Sinh 11:giúp mình một vài câu giải thích!

sau_rang

Senior Member
1) cây thường bị héo khi bón nhiều phân vô cơ
2) không để rau quả trên ngăn đá tủ lạnh
3) cây không sống được ở đất có nồng độ muối cao
4)cây xanh sinh trưởng như thế nào trong nhà kính xanh lục ? tại sao ?
5) cây có lá màu đỏ có quang hợp không ? tại sao ?
mình nghĩ ra được vài lý do để giải thích rồi nhưng không chắc lắm! tham khảo ý kiến mọi người:)! mong được giúp đỡ! cảm ơn nhiều! hihi:buonchuyen:
 
2/ không để rau quả trên ngăn đá vì:
không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng.
không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô.
Nhiệt độ thấp => giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
Nhiệt độ thấp trong ngăn đá sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả
5/ Cây có lá màu đỏ vẫn quang hợp, vì lá màu đỏ là do sắc tố màu đỏ trong lá nhiều, trong lá vẫn có diệp dục=> vẫn quang hợp
 
1.
Phân vô cơ làm tăng áp suất thẩm thấu dịch đất-->cây khó hút nước, vẫn bị mất nước qua thoát hơi nước-->héo
3.
Ko sống đc do:
-ASTT dịch bào< ASTT dịch đất
-Nồng độ muối cao gây độc cho cây hoặc kìm hãm sinh trưởng
4.
QH tốt.
DO cây ko hấp thụ as xanh lục, nhà kính màu xanh lục-->phản chiếu ánh sáng này.
 
4.
QH tốt.
DO cây ko hấp thụ as xanh lục, nhà kính màu xanh lục-->phản chiếu ánh sáng này.

her, mình nghĩ là ánh sáng qua nhà kính màu xanh lục sẽ là ánh sáng xanh lục chứ ? giống thí nghiệm vật lý (lớp mấy nhỉ?) chiếu ánh sáng trắng đi qua giấy bóng màu đỏ ý chứ ?
 
her, mình nghĩ là ánh sáng qua nhà kính màu xanh lục sẽ là ánh sáng xanh lục chứ ? giống thí nghiệm vật lý (lớp mấy nhỉ?) chiếu ánh sáng trắng đi qua giấy bóng màu đỏ ý chứ ?

+1, Cây vẫn có thể dựa vào ánh sáng xanh lục để tồn tại được, tuy nhiên rất yếu ớt :cool:
 
1) cây thường bị héo khi bón nhiều phân vô cơ
2) không để rau quả trên ngăn đá tủ lạnh
3) cây không sống được ở đất có nồng độ muối cao
4)cây xanh sinh trưởng như thế nào trong nhà kính xanh lục ? tại sao ?
5) cây có lá màu đỏ có quang hợp không ? tại sao ?
mình nghĩ ra được vài lý do để giải thích rồi nhưng không chắc lắm! tham khảo ý kiến mọi người:)! mong được giúp đỡ! cảm ơn nhiều! hihi:buonchuyen:
1--phân vô cơ có tác dụng kích thích cho cây sinh trưởng và phát triển(cung cấp dinh dưỡng cho cây),tăng khả năng chống chịu của môi trường trong điều kiên khác nhau nhất định....,trong mỗi giai đoạn phát triển thì cần có những loại phân bón thích hợp,,nếu bón nhiều phân vào cây thì sẽ có tác dụng ngược lại....
2--nồng độ muối caovì thế có áp suất thẩm thấu cao cho nên cây không thể hút được nước nếu không có cơ chế thích nghi, ggây hiện tượng hạn nước.
3--cây xanh sinh truwỏng trong một thời gian nào đó thì sẽ chết vì nhà kính màu xanh thì se k hấp thụ ánh sáng màu xanh nên cho ánh sáng xanh đi qua và cây hấp thụ là ánh sáng màu xanh,,mà ccay xanh hấp thụ 2 màu cơ bản là đỏ và xanh tím thui....vì thế??(mình không bik giải thích câu này các bạn hỉu k nữa,,có gì bổ sung với nha)
4-ở tế bào thực vật có chứa bào quan là lạp thể,,có 2 nhóm lạp thể:bạch lạp là lạp thể k màu,sắc lạp-là lạp thể có chứa sắc tố quang hợp là chlofim..cây có lá màu đỏ( do sắc lạp quy định)vẫn quang hợp được vì nó chứa sắc tố quang hợp là chlorofin(lục lap)
 
