hỏi về ADN và ARN mồi

dân sinh học1

Senior Member
đặc điểm nào của ADN và mã di truyền làm tăng mức độ bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?
trong quá trình nhân đôi của ADN tại sao phải có ARN mồi? cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN tương ứng?
 
dân sinh học hỏi lắm câu thâm thật. Toàn xoáy sâu vào chuyên ngành :mrgreen: Mình thì chịu. Nhưng bạn nào trả lời đc thì trả lời nhé cho mình tham khảo với.
 
Cái ADN nó có 2 mạch bổ sung nhau đó + vs mấy cái bậc cấu trúc cuộn xoắn gì gì đó (hinh fnhư thế) -->bảo quản tốt
Cái mã di truyền thì nó có tính thoái hoá:D

Còn nhân đôi thì do cái thằng ADN pol nó ko có hoạt tính tổng hợp mạch mới mà chỉ kéo dài mạch nhờ đầu 3'OH có sẵn-->cần ARN mồi
Do cái thằng ARN pol có khả năng tổng hợp đoạn mới mà ko cần đầu 3'OH tự do

Hinh fnhư là thế@@
 
Mình nghĩ rằng bảo quản tốt thì chủ yếu do liên kết hóa trị ( photpho este)trong mạch
 
ADN bảo quản tốt, bạn nên nghĩ theo hướng về cấu trúc, cấu tạo của ADN. như Lan Anh nói cũng đúng, mình bổ sung thêm là các Nu trên mạch đơn của gen lk với nhau bằng liên kết estephotphat (là liên kết cộng hóa trị) bền vững, với lk H ở 2 mạch...
Và thêm 1 ý nữa đó là khả năng bảo quản TTDT của ADN chỉ có tính tương đối, vẫn có thể xảy ra đột biến...
 
Học chuyên sâu vào sinh học phân tử quá đâm ra kg biết trả lời câu đầu tiên. Tốt nhất là nên hỏi thầy cô xem đáp án nào thầy thích rồi trả lời theo ý thầy, hahaha. Theo mình nghĩ thì cứ theo hương cấu trúc DNA, và mối quan hệ DNA-RNA-Protein (central dogma) là chính xác, chứ nói ra thì có cả trăm cơ chế ấy.
trong quá trình nhân đôi của ADN tại sao phải có ARN mồi? cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN tương ứng?
Mỗi Nucleotide có 2 đầu 3' và 5', cái này ai cũng biết đúng hem. Con DNA polymerase chỉ nhận biết và thêm nuc vào đầu 3' của nuc trước. Chúng kg thể thêm nucl từ "hư vô" đc. Do đó, nó cần 1 điểm bắt đầu đó là mồi (primer). Sau khi hoàn thiện các bước, vì sự tồn tại của 1 mảnh RNA trong chuỗi DNA là kg thể chấp nhận đc, do đó, RNAse (enzyme cắt RNA) sẽ xóa bỏ các đoạn primer. DNA polymerase lại tiếp tục thêm các nuc thay thế vào đoạn RNA mồi bị xóa mất cho tới khi gặp đoạn DNA ở phía trước. Vì DNA polymerase có thể thêm 1 nucl vào giữa 2 đoạn DNA, nhưng kg thể tạo lien kết với đoạn DNA trước mặt (vì đó là đuôi 5' của nuc), dó đó chúng cần DNA ligase. Ligase sẽ tạo liên kết nối 2 đoạn DNA lại với nhau.
 
mình đồng ý với orion. ngoài ra có một ý cũng không kém phần quan trọng là hầu hết ADN nằm trong nhân-->hạn chế các tác nhân gây đột biến. phần này hồi trước cô giáo cho rất cụ thể và hay nhưng giờ quên hết rồi :mrgreen::cry:
 
Và thêm 1 ý nữa đó là khả năng bảo quản TTDT của ADN chỉ có tính tương đối, vẫn có thể xảy ra đột biến...
cái này ở trước mắt mà mình không để ý :tutu:
tuevu94 và onion8x trả lời câu hỏi lúc 1 giờ sáng..ghê!
 
cái kiểu trả lời vào nửa đêm tảng sáng là chuyện thường ở diễn đàn:))
bác orion8x tích cực quá nhỉ?;))
 
Đúng đó, việc học đến 1,2h sáng là bt ở lớp 12, bạn nên làm quen dần đi. :mrgreen: Khuya là lúc rất yên tĩnh nên học nó cũng vào tốt hơn, lúc đó bạn rất tỉnh ngủ. Chỉ có vài điều, học khuya thì sáng mệt lắm :cry: Với lại còn rất đói thời gian đó, mình thường phải để sẵn vài cái bánh và hộp sữa trong ngăn kéo để lúc nào đói thì còn có cái mà bỏ vào bụng. Có nhiều lúc vẫn còn sức để học típ vậy mà do đói quá ko chịu đc đành phải đi ngủ sớm. Với lại bây giờ trời nóng nên các bạn tranh thủ đc chứ đợi đến lúc mùa đông, rét, 9h đã muốn chui vào chăn rùi ấy, chẳng muốn học hành gì. ==
 
Cú đêm mà. Học ban đêm yên tĩnh kg bị ai phá. Ban ngày để dành ngủ + lên lớp ^^
 
hôm nay mình đã có kết quả đáp án:
câu đầu thì ý 1 các bạn đã trả lời giúp mình rồi, mình chỉ xin bổ sung ý 2 thôi:
Đặc điểm của adn truyền đạt thông tin di truyền
Adn truyền đạt thong tin theo hai chiều
Chiều từ adn -> arn-> protein: tức là truyền qua bản mã sao là arn, còn bảng mã gốc vẫn được giữ trong nhân tế bào
Chiều từ and-> and tức là truyền từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi của adn

câu thứ hai thì có lẽ câu trả lời này cũng không đầy đủ bằng mọi người đã trả lời
trong quá trình nhân đôi của adn cần có arn mồi là vì enzim arn polimeraza chỉ có hoạt tính polime khi có mạch khuôn mẫu(3’->5’) và 1 đoạn polinu có đầu 3’-oh tự do để gắn đầu 5’ của nu vào.
Cơ chế thay thế đoạn arn mồi bằng đoạn adn vì đoạn mồi là 1 đoạn arn nên sau khi tổng hợp xong đoạn okazaki thì nó được cắt bỏ và tổng hợp các nu mới để thay thế. Quá trình cắt bỏ đoạn mồi và tổng hợp các nu mới được thực hiện bởi adn polimeraza. Các enzim này cắt bỏ đoạn mồi và gắn các nu mới vào đầu 3’-oh của đoạn okazaki trước.


cảm ơn mọi người đã nhiệt tình giải đáp các thắc mắc cho mình..:hoanho::hoanho::hoanho:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top