Gram dương, Gram âm

Em biết một số kiến thức về nhuôm Gram ,Anh chị xem thử có đúng hông nha:
-Đầu tiên người ta nhỏ thuốc tím tinh thể (Crystal Violet) thì G+ không có lớp vỏ nhầy bảo vệ nên có màu tím ,G- thì có nên không bắt màu thuốc tím
-Sau đó rửa bằng dd cồn cho trôi lớp vỏ nhầy đi
-Nhỏ dd Fushin thi vi khuẩn G+ có thành tế bào dày hơn nên có màu tim tím đo đỏ ,còn G- có thành tế bào mỏng hơn nên bắt màu đỏ của dd thuốc nhuộm
 
Em biết một số kiến thức về nhuôm Gram ,Anh chị xem thử có đúng hông nha:
-Đầu tiên người ta nhỏ thuốc tím tinh thể (Crystal Violet) thì G+ không có lớp vỏ nhầy bảo vệ nên có màu tím ,G- thì có nên không bắt màu thuốc tím
-Sau đó rửa bằng dd cồn cho trôi lớp vỏ nhầy đi
-Nhỏ dd Fushin thi vi khuẩn G+ có thành tế bào dày hơn nên có màu tim tím đo đỏ ,còn G- có thành tế bào mỏng hơn nên bắt màu đỏ của dd thuốc nhuộm

Bạn ui
- khi nhuộm bằng crystal violet thì Gram+ hay Gram- đều bắt màu tím cả
- o`, cái này thì công nhận (nhưng không thể gọi là vỏ nhầy được)
- cả 2 chỉ bắt màu thế thôi, không liên quan đến độ dày của vách tế bào
 
1/ Phương pháp nhuộm Gram còn gọi là phương pháp nhuộm phân biệt :
Vì giúp ta phân biệt vi khuẩn thành 2 nhóm lớn: vi khuẩn G+ (gram-positive) bắt màu tím và vi khuẩn G- (gram-negative) bắt màu hồng. Ngoài ra nó còn giúp ta quan sát rõ và phân biệt về hình dáng, cấu tạo, cách phân bố của các loại vi khuẩn khác nhau.

2/ Mô tả sự khác nhau giữa vách tế bào G+ và G- :
Vách tế bào G+ : rất dày gồm một lớp peptidoglycan còn được gọi là murein chiếm 80%-90% thành phần vách tế bào.

Peptidoglycan là loại polime xốp, không tan, khá cứng và bền vững bao quanh tế bào như một mạng lưới. Cấu trúc cơ bản của peptidoglycan gồm 3 thành phần: N-acetylglucosamine (NAG), acid N-acetylmuramic (NAM) và tetrapeptide gồm cả loại L và D acid amine.

Ðể tạo thành mạng lưới cứng, tetrapeptide trên mỗi chuỗi peptidoglycan liên kết chéo với tetrapeptide trên chuỗi khác.

Bên trong lớp peptidoglycan là acid teichoic - hợp chất polymer của ribitol-phosphate và glycerol phosphate - một thành phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn G+ vừa liên kết với peptydoglycan vừa liên kết với màng sinh chất. Phần liên kết với peptidoglycan gọi là acid lipoteichoic.
Hiện nay đã biết được nhiều kiểu peptidoglycan ở các loài khác nhau gọi là cầu trung gian.

Vách tế bào G-: có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp. Trong cùng là một lớp peptidoglycan mỏng, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng ngoài (outer membrane) là phức hợp lipidpolysaccharide gồm lipoprotein và lipopolysaccharide.

Màng ngoài có cấu trúc gần giống tế bào chất nhưng phospholipid hầu như chỉ gặp ở lớp trong, còn ở lớp ngoài là lipopolysaccharide dày khoảng 8-10 nm gồm 3 thành phần:
+ Lipid A.
+ Polysaccharide lõi.
+ Kháng nguyên O.
Màng ngoài còn có thêm các protein:
+ Protein cơ chất: porin ở vi khuẩn còn gọi là protein lỗ xuyên màng với chức năng cho phép một số loại phân tử đi qua chúng như dipeptide, disaccharide, các ion vô cơ…
+ Protein màng ngoài: chức năng vận chuyển một số phân tử riêng biệt và đưa qua màng ngoài như: nucleotide, vitamin B12,…
+ Lipoprotein: đóng vai trò liên kết lớp peptidoglycan bên trong với lớp màng ngoài.


3/ Mô tả và giải thích sự bắt màu của vi khuẩn G+ và G- qua từng giai đoạn nhuộm màu :

Bước 1: nhuộm tím tinh thể (crystal violet) trong 1 phút.
G+ và G- đều có màu tím do màu thấm vào lớp peptidoglycan của G+ và màng ngoài của G-.

Bước 2: thêm dung dịch Lugol, để 1 phút.
G+ và G- có màu tím đậm hơn do iot tạo phức chất màu với tím tinh thể và cố định màu.

Bước 3: Tẩy bằng cồn 96o (15-30 giây).
G+ cồn làm cho các lỗ peptidoglycan co lại do đó phức chất tím tinh thể - iot bị giữ lại trong tế bào.
G- do cồn làm tan lớp màng ngoài có màu, bản chất là lipid dẫn đến sự rửa trôi phức chất tím tinh thể - iot, do đó trong giai đoạn này G- sẽ mất màu.

Bước 4: nhộm tiếp Safranin hay Fuchsin Ziehl.
G+ vẫn giữ màu tím do không bắt màu Safranin hay Fuchsin Ziehl còn G- bắt màu hồng.
Kết luận: với phương pháp nhuộm Gram như trên, G+ giữ lại màu tím, G- giữ lại màu hồng.

4/ Cách cố định tiêu bản :
Mục đích là giết chết vi khuẩn và giữ vi khuẩn cố định trên kính không bị trôi trong quá trình nhuộm. Các cách cố định tiêu bản:
_ Bằng ngọn lửa: hơ nhanh tiêu bản qua ngọn lửa đèn cồn .
_ Bằng cồn: cho cồn 96o vào tiêu bản và để cồn bay hơi hết.
_ Ðể tiêu bản khô tự nhiên.

em xem va tham khao nha!
 
Hình như phải cố định tiêu bản trước khi nhuộm màu chứ, sao bác lại để nó ở dưới cùng thế :mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top