adn nhân đôi

giangho331

Junior Member
cho em hỏi, khi adn nhân đôi thì helicase tháo xoắn ra 2 chiều tại vị trí đầu, hay sẽ tháo xoắn 1 chiều, một chiều cố định. em xin cám ơn trước(y)
 
Đọc 3 lần rồi vẫn kg hiểu câu hỏi.
2 chiều!??? hay 2 đầu!??? Em có dùng nhầm tự kg đấy
 
cho em hỏi, khi adn nhân đôi thì helicase tháo xoắn ra 2 chiều tại vị trí đầu, hay sẽ tháo xoắn 1 chiều, một chiều cố định. em xin cám ơn trước(y)
Bạn xem hình đính kèm sẽ hiểu. Thân!
 

Attachments

  • uvrd-helicase-action.jpg
    uvrd-helicase-action.jpg
    34.4 KB · Views: 210
Helicaza có vai trò cắt đứt các liên kết Hiđro.
Việc tháo xoắn chủ yếu do gyraza, cắt mạch ADN tại 1 điểm, từ đó vòng xoắn được nới lỏng về 2 phía, tạo điều kiện cho các enzim khác hoạt động, trong đó có helicaza.
 
Theo hiểu biết chút ít của mình:

-Helicase không giữ vai trò tháo xoắn mà bám trên một sợi đơn DNA (người ta tạm cho là thế, ít nhất là đối với E. Coli) và làm gãy dần các liên kết bổ sung giữa hai sợi.

-Sự tháo xoắn được thực hiện bởi topoisomerase, phía trước của replication-folk bằng cách cắt tạm thời một sợi đơn DNA tại một điểm, và chuyển sợi đơn kia qua khe hở đó, tránh được việc phải xoay vòng phân tử DNA khi toàn phân tử tháo xoắn.

Có lẽ câu hỏi đúng của bạn, mình đoán là: "replication được thực hiện theo hai chiều hay một chiều?" Nếu vậy câu trả lời mình biết là: "hai chiều" (bi-direction), với hai replication-folk dịch chuyển về hai phía ngược nhau bắt đầu từ khởi điểm nhân đôi (origin of replication) và kết thúc ở điểm dừng nhân đôi (terminating position of replication). Đối với eukaryote, điểm dừng chưa được xác định, và có giả thiết cho rằng không tồn tại các điểm dừng xác định (B., Genome 3, 2007).

Video mà bạn xem trên đó có lẽ là phiên bản được đơn giản hóa khá nhiều rồi.
 
@Chúc Thành b nói đúng ý mình, nhưng theo mình đc học, sự tháo xoắn của mạch kép ADN có vai trò chủ yếu của ADN-gyraza. Enzim này sẽ mở đầu quá trình nhân đôi của ADN bằng việc cắt đứt mạch ADN tại 1 điểm, từ đó 2 mạch đc tháo xoắn theo kiểu quay vòng tại điểm cắt (video của nó có lần mình đc xem khi mình học ở trường)
 
vậy nếu là 2 chiều thì sao lạo có đoạn okazaki ? giải thích di
mình nghĩ bạn hiểu sai câu hỏi rồi: ý câu hỏi là đoạn tháo xoắn, không phải đoạn nhân đôi.
còn cái vấn đề okazaki thì cái này là của nguyên văn anh orion8x:
Mỗi Nucleotide có 2 đầu 3' và 5', cái này ai cũng biết đúng hem. Con DNA polymerase chỉ nhận biết và thêm nuc vào đầu 3' của nuc trước. Chúng kg thể thêm nucl từ "hư vô" đc. Do đó, nó cần 1 điểm bắt đầu đó là mồi (primer). Sau khi hoàn thiện các bước, vì sự tồn tại của 1 mảnh RNA trong chuỗi DNA là kg thể chấp nhận đc, do đó, RNAse (enzyme cắt RNA) sẽ xóa bỏ các đoạn primer. DNA polymerase lại tiếp tục thêm các nuc thay thế vào đoạn RNA mồi bị xóa mất cho tới khi gặp đoạn DNA ở phía trước. Vì DNA polymerase có thể thêm 1 nucl vào giữa 2 đoạn DNA, nhưng kg thể tạo lien kết với đoạn DNA trước mặt (vì đó là đuôi 5' của nuc), dó đó chúng cần DNA ligase. Ligase sẽ tạo liên kết nối 2 đoạn DNA lại với nhau.
 
Okazaki đâu có liên quan gì tới chuyện này đâu e. Ý ng ta hỏi là, khi các điểm khổi đầu nhân đôi (ORI) thường nằm giữa DNA, thì quá trình nhân đôi DNA xảy ra theo mấy chiều bắt đầu từ ORI.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top