hỏi hai câu thôi!

dân sinh học1

Senior Member
câu 1: "sự cố đầu mút" diễn ra trong quá trình nhân đôi của ADN. vậy nó cứ diễn ra mãi như vậy thì cái ADN nó cụt hết luôn ak`. vậy thì cho mình hỏi, làm thế nào để ADN khắc phục sự cố này.
câu 2: tại sao tốc độ của nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ lại nhanh hơn ở sinh vật nhân thực. nhớ là tốc độ chứ không phải thời gian. như: ở vi khuẩn: 500nu/giây....người là: 50nu/giây.
mình nghĩ đây không phải là những câu trả lời khó hiểu như những câu hỏi trước, vì vậy mình xin các bạn trả lời dễ hiểu chút. :):mrgreen:
 
Sự cố đầu mút mà bạn nói ở đây là đoạn telomere phải k,vì ở eukaryote k có enzyme telomerase nên mỗi lần nguyên phân NST bị ngắn dần, và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây lão hóa ở người,Một số người còn dựa vào sự ngắn đi này của đoạn telomere để xác định tuổi tác người chết.
Một số nhà khoa học đang tiềm cách insert đoạn gene mã hóa enzyme telomerase để khác phục hiện tượng lão hóa đấy.
 
Câu2: Tốc độ nhân đôi của ADN nhân sơ nhanh hơn nhân thực:
+ ADN của TB nhân sơ là ADN có kích thước nhỏ, vòng, trần (liên kết với Histon H1) nên các enzim sẽ tiếp xúc dễ dàng hơn.
+ ADN ở TB nhân sơ, quá trình nhân đôi chỉ có 1 điểm khởi đầu, để đảm bảo sao chép nhanh, tốc độ của quá trình cũng đc cải thiện do hệ Enzim trong quá trình cũng đơn giản hơn TB nhân thực.
(theo kiến thức mình học thì chỉ có vậy)
 
Sự cố đầu mút mà bạn nói ở đây là đoạn telomere phải k,vì ở eukaryote k có enzyme telomerase nên mỗi lần nguyên phân NST bị ngắn dần, và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây lão hóa ở người,Một số người còn dựa vào sự ngắn đi này của đoạn telomere để xác định tuổi tác người chết.
Một số nhà khoa học đang tiềm cách insert đoạn gene mã hóa enzyme telomerase để khác phục hiện tượng lão hóa đấy.
Thế còn tế bào sinh dục thì sao. Karyotype của nó đuwocj truyền cho thế hệ sau mà. hề
 
hay ở chỗ telomerase trong các tế bào sinh tinh và sinh trứng vẫn hoạt động bt, bảo đảm cho nst của giao tử ko bị mất mát vật chất di truyền. lưu ý, khẳng định "eukaryote ko có telomerase" là sai :mrgreen:
 
Thế còn tế bào sinh dục thì sao. Karyotype của nó đuwocj truyền cho thế hệ sau mà. hề
Ah, k phải eukaryote k có telomerase, mà telomerase chỉ hoạt ở 1 số ít tế bào thôi như tế bào sinh dục, tế bào gốc, thậm chỉ ở tế bào bạch cầu hình như cũng có,
Anyway, câu hỏi của bạn hay thật đấy,Like it.
 
+ ADN ở TB nhân sơ, quá trình nhân đôi chỉ có 1 điểm khởi đầu, để đảm bảo sao chép nhanh, tốc độ của quá trình cũng đc cải thiện do hệ Enzim trong quá trình cũng đơn giản hơn TB nhân thực.

cảm ơn câu trả lời của bạn, nhưng cho mình hỏi cái: nhân đôi từ 1 điểm khởi đầu, enzim đơn giản thì sao lại nhanh hơn được bạn. theo mình nghĩ thì nhiều enzim chuyên hóa thì tốc độ x2 nhanh hơn chứ. với lại việc x2 từ một hay nhiều điểm thì cái quan điểm này mình vẫn chưa hiểu lắm bạn ak`. nhờ bạn chỉ giáo dùm.

