Ở virut cơ chế sao chép có hai loại:
- Đối với virut có vcdt là ADN thì khi phân tử AND được bơm vào trong TB chủ thì đoạn ADN này sẽ được một loại enzim ADN pol sao chép từ một mạch thành 2 mạch (tạo thành ADN mạch kép) (đối với virut có ADN mạch đơn). Phân tử ADN mạch kép này sẽ được gắn với ADN của TB chủ và nhân đôi theo sự nhân đôi ADN của TB chủ.
- Đối với Retrovirut (virut có vcdt là ARN) thì sau khi vào TB chủ một loại enzim của virut sẽ làm nhiệm vụ phiên mã ngược, phiên mã từ ARN thành ADN mạch đơn, ADN mạch đơn này tiếp tục làm khuôn mẫu tổng hợp nên mạch bổ sung với nó. Sau đó ADN mạch kép sẽ gắn vào ADN của TB chủ và nhân đôi theo ADN của TB chủ.
(nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì có thể đọc thêm trong sách Di truyền dành cho học sinh chuyên của bộ giáo dục nha)
Nếu bạn muốn biết theo từng loại thì bó tay, kg phải có 4 loại mà tới 7 loại mạch mang thông tin di truyền. Tôi cũng kg hiểu câu hỏi của bạn cho lắm, bạn đang hỏi cơ chế sao chép DNA của virus, hay cơ chế sao chép,sinh sôi của virus!?
Thôi giờ thiệu từng loại cho bạn chóng mặt chơi vậy.
1. dsDNA. Dễ nhất. Sau khi thâm nhập vào nhân TB, nó đóng mạch thành vòng plasmid sau đó tự nhân đôi bản thân (nhờ protein của TB chủ) và sản xuất các protein cần thiết. Sau đó, các đoạn DNA mở (mạch kép thẳng) sẽ thâm nhập vào DNA vật chủ. Sau mỗi lần TB chủ nhân đôi, thì DNA của virus cũng nhân đôi theo.
2. ssDNA. Chưa đc tìm hiểu kĩ. Toàn bộ quá trình xảy ra ở nhân, đầu tiên đoạn DNA cùng với protein của nó sẽ thâm nhập vào DNA chủ. Vì là DNA mạch đơn, và TB chủ kg phân biệt đc đóa là DNA của ai nên sẽ bắt đầu quá trình chỉnh sửa tạo thành DNA mạch kép. Phần sau của quá trình xảy ra tương tự như ở dsDNA
Khác với DNA virus, quá trình sao chép xảy ra ở nhân TB nhờ vào polymerase của vật chủ. RNA virus sao chép, hoàn thiện chủ yếu ở tế bào chất.
3. dsRNA virus. Chúng thường mang rất nhiều phân tử dsRNA. Chúng có khả năng tổng hợp luôn protein ngay ở tế bào chất kg thông qua DNA (Tại sao phải cần DNA khi mà nó đã có đoạn mRNA có nghĩa!?) Tuy nhiên TB chủ kg nhận dsRNA là mRNA (vì nó có 2 mạch dính nhau) nên rivus phải mang theo các polymerase cần thiết dễ tự tạo các mRNA nhỏ sau đó dịch mã
4. ssRNA dương tính. Hay còn gọi là RNA có nghĩa, là loại có thể dùng làm mẫu để tổng hợp protein, có thể gọi là mRNA. Như dsRNA. loại này tổng ngay protein ngay tại tb chất kg thông qua DNA vì bản thân nó đã là mRNA rồi.
5. ssRNA âm tính. Khác với (4), loại này kg mã cho loại protein này, nhưng thay vào đó, mạch đối của ssRNA âm tính mới có khả năng làm bản mẫu tổng hợp protein. Do đó, virus mang theo các polymerase cần thiết để tự tổng hợp 1 mạch đối RNA (kg thông qua DNA). Mạch đối mới tổng hợp này là 1 mRNA dùng để tổng hợp protein.
6. ssRNA thông qua phiên mã ngược DNA. Hay còn gọi là quá trình sao mã ngược. A nghĩ chi tiết có thể tìm trong sách phổ thông.
7. dsDNA thông qua RNA phiên mã ngược. Nghe lạ đúng kg . Nhưng virus viêm gan B khá nổi tiếng. Sau khi thâm nhập vào tế bào, chúng đóng vòng thành plasmid, vòng plasmid này có 2 tác dụng. 1 là tạo ra các mRNA để tổng hợp protein. 2 là tạo ra các ssRNA như [6]. Các RNA nãy sẽ 1 lần nữa phiên mã ngược để tạo thành DNA. Như thế, quá trình nhân đôi của DNA kg phải là DNA=2DNA mà là DNA=>xRNA=>xDNA.
mình mún hỏi cơ chế sao chép ở virus
chỉ cần 4 loại như thế này thui:
dạng ADN đơn,ADN kép
dạng ARN đơn,ARN kép
mấy cái bạn post mình ko hiu lắm
dù sao cung cảm ơn bạn
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.