Giảng viên trẻ về di truyền ung thư ở Harvard

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Ngày Thịnh nhận được giải thưởng y khoa danh giá nhất thế giới Weintraub, anh nói: "Được làm người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này thì cũng vui lắm nhưng sẽ vui hơn nếu nghiên cứu của mình giúp được cho những người bệnh ở quê nhà".
tien-si-thinh.jpg

Tên tiếng Anh của Thịnh là Ryan Thịnh Phan nhưng anh bảo vẫn thích được nghe mọi người gọi mình bằng tên "cúng cơm": Phan Văn Thịnh, "Đơn giản, vì dòng máu Việt Nam đang chảy trong người tôi!" - Thịnh nói ngắn gọn.

Thịnh theo gia đình sang Mỹ khi đang học dở năm hai Đại học Y - Dược TPHCM. Trong hành trang đem theo của chuyến đi đường dài ấy, ngoài ký ức của tuổi thơ bên dòng sông Thu Bồn, còn có lời hứa với người thầy ở trường y: "Cuộc sống xứ người có khốc liệt thế nào, cũng không được từ bỏ ước mơ thành một bác sĩ giỏi về ung thư học!".

Những ngày mới sang Mỹ, để có tiền trang trải cuộc sống và đầu tư thêm vốn tiếng Anh, Thịnh làm thêm rất nhiều những công việc không tên.. "Nhắc lại thì thấy chẳng có gì nhưng giai đoạn đó với tôi quả là một thử thách lớn. Tuy mình không bị kỳ thị nhưng để tìm được một chỗ ngồi bình yên ở giảng đường của trường California, tôi đã phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba lần những sinh viên bản xứ", Thịnh kể.

Một dịp tình cờ, anh đọc được thông báo nhận sinh viên làm thêm của Viện thí nghiệm quốc gia ở Berkeley. Nhờ có vốn kiến thức y khoa, Thịnh đã dễ dàng vượt qua các cuộc sát hạch nghiêm ngặt để vào làm thêm ở phòng thí nghiệm di truyền và ung thư.

Cũng từ đây, tiếng tăm của một sinh viên Việt Nam thông minh, chịu khó đã làm ngạc nhiên những vị giáo sư đầu ngành về ung thư học của Viện. Nhiều lời mời Thịnh về làm việc sau khi tốt nghiệp đã "dội" tới tấp đến nhà anh. Từ chối tất cả, Thịnh chọn cho mình "bãi đáp" là dạy ở ĐH Stanford.

"Có thể thu nhập sẽ thua khi ra làm ở các bệnh viện nhưng quan trọng là tôi được làm công việc nghiên cứu và giảng dạy mà mình yêu thích", Thịnh trần tình. Làm ở đây gần năm, Thịnh nhận được học bổng tiến sĩ của ĐH Columbia. Không bỏ lỡ cơ hội nâng cao kiến thức cho mình, Thịnh quyết định xin nghỉ ở Stanford.

"Nhờ đến đây mà tôi có cơ hội làm việc chung với giáo sư Riccardo Dalla-Favara, một chuyên gia hàng đầu thế giới về di truyền học và ung thư", Thịnh nhớ lại.

Năm 2000, Thịnh tốt nghiệp tiến sĩ với thứ hạng tối ưu và được nhận ngay về giảng dạy tại ĐH Harvard.

"Xin đừng hiểu lầm tôi chọn đến đây vì thu nhập cao hơn những nơi khác. Đã từng từ chối những chỗ làm có mức lương cao gấp đôi, gấp ba lương của Harvard thì chuyện tiền nong chắc chắn không phải quan tâm hàng đầu của tôi. Lý do tôi về đây vì tin rằng môi trường này sẽ thích hợp để mình có thể bắt đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về căn bệnh ung thư và bạch cầu mà mình đang tâm đắc", anh nói.

"Mắc nợ" người bệnh ung thư

Thịnh bảo, cuộc gặp của anh với giáo sư Riccardo Dalla-Favara là một cuộc gặp định mệnh. Bởi chính từ đây anh không những được giới khoa học hải ngoại biết đến nhiều hơn mà còn nhận được nhiều giải thưởng, học bổng giá trị. Tên của anh cũng bắt đầu hãnh diện đứng bên cạnh tên của giáo sư Riccardo Dalla-Favara trong nhiều bài viết giới thiệu các công trình nghiên cứu ung thư học trên những tạp chí khoa học lớn: Nature, Nature Immunology.

"Tôi thật sự biết ơn giáo sư Favara. Nếu không có ông, tôi không nhìn thấy công việc mình đang làm có ý nghĩa và sức hấp dẫn đến như vậy", Thịnh nói.

Không phải khi sang Mỹ, Thịnh mới có ý định đi sâu vào ung thư học. Ngay từ những ngày còn ở Việt Nam, anh đã nhiều lần đến Trung tâm Ung bướu TP.HCM tìm hiểu căn bệnh này. Từng chảy mước mắt khi chứng kiến những người bệnh quỳ dưới chân các bác sĩ xin được chết sớm để chấm dứt sự đau đớn kéo dài. Những bi kịch của những số phận mang "án tử" đó đã ám ảnh Thịnh cả trong những giấc mơ dài trên đất Mỹ.