đây là lần đầu tiên mình tks hết cm...ghê thật...câu trả lời của bạn mình không nghĩ là sai..chỉ hỏi lại cái thôi. không ý gì đâu nha bạn. :welcome:
 
Chức năng của DNA pol ở nhân thực và nhân sơ tương tự nhau, có có sự chuyên biệt hay kg chuyên biệt gì ở đây cả.
Ở Nhân thực cần nhiều các factors hơn, do đó tốc độ sẽ chậm hơn. (1)
Cái nữa là DNA của nhân thực hình thành các nucleosome (DNA - histones), đây là tác nhân chính của việc DNA replication của SV nhân thực chậm hơn SV nhân sơ. (2)
Nó ảnh hưởng thế nào? Bị ảnh hưởng nhiều nhất là các okazaki fragment. Khi một hệ enzyme cần rất nhiều factors, nó mất nhiều thơi gian hơn để bắt đầu 1 replication tạo 1 okazaki (như 1). Độ dài của các okazaki cũng ảnh hưởng, do các nucleosome, độ dài của các okazaki chỉ vào khoảng 100-200 nucleotide, so với 1000-2000 nucleotide ở SV nhân sơ.
 
biol_04_img0392.jpg

Thế còn tế bào sinh dục thì sao. Karyotype của nó đuwocj truyền cho thế hệ sau mà. hề
Chúng khác nhau ở chỗ, các loại TB sản xuất telomerase ở mức độ khác nhau. Các TB sinh dục, TB gốc sinh máu, da... sản xuất telomerase ở mức tối đa, để dảm bảo bộ genome nguyên vẹn cho thế hệ TB sau. Còn những TB khác hầu hết là các TB somatic sản xuất ít telomerase, hậu quả là genome đc cắt ngắn.
Cơ chế của telomere là để phát triên già hóa và do đó - ngăn cản quá trình phát triển ung thư.
 
factor = nhân tố (hiểu thế cho dễ)
fragment = đoạn ; Okazaki fragments = đoạn Okazaki ấy. :cuchuoi:
 
èo,
DNA Pol = DNA polymerase
Factors là nhân tố, là các protein hỗ trợ trong một cơ chế nào đó. Nó kg phải là 1 enzyme, nhưng nhất thiết phải có để bắt đầu 1 cơ chế sinh học...
Nucleosome thì a chả biết tiếng việt, mà e kg biết nucleosome thi cũng lạ thật đấy :???:
DNA replication là quá trình nhân đôi DNA
 
Nhưng các tế bào ung thư thì telomerase luôn hoạt động tối đa mà anh :twisted:
Ngăn ngừa ở một mức độ nào đó thôi. TB ung thư có cách khác để kích hoạt sự biểu hiện của polymerase. Cũng giống như TB ung thư có thể sống mà kg cần oxy vậy.
 
telomerase là 1 loại enzim khắc phục sự cố đầu mút ở đầu mút các NST. ở SV nhân thực cụ thể là ở người, enzim này hầu như không có mặt ở các TB soma ở người bình thường, đó cũng là 1 trong những thuyết để người ta giải thích sự lão hóa ở người. Ở TB sinh dục, người ta thấy sự có mặt của telomerase, đảm bảo cho sự tạo giao tử giống các TB trẻ.
Sau mỗi lần nhân đôi, NST ở TB soma có ngắn đi 1 số ít, nếu TB ung thư phân chia vô tổ chức nhanh chóng thì dần bộ NST sẽ ngắn lại nhiều và có những TB nung thư này dần sẽ chết đi... Nhưng thực tế, người ta phát hiện thấy có sự có mặt của enzim telomerase trong các TB ung thư. Vì thế, sự có mặt của telomerase trong các TB soma là 1 trong những chẩn đoán chính xác về bệnh ung thư.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top