vực có sản lượng nông phẩm thấp, phụ thuộc nặng nề và trực tiếp lên đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái vốn giúp họ kiếm sống. Vai trò quan trọng này thể hiện ở các khía cạnh: góp phần bảo đảm sức khoẻ và dinh dưỡng, giảm khả năng bị tổn thương, phát triển các giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng các nguồn tài nguyên không sản xuất được. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế mà cụ thể là nhu cầu kiếm sống, người nghèo không quan tâm dến những lợi ích to lớn hơn từ đa dạng sinh học, và phải trả giá cho những hành động làm suy giảm đa dạng sinh học.
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là chủ thể sáng tạo của môi trường thiên nhiên; con người vừa là sản phẩm của môi trường xã hội, vừa là chủ thể của xã hội. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có mối quan hệ biện chứng trong toàn bộ sự tồn tại và phát triển của con người. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo cần tiến hành song song và kết hợp hài hòa với bảo tồn đa dạng sinh học.
--------
Mình gửi kèm file bài viết của mình.
Những thông tin trong bài viết nếu trích dẫn đã được ghi chú Tài liệu tham khảo.

Đây là bài tìm hiểu trong phạm vi chương trình học nên đảm bảo về mặt thông tin.
--------
Các bạn nghĩ Đa dạng sinh học sẽ giúp gì cho người nghèo?
Nghèo đói tác động đến đa dạng sinh học ra sao?
Có phải Nghèo đói là một nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học không?
--------
Dưới đây là ý kiến của tôi.
Ý các bạn thế nào?

Thân ái,
Hoàng.
hiii
mình trả thấy có j sâu sắc cả?:razz:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top