Tính toàn năng của tế bào

Trương Xuân Đại

Senior Member
Câu hỏi này có vẻ như đơn giản nhưng bây giời tôi thực cảm thấy phức tạp:
Tại sao tế bầo thực vật lại có tính toàn năng thế còn tế bào động vật thì sao ?
Các bạn sẽ nói gì nếu tôi nói tế bầo động vật cũng có tính toàn năng ?
 
mình nghĩ tế bào động vật vẫn có tính toàn năng. bằng chứng là người ta đã tạo được cừu Dolly từ tế bào soma .
 
mình nghĩ tế bào động vật vẫn có tính toàn năng. bằng chứng là người ta đã tạo được cừu Dolly từ tế bào soma???
Thế theo bạn thì tế bào chỉ được cấu tạo thành từ nhân thôi chứ tế bào chất không đóng vai trò gì trong tế bào à? Ngoài ra những thuật ngữ totipotent, pluropotent, multipotent được đặt riêng cho tế bào động vật để làm gì?
 
cũng có thể em hiểu sai, nhưng em nghĩ nó đã chứa toàn bộ vật chất di truyền thì nó có tính toàn năng,sự biệt hóa tế bào là do sự đóng mở của các gen, ?khi các gen thích hợp được mở thì nó sẻ biểu hiện tính toàn năng của nó.
 
Thế theo bạn thì chỉ bộ gene là có thể tự đóng mở à? Thế bạn học Sinh học phát triển chưa? Bạn có nghe câu nói: nếu ai mà tìm ra được vì sao tế bào chất của trứng làm cho bất kỳ nhân nào đưa vào cũng trở thành tế bào toàn năng thì được giải Nobel không? Bạn học về các DNA ngoài nhân và mRNA của trứng điều khiển quá trình sao mã giải mã trong nhân của hợp tử chưa? Bạn nên tham khảo bài viết học thuyết trung tâm của tôi trong SHVN, đặc biệt là những bài báo phê phán của Commoner. Gene chỉ là cuốn sách ghi thông tin, người đọc nó phải có lệnh từ tế bào chất mới đọc và không đọc cái gì.
Bài gốc của Crick: http://www.euchromatin.org/Crick01.htm
Bài của Commoner: http://www.commondreams.org/views02/0209-01.htm
Bài đáp Commoner của biên tập tạp chí Nature Genetics:http://www.nature.com/ng/journal/v30/n4/full/ng0402-343.html
 
thế sao ở thực vật lại có sự khác biệt ?như vậy nhỉ ? ai có tài liệu về vấn đề này không cho mình với. cảm ơn anh lương nhé em sẻ đọc tài liệu đó
 
Về vấn đề cơ chế phân tử của tính toàn năng của tế bào cho đến nay nghiên cứu về nó vẫn rất sơ khai, chưa có thể hình thành lý thuyết rõ ràng để bạn đọc. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các bài báo về totipotency trên Pubmed.

"Vậy nếu so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào thực vật và tế bào động vật thì bạn sẽ trả lời ra sao ?"

Bạn phải ghi rõ ý bạn muốn nói gì, chứ những câu hỏi vừa khẳng định vừa nghi vấn thế này khó đoán ý của bạn lắm.
 
Mình muốn nhấn mạnh rằng bạn có dám bảo rằng bạn nói đặc điểm khác nhau cơ bản của tế bào động vật và tế bào thực vật là tế bào thực vật có tính toàn năng còn tế bào động vật không có tính toàn năng ?
 
Cái khái niệm cơ bản của bạn còn tùy thuộc vào cách hiểu và bối cảnh: ví dụ trong bối cảnh nuôi cấy mô và tế bào thì câu:" đặc điểm khác nhau cơ bản của tế bào động vật và tế bào thực vật là tế bào thực vật có tính toàn năng còn tế bào động vật không có tính toàn năng" là hoàn toàn đúng & đủ. Nếu hỏi tế bào thực vật khác tế bào động vật ở những điểm cơ bản nào thì đương nhiên cái bạn nói chỉ là một phần khác nhau cơ bản.
Xem ra bạn không cho rằng tế bào động vật không có tính toàn năng? Vậy bạn có tìm ra ít nhất một câu nói của ai đó có tên tuổi (không cần bài báo hay sách gì cả) nói lên điều đó ngoài bạn không?
 