Weintraub là giải thưởng được đặt theo tên của tiến sĩ Harold M.Weintraub (1946-1995), một nhà khoa học có nhiều đóng góp thiết thực và sâu sắc cho sự phát triển sinh vật phân tử. Chỉ các trường đại học và các viện nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới tự xét tuyển những nghiên cứu sinh của mình và đề cử một nghiên cứu sinh cho hội đồng giám khảo của giải. Không ai có thể tự nộp đơn để được xét. Năm 2006, có 16 người giành được giải thưởng này và phần lớn họ là những nghiên cứu sinh của các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ, Canada. Trong đó, Phan Văn Thịnh là người Việt Nam duy nhất và đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này vào tháng 5 vừa rồi.
"Tôi coi đó như một món nợ khoa học mà mình có trách nhiệm phải trả khi đã chọn công việc nghiên cứu làm một phần cuộc sống của mình".

Sợ giẫm lại dấu chân đã đi qua của những nhà khoa học khác, Thịnh "ra lệnh" cho chính mình phải có một lối đi riêng mà chưa ai đặt chân đến. Trằn trọc nhiều đêm liền, Thịnh cũng chọn được một hướng đi "không đụng hàng". Đó là nghiên cứu chuyên sâu về tác nhân Lymphoma, một dạng ung thư rất phổ biến, chiếm đến 40% các trường hợp mắc bệnh nhưng chưa tìm được phương pháp chế ngự hiệu quả.

Ròng rã một năm trời "nhốt" mình trong phòng thí nghiệm, Thịnh gần như biến thành người khác. Anh xa lạ với cả những điểm vui chơi giải trí gần nhà mình. "Ngay cả chat với bạn bè để tiết kiệm tiền điện thoại tôi cũng không có thời gian tập!" - Thịnh cười.

Nhưng bù lại cho những "mất mát" đó, Thịnh đã tìm ra được những phương pháp chế ngự quá trình tạo thành Lymphoma thông qua việc ngăn không cho một số thành phần gây bệnh gặp nhau.

Thành công này không những giúp Thịnh nhận được điểm tốt nghiệp tiến sĩ cao nhất mà còn nhận được tài trợ từ tổ chức bảo trợ cho những công trình nghiên cứu ung thư trên khắp thế giới. Đặc biệt là giải thưởng Weintraub, vừa được trao vào tháng 5 năm nay.

"Khi nghe tin mình được giải, tôi bất ngờ lắm. Không dám tin một giải thưởng giá trị như thế lại có thể đặt lên tay một nghiên cứu sinh còn non trẻ như mình. Nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại thấy mình quá đỗi hạnh phúc vì tôi là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng này", Thịnh cười giòn tan để kết thúc câu chuyện.

Trích từ Vnexpress

Các bài báo của Ryan TP:

BCL6 interacts with the transcription factor Miz-1 to suppress the cyclin-dependent kinase inhibitor p21 and cell cycle arrest in germinal center B cells

The BCL6 proto-oncogene suppresses p53 expression in germinal-centre B cells.
 
Bác Luơnh ơi. Thật là đáng nể. Chỉ biết nói một câu " xin chúc mừng cho Ryan TP"

Thế Bác Lương có phấn đấu để giành giải gì ko nè???
 
Đọc và nghiền ngẫm: Sợ giẫm lại dấu chân đã đi qua của những nhà khoa học khác, Thịnh "ra lệnh" cho chính mình phải có một lối đi riêng mà chưa ai đặt chân đến.

Số bài báo xuất bản chỉ 2 bài nhưng trên Nature cả: không phủ nhận yếu tố tiếng tăm của sư phụ, tầm quan trọng của bài báo đủ đăng trên Nature cũng nói lên khả năng của người nghiên cứu.

Tái bút: Chổ bạn Thảo có microtome và có hay làm tiêu bản không?
 
Trả lời Bác Lương đây. Chổ em cũng có nhưng đã không còn làm từ mấy năm nay rồi. Mặc dù trang thiết bị hóa chất phục vụ tận răng luôn. Chỉ làm thôi nhưng ko biết tại sao không làm.(Em chỉ làm ở đây mới 2 năm thôi). Bác Lương muốn làm mẫu thì cứ nói với em, em cũng hay đem mẫu đi qua chổ Đại Học Y Dược làm lắm. Một mẫu làm khoảng 30-45 ngàn gì đó. Bác Lương có nhu cầu cứ hú em một tiếng, em dẫn đi cho.
 
Anh Lương đăng bài này lên trang nhất đi ạ. Anh có account admin của module News mà. Em nghĩ đăng lên trang nhất xong đưa link vào diễn đàn là cách làm hay hơn.

Lúc đầu có thể anh chưa quen thao tác trong module News nhưng khi quen tay anh sẽ thấy rất hay :D
 
Không phải không xài, mà account và password đều để dạng favourite ở nhà hết rồi. Vào SG khổ thế đấy, cứ như cụt tay chân. Mấy cái quán net trong này nó block nhiều trang lắm. Bác nào đưa lên hộ tôi với.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top