Công thức tính số kiểu gen tối đa

steven19vn

Senior Member
1/ Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là bao nhiêu?



2/Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên nhiễm sắc thể thường và một gen có
2 alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là bao nhiêu?


Bạn nào biết cách giải hướng dẫn dùm mình, công thức & giải thích!
 
1.công thức trong sgk 12 nâng cao
[n(n+1)]/2
với n là số alen của 1 gen.
2.
Tính số kiểu gen trên NST thường rồi nhân vs số KG trên NST giới tính
Công thức tính số KG tren NST giới tính:
[n(n+3)]/2
với n là số alen của 1 gen.
 
Có ai giúp mình giải thích vì sao có công thức này ko?
Công thức 1 thì trong SGK.
Còn CT 2 chắc là do kinh nghiệm của bạn ấy hoặc thầy cô dạy. Còn mình thì làm khác về CT này 1 chút :mrgreen: Mình áp dụng CT 2 rùi cộng thêm số KG trên XY nữa. Thực ra đáp án cũng giống nhau thui. Nhưng nếu làm theo CT như trên thì bài tính số KG trong đề thi năm 2011 vừa đây có thể sẽ làm bạn ra sai kết quả.
 
công thức 2 đúng mà:((
nếu có nhiều gen trên X vs alen khác nhau thì nhân vào.ví dụ gen trên X có 3 gen vs alen khác nhau:
m là alen gen 1
n là alen gen 2
p là alen gen 3
Ta vẫn có:
[m*n*p(m*n*p+3)/2]
Công thức này có trong sách tham khảo hướng dẫn ôn thi đh, chứ ko phải kinh nghiệm đâu nhá:-"
 
Công thức 1 thì trong SGK.
Còn CT 2 chắc là do kinh nghiệm của bạn ấy hoặc thầy cô dạy. Còn mình thì làm khác về CT này 1 chút :mrgreen: Mình áp dụng CT 2 rùi cộng thêm số KG trên XY nữa. Thực ra đáp án cũng giống nhau thui. Nhưng nếu làm theo CT như trên thì bài tính số KG trong đề thi năm 2011 vừa đây có thể sẽ làm bạn ra sai kết quả.
Anh định nói đến bài nào vậy?
 
thì cái công thức của lan anh đó. Còn cái bài trong đề thi năm nay thì là câu mà tính ra 27 kiểu gen ấy.
Anh nhớ sơ sơ hình như là, gen A có 3 alen, B có 2 alen đều trên X.
=> tính số KG.
Nếu áp dụng CT trên.
=> gen A có 3x6x0.5 = 9
gen B có 2x5x0.5 = 5
như vậy là ra 5 x 9 = 45 KG rùi. ( ko có đáp án đó == )

Còn theo cách của a.
Xét gen trên XX
=> gen A có : 3x4x0.5 = 6
gen B có : 2x3x0.5 = 3
cộng thêm 3 KG dị chéo ( do hoán vị, nên dị chéo và dị đều có KG giống hệt nhau, và chúng có số alen như nhau, CT trên chỉ tính số dị đều chứ chưa cộng số dị chéo.)
=> có 3x6 + 3 = 21 KG

Xét gen trên XY
=> gen A: có 3 KG
gen B: có 2 KG
=> có tất cả 3x2 = 6 KG trên XY

=> có tất cả 21 + 6 = 27 KG.

Nếu ai còn thắc mắc thêm về việc cộng thêm 3 cái dị chéo ở trên thì thử làm bài như sau:
gen quy định màu mắt có 2 alen: A,a
gen quy định màu lông có 2 alen: B,b
cùng nằm trên 1 NST.
Tìm số KG tối đa.

Bình thường nếu mỗi gen trên 1 NST thì sẽ có tối đã: 3x3 =9 KG
Nhưng do cùng trên 1 NST nên còn thiếu TH: Ab/aB ( mà mỗi gen trên 1 NST ko có), TH AB/ab thì gần giống trong phân li độc lập là AaBb.
=> có tất cả 9+1=10 KG tối đa.
 
ặc ặc, a hiểu sai công thức của e rùi:((
gen A có 2 alen, gen B có 3 alen
-->ta có:
[2*3*(2*3+3)/2]=27
đúng chưa nào? :-w

Nếu ai còn thắc mắc thêm về việc cộng thêm 3 cái dị chéo ở trên thì thử làm bài như sau:
gen quy định màu mắt có 2 alen: A,a
gen quy định màu lông có 2 alen: B,b
cùng nằm trên 1 NST.
Tìm số KG tối đa.
cứ công thức mà phang:))
[2*2*(2*2+1)/2]=10
 
có thể gúp mình làm bài này được không: gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen, gen 3 có 2 alen. Biết gen 1,2 nằm trên 1 NST, các gen nằm trên NST thường. Tính số KG lớn nhất có thể có.Cho mình công thức và giải thích luôn nha
 
Trong trường hợp các gen PLDL, mỗi gen có 2 hay nhiều alen:
*Với mỗi gen:
-Nếu gọi r là số alen thì số KGDH=r(r-1)/2 ( chỉnh hợp chập 2 của r)
-Số KG đồng hợp bằng số alen = r
- số KG r + r(r-1)/2=r(r+1)/2
* với nhiều gen cũng tương tự

Trường hợp các gen cùng nằm trên NST
- Nếu trên NST thường thì chia từng gen như cách trên. Sau đó cộng lại.
VD: gen a có m alen, gen b có n alen
=> số KG tối đa trong quần thể=mn(mn+1)/2
- nêu trên NST giới tính
trên XX giống trên NST thường =mn(mn+1)/2
trên XY=mn
=> Số KG tối đa=mn(mn+1)/2 + mn
 
Trong trường hợp các gen PLDL, mỗi gen có 2 hay nhiều alen:
*Với mỗi gen:
-Nếu gọi r là số alen thì số KGDH=r(r-1)/2 ( chỉnh hợp chập 2 của r)
-Số KG đồng hợp bằng số alen = r
- số KG r + r(r-1)/2=r(r+1)/2
* với nhiều gen cũng tương tự

Trường hợp các gen cùng nằm trên NST
- Nếu trên NST thường thì chia từng gen như cách trên. Sau đó cộng lại.
VD: gen a có m alen, gen b có n alen
=> số KG tối đa trong quần thể=mn(mn+1)/2
- nêu trên NST giới tính
trên XX giống trên NST thường =mn(mn+1)/2
trên XY=mn
=> Số KG tối đa=mn(mn+1)/2 + mn

bạn thaydoithegioi cho mình hỏi tí! nếu như bạn nói thì chia từng gen như cách trên sau đó cộng lại thì làm sao có công thức số KG= mn(mn+1)/2.mình thử viết công thức ra rồi biến đổi nhưng không thể rút gọn giống như bạn được.bạn giải thích giùm mình tí nha.cảm ơn bạn!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top