Theo tôi, sự hoạt động của gen còn liên quan đến biệt hóa tế bào và phân bào. Sự biệt hóa tế bào liên quan đến việc điều khiển hoạt tính của gene. Còn phân bào liên quan đến việc Chromosome mất đi những đoạn đầu cuối Telomer. Tất nhiên là cừu Dolly có thể được nhân bản vô tính đấy nhưng nó lại mang đặc điểm cỉa một cơ thể già, hay số lần phân bào đã giảm.
Thử đặt ra câu hỏi: sử dụng nhân tế bào của cừu Dolly đã nhân bản để nhân bản tiếp thì sao? liệu cơ thể mới tồn tại được bao lâu.
Còn theo tôi, tính toàn năng ở đây là tế bào dù đã biệt hóa hay chưa cũng đêuf mang đầy đủ thông tin di truyền nên TB Động vật vẫn có tính toàn năng,
 
Lại một câu phát biểu thiếu cơ sở. Bạn có thử ngẫm nếu định nghĩa của bạn là đúng thì việc nêu ra khái niệm toàn năng, đa năng và biệt hóa có còn ý nghĩa nữa không?
Tôi không phản đối tế bào động vật có khả năng trở thành tế bào toàn năng trong tương lai. Có thể các nhà khoa học sẽ tìm được một chất bí mật có ở trứng giúp mọi tế bào đ/v có thể trở thành toàn năng. Nhưng chờ đến lúc ấy hẵng định nghĩa lại. Còn bây giờ, muốn phát biểu như bạn e là một trường hợp "trường quyển vật thể nữa".
 
thế anh giải thích thế nào về tế bào gốc của động vật? hay là nó có tính đa năng?
còn tế bào gốc phôi động vật thì sao.
 
Bạn xem lại câu phát biểu của mình. Đừng tập trung tranh cãi khi chưa đọc lại kỹ những gì mình viết:
"tính toàn năng ở đây là tế bào dù đã biệt hóa hay chưa cũng đêuf mang đầy đủ thông tin di truyền nên TB Động vật vẫn có tính toàn năng,"

Cứ tưởng tượng tế bào là một tờ giấy trắng mà hình vẽ (kiểu biểu hiện của gene trong genome) ta vẽ trên đó biểu hiện cho sự biệt hóa của tế bào. Khi bắt đầu vẽ vài nét thì chưa ai biết sẽ là hình gì, nhưng giả sử vẽ xong con ngựa rồi thì chỉ có thể là ngựa đua/ngựa vằn/ngựa chiến/ngựa thồ...v.v.
Ở tế bào thực vật hình vẽ đó vẽ bằng bút chì nên dễ tẩy (thuốc tẩy là các hormone thực vật + một số thành phần đơn giản khác)
Ở đ/v hình vẽ được vẽ bằng bút mực nên không thể tẩy. Tế bào chất trứng có thể tẩy hình vẽ đi để vẽ lai hình khác (nhân bản cừu Dolly) nhưng rõ ràng không thể tẩy sạch như khi vẽ bằng bút chì (không thể làm dài lại các đoạn telomere).

Tế bào động vật duy nhất mà bạn có thể nói tới toàn năng...v.v là bọt biển (không rõ nó có phải là đ/v không). Tôi chưa kiểm tra một số đ/v bậc thấp khác như thủy tức, san hô. Nhưng khả năng là tế bào các loài này có tính đa năng chứ không thể là toàn năng.
 
Mình vẫn giữ quan điểm của mình vì một số lí do sau:
-Thứ nhất: nếu tế bào thực vật và động vật có chung một nguồn gốc trong quá trình tiến hóa thì tại sao tế bào thực vật có tính toàn năng còn tế bào động vật lại không?
-Thứ hai:ở thủy tức, 1 tế bào biểu bì cũng có đặc điểm, chức năng tương tự một tế bào gốc và chúng vẫn có khả năng tạo một cơ thể hoàn chỉnh.
 
Bạn đương nhiên có thể giữ nguyên quan điểm của mình, ví dụ bạn nói trái đất là trung tâm của vũ trụ thì cũng không ai rỗi hơi đưa bạn lên giàn hỏa đâu.
Tôi chưa kiểm tra tế bào thủy tức nhưng nếu bạn đã kiểm tra bạn có thể đưa ra nguồn trích dẫn không?
 
hình như anh đại nói lộn mà là cơ thể bọt biển khi bị chà xát thành nhiều phần thì mỗi phần phát triển thành 1 co thể mới.Bác Lương có thể xem sách 10 cũ và sách 11 thí điểm phần SS vô tính của ĐV.
P/S:em ko biết con bọt biển là con chi,có đứa bảo là thủy tức.Nếu có sai xin các bác thông cảm
 
Bọt biển không phải là thủy tức (hydra) mà là sea-sponge
Mà toàn năng là từ 1 tế bào thành một cơ thể. Tôi nhớ không nhầm thì con thủy tức cần đủ các nhóm tế bào nó mới thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Bọt biển thì có đọc qua là từ một tế bào có thể thành một cơ thể. Nhưng cũng chỉ một loại tế bào đặc biệt của nó:
Xem bài này
http://en.wikipedia.org/wiki/Sponge
Archaeocytes
 
Thủy tức (Hydra) thuộc ngành ruột khoang(Coelenterates) còn Bọt biển thuộc ngành Porifera chúng đều thuộc nhóm động vật không xương sống.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top