Ngành Thân Lỗ

rookie

Senior Member
Hôm nay e có bài phải lấy vd về các sv thuộc nghành thân lỗ :cuta:. Ai biết chỉ dùm e cái ạ.
Thx (y)
 
A có biết mấy con đó TV gọi là gì không ạ. TA thế này chắc em đọc ko nổi :botay:
 
gọi tiếng Việt là thế nào thì a cũng chịu chết =)) chắc chỉ có 1 con là "bọt biển" thôi :mrgreen:
 
Hiện nay có khoảng 9.000 loài đã biết, chia thành 3 lớp:
1. Lớp Thân lỗ đá vôi (Calcispongia = Calcarea)
Sống ở biển nông, có bộ xương là các gai xương đá vôi có 1, 3 hay 4 trục. Cơthể kiểu ascon, leucon hay sycon. Các loài hiện còn sống chỉ có cấu trúc cơ thể kiểu ascon. Ở biển Việt Nam thường gặp các giống Sycon, Leucosolenia, Grantia và Leucocandra…
2. Lớp Thân lỗ silic (Hyalospongia = Hexactinellida)
Sống đơn độc, thân cao, phân bố ở biển sâu từ vùng cực tới xích đạo. Cấu trúccơ thể rất tinh tế và đối xứng, với gai silic 6 tia. Một số loài sống bám vào đáy mềmnhờ các gai xương silic, tuy nhiên phần lớn sống trên nền đáy cứng. Cấu trúc cơ thểkiểu syncon hay leucon... Khác với thân lỗ khác, lớp tế bào ngoài là hợp bào, tức làkhông có lớp mô bì dẹt. Đại diện có các giống Hyalonema, Lophocalyx, Euplectella

Hyalonema%20populiferum_small.jpg

Plate09.jpg
 
Lớp Thân lỗ mềm (Demospongia)
Đây là lớp lớn, gồm khoảng 80% số loài hiện sống, phân bố ở biển hay nướcngọt. Cơ thể kiểu leucon, bộ xương là sợi spongin hay các gai silic một hay 4 trục, không có gai đá vôi
8-5405dcca28.jpg
Nhóm Thân lỗ kỳ dị mới phát hiện năm 1995 ở đáy sâu đại dương cũng đượcxếp vào lớp này do có các gai xương phân nhánh. Tuy nhiên cách lấy thức ăn vàđặc điểm hình thái của chúng khác xa với nhóm động vật thân lỗ hiện sống nhưkhông có lỗ hút và thoát nước, không có tế bào cổ áo, chúng ăn giáp xác bé nhờ vàocác sợi mảnh phủ lên cơ thể, trong cơ thể có thể có vi khuẩn cộng sinh.Các giống thân lỗ thuộc nhóm này thường gặp ở biển Việt Nam là:Gelliodes, Halichondrria, Remera. Aptar ... Họ thân lỗ nước ngọt (Spongillidae) cũng thuộcnhóm này. Loài Poterion neptuni hình cốc gặp nhiều trong vịnh Thái Lan, cao tới 1mét.Biển Việt Nam có 160 loài Thân lỗ, gặp nhiều ở vùng biển Nam Trung bộ, đảoPhú Quốc, Côn Đảo. Chúng sống ở các độ sâu khác nhau, từ rạn đá ven biển đếnvùng dưới triều từ 10 - 70m. Các giống thường gặp là Syncon, Leucosolenia,Hyalonema... Một số ít loài thân lỗ nước ngọt gặp ở vùng hồ, ở suối vùng núi vàvùng đồng bằng.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top