Cây trồng trong nhà kính máu xanh lục theo mình thì chết từ từ rồi. Vì dù màu xanh lục thì cây vẫn có quang hợp nhưng mà chỉ được có 1 tẹo thôi, tính ra không đủ bù đắp cho lượng tiêu hao do hô hấp đâu. Ngay cả khi có đầy đủ ánh sáng còn chỉ quang hợp với hiệu suất thấp và tích lũy không được nhiều lắm.
 
cảm ơn mọi người nhiều lắm! hì! giúp mình nữa nhé!
1/tại sao nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc mảu đỏ sẽ có hiệu quả quang hớp lớn hơn ánh sáng đơn sắc xanh tím ?
2/Vận động viên vận động mạnh quá sức thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ? ( giải thích rõ ở cấp độ tế bào trở đi nhé! hj`)
 
Theo mình thì câu thứ nhất; ở sgk lớp 11, bài 7, tr33 có hình 7.3 về quang phổ hấp thụ của các sắc tố quang hợp. Có thể thấy là các sắc tố đều có quang phổ hấp thụ ở vùng ánh sang có bước sóng dài và hấp thụ rất mạnh nữa. Vùng ánh sáng tím chỉ có diệp lục hấp thụ mà thôi, hon nữa đối với diệp lục vẫn hấp thụ ánh sang đỏ mạnh hơn. Và khi hấp thụ ánh sang đỏ mạnh hơn thì qunag họp sẽ mạnh hơn ỏ vúng ánh sáng này.

Câu 2: theo mình thì khi hoạt động quá mức thì:
+các tế bào trong cơ thể sẽ yêu cấu lợng O2 tăng đột ngột làm cho hô hấp và tuần hoàn phải tăng công suất. Việc tăng công suất này hiển nhiên là không tốt: tăng huyết áp đột ngột nên có thể đứt mạch máu ở đâu đó, phổi bị căng quá mức có thể gây tổn thương,...
+các cơ bị ép hoạt động quá sức như khi các tín hiệu thần kinh điều khiển sự co dãn cơ đưa đến quá dồn dập chẳng hạn thì các sợi cơ không đáp ưng kịp, có thể do co lại quá mức không duỗi ngay lập tức được mà bị co cứng lại gây ra chuột rút

Đây là ý kiến riêng của mình về câu trả lời của 2 câu hỏi. mong các bạn đọc và góp ý:D
 
câu 2 giải thích ở mức độ tế bào sẽ như thế này. Do vận động viên khi chạy lâu, quá trình hô hấp ngoài ko cung cấp đủ oxi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men lactic để tạo ATP. Khi đó việc tích trữ quá nhiều axic lactic trong tế bào dẫn đến biểu hiện đau mỏi cơ, hình như còn gọi là "ngộ độc tế bào" thì phải :mrgreen:
 
hình như cứ hoạt động mạnh là đều có quá trình hô hấp yếm khí xảy ra mà
bạn có thể giúp minh hiểu "hoạt động quá sức" là ý như thế nào dk ko?
 
ánh sáng đỏ có bước sóng dài hơn ánh sáng xanh tím nên với cùng cường độ chiếu sáng sẽ có nhiều photon đập vào chlorophyl hơn, chlorophyl được kích thích bởi 1 số photon nhất định ( mình nhớ là 8) vì vậy tác dụng của ánh sáng phụ thuộc vào số photon được hấp thụ chứ không phụ thuộc vào năng lượng của photon. Như vậy ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn xanh tím. Bạn có thể tham khảo sgk vật lý 12
 
Khi hoạt động mạnh trong một thời gian dài thì đều xảy ra quá trình hô hấp yếm khí trong tế bào. Do khi hoạt động mạnh hệ tuần hoàn và hô hấp không thể cung cấp đủ khí oxi cho hoạt động của các tb cơ, việc này dẫn đến các tb sẽ hô hấp yếm khí tạo axit lactic gây mỏi cơ. Nếu liên tiếp hoạt động quá mức trong một thời gian dài thì sẽ nguy hiểm do lượng axit lactic tạo thành sẽ đầu độc tb thần kinh.
 
Khi hoạt động mạnh trong một thời gian dài thì đều xảy ra quá trình hô hấp yếm khí trong tế bào. Do khi hoạt động mạnh hệ tuần hoàn và hô hấp không thể cung cấp đủ khí oxi cho hoạt động của các tb cơ, việc này dẫn đến các tb sẽ hô hấp yếm khí tạo axit lactic gây mỏi cơ. Nếu liên tiếp hoạt động quá mức trong một thời gian dài thì sẽ nguy hiểm do lượng axit lactic tạo thành sẽ đầu độc tb thần kinh.
Đúng về cơ bản ngoại trừ câu cuối! TB thần kinh đc bảo vệ khá kĩ nên kg có cơ hợi ngộ độc do lactic acid đâu nhá! Chữ ngộ độc cũng chỉ là "chơi chữ" thôi!!!!
 
1) cây thường bị héo khi bón nhiều phân vô cơ
2) không để rau quả trên ngăn đá tủ lạnh
3) cây không sống được ở đất có nồng độ muối cao
4)cây xanh sinh trưởng như thế nào trong nhà kính xanh lục ? tại sao ?
5) cây có lá màu đỏ có quang hợp không ? tại sao ?
mình nghĩ ra được vài lý do để giải thích rồi nhưng không chắc lắm! tham khảo ý kiến mọi người:)! mong được giúp đỡ! cảm ơn nhiều! hihi:buonchuyen:
1. Do bón nhiều phân vô cơ tăng áp suất thẩm thấu trong đất, cây không lấy được nước nên bị héo.
2. Ngăn đá tủ lạnh làm cho nước trong tế bào rau bị đông lại, phá vỡ tế bào nên rau mau hỏng.
3. Cây xanh ở nồng độ muối cao có thể trả lời tương tự câu 1.
4. Nhà kính xanh lục chỉ cho tia lục đi qua, mà tia lục thì diệp lục và các sắc tố khác hầu như không hấp thụ nên cây sẽ không quang hợp được và chết dần.
5. Cây lá có màu đỏ là do sắc tố phụ nhưng trong lá cây vẫn có diệp lục nên vẫn sẽ quang hợp bình thường.
Theo khả năng mình có thể trả lời như vậy! Nếu muốn rõ hơn bạn có thể tham khảo trong sách giáo khoa sinh 10 và 11 nâng cao hoặc sách chuyên Sinh. thân ái!
 
câu 4. khi chiếu as qua kính màu xanh lục thì as sẽ chuyển thành màu xanh. mà cây không sử dụng as xanh lục để quang hợp nên cây sẽ chết
câu 5.cây vẫn quang hợp đc. vì màu đở của lá là do màu của sắc tố phụ carotenoit lấn át màu của lục lạp ở trong lá cây nên cây vẫn quang hợp đc. tuy nhiên hiệu suất kém hơn
 
mọi người ơi giúp e trả lời câu hỏi này với:hãy giải thích tại sao 2 nửa quả tim của người có cấu tạo ko giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng?
 
mọi người ơi giúp e trả lời câu hỏi này với:hãy giải thích tại sao 2 nửa quả tim của người có cấu tạo ko giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng?
vì hai nửa quả tim hoạt động đẩy máu với cường độ khác nhau: một động mạch chủ và tỉnh mạch chủ cái này cần các bó cơ lớn và dày hơn, khoang rộng hơn
cái còn lại là động mạch phổi và tỉnh mạch phổi cái này cần bó cơ nhỏ ,khoang nhỏ
lâu roài mình chả động vào nên nhớ có dc thế..có ai biết thêm thì viết nha
 
câu 1:
hiệu quả QH ko phụ thuộc vào mức năng lượng mà phụ thuộc vào số lượng photon. Cùng 1 mức NL, ánh sáng đỏ có nhiều photon hơn so vs ánh sáng xanh tím -> hiệu quả cao hơn
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top