Có khi nào SBT sinh học của NXB giáo dục lại sai không :-s

Bo xù

Junior Member
SBT sinh học( cơ bản) trang 144- câu 9
Trong một hệ sinh thái chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là = nhau )
A- Thực vật -> dê -> người
B- Thực vật -> người
C- Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người
D- Thực vật -> động vật phù du -> cá -> chim -> người
Câu 15
Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó nhiễm độc nhiều nhất?
A- Tảo đơn bảo -> động vật phù du -> cá -> người
B- Tảo đơn bào -> động vật phù du -> giáp xác -> cá -> chim -> người
C- Tảo đơn bào -> cá -> người
D- Tảo đơn bào -> thân mềm -> cá -> người

Đáp án : 9-D, 15-B
Thế là thế nào ? :botay:
 
mấy cái này mình cũng không rõ lắm. nhưng SGK cũng sai đó bạn. ví dụ công thức tính số kiểu gen (trang 84 SGK nâng cao): [r(r+1)/2]^n
với r là số alen thuộc một gen(locut), n là số gen khác nhau(nguyên văn SGK). nếu chú thích như vậy thì công thức này hiển nhiên sai, đúng không?
 
Câu này mình cũng có hỏi cô mình.Theo cô thì SBT đúng.
Câu9:Trong chuỗi thức ăn thấy con người ở cuối dãy nên dễ nghĩ là con người chỉ nhận năng lượng từ bậc liền trước nên phía trước càng ít bậc thì sinh khối dc cung cấp càng lớn(vì hiệu suất sinh thái thấp,thất thoát,....)Nhưng trên thực tế vì con người là động vật tạp thực nên có thể nhận cả sinh khối do thực vật,cá,chim (nhận dc của cả 3 bậc tháp sinh khối)=>nhận nhiều nhất.=>câu D đúng

Câu 15:Cũng tương tự.Riêng mình thì mình còn có nghĩ là nếu trong chuổi ngắn(vd:Tảo đơn bào -> cá -> người) thì chỉ có khi nào ăn cá thì mới dính độc nên chỉ cần ko ăn cá nữa là xong:mrgreen:Còn đối với chuỗi dài thì có nghĩa là độc chất đã lây lan ra ngoài môi trường,ăn cái gì cũng ko thoát=>con người dễ bị nhiễm độc nhất trong mt này.


@hoaitran:Mình cũng không nghĩ cái công thức kia sai.Ví dụ nha:Gen qđ Tính trạng x gì đó(VD như dạng quả) có 2 alen A và a,gen guy định tính trạng y (vd chiều cao cây) cũng có 2 alen là B và b.Theo công thức trên thì tổng số KG có thể tạo ra về 2 tính trạng này là : (2*(2+1)/2)^2=9
Nếu bạn viết ra để chứng minh thì cũng dc 9=>CT đúng.
 
Câu 9 B mới đúng chứ
Còn câu 15 là B thì đúng rùi. Càng cao, năng lượng tích luỹ càng ít nhưng vật chất thì không thay đổi qua mỗi thế hệ. Bậc càng cao, ăn thịt bậc thấp càng nhiều => việc tích luỹ chất độc càng nhiều => B.
 
Câu này mình cũng có hỏi cô mình.Theo cô thì SBT đúng.
Câu9:Trong chuỗi thức ăn thấy con người ở cuối dãy nên dễ nghĩ là con người chỉ nhận năng lượng từ bậc liền trước nên phía trước càng ít bậc thì sinh khối dc cung cấp càng lớn(vì hiệu suất sinh thái thấp,thất thoát,....)Nhưng trên thực tế vì con người là động vật tạp thực nên có thể nhận cả sinh khối do thực vật,cá,chim (nhận dc của cả 3 bậc tháp sinh khối)=>nhận nhiều nhất.=>câu D đúng

Câu 15:Cũng tương tự.Riêng mình thì mình còn có nghĩ là nếu trong chuổi ngắn(vd:Tảo đơn bào -> cá -> người) thì chỉ có khi nào ăn cá thì mới dính độc nên chỉ cần ko ăn cá nữa là xong:mrgreen:Còn đối với chuỗi dài thì có nghĩa là độc chất đã lây lan ra ngoài môi trường,ăn cái gì cũng ko thoát=>con người dễ bị nhiễm độc nhất trong mt này.


@hoaitran:Mình cũng không nghĩ cái công thức kia sai.Ví dụ nha:Gen qđ Tính trạng x gì đó(VD như dạng quả) có 2 alen A và a,gen guy định tính trạng y (vd chiều cao cây) cũng có 2 alen là B và b.Theo công thức trên thì tổng số KG có thể tạo ra về 2 tính trạng này là : (2*(2+1)/2)^2=9
Nếu bạn viết ra để chứng minh thì cũng dc 9=>CT đúng.
cô giáo dạy sinh giỏi nhất trường mình chứng minh rất thuyết phục, có rất nhiều giáo viên khác đồng tình với quan điểm đó. nhưng tiếc là mình vào tai này ra tai kia nên k nhớ cách c/m như thế nào cả,:???:mình chỉ nhớ là sửa n là số cặp gen khác nhau thành số cặp gen dị hợp khác nhau thôi. các bạn thử xem thế nào nhé, để mình hỏi lại cô giáo đã
 
Mỗi người nói 1 kiểu loạn hết cả lên :(
Thôi tóm lại nếu chẳng may vào thì cứ làm theo phương án của SBT
Nếu công bố đáp án # thì đâm đơn kiện lên bộ giáo dục...
 
@Bo Xù: chữ kí của bạn rất phù hợp cho bạn đấy.

Mình đã hỏi 3 giảng viên ở trường đh, đáp án là 9-B, 15-b, giải đáp như bạn thanhphu.
 
^ bạn làm ơn nhìn cái tên topic hộ mình cái
Mình chẳng đụng chạm gì đến bạn nhưng bạn thích bắn súng vào mặt hồ đang yên ả thì mình cũng chiều bạn
Để mình giải thích rõ cho những thành phần thích tỏ ra "nguy hiểm" như bạn nhé :x
2 câu kia mình đọc ở trong SBT SINH HỌC (ban cơ bản) tái bản lần 2 của NXB giáo dục trang 144
Theo ý hiểu của mình thì phương án mà sách BT đưa ra có vấn đề. Nhưng mình phân vân k biết thế nào. Mình cũng từng hỏi 1 vài thầy cô giáo (đối với câu 9 ) nhưng mỗi người đều đưa ra ý kiến # nhau:(
Mình đưa lên để các bạn cùng xem xét đưa ra ý kiến xem thế nào
Kết quả vẫn thế
=> 1 bên sách nói : 1 bên ý kiến khác
Cái nào nặng hơn
- Nếu chẳng may đúng câu này hoặc tương tự thế
=> cứ làm theo sách
=> nếu bộ công bố ý kiến # => kiện
Vì SBT của nhà xuất bản giáo dục = tài liệu chuẩn chính thức của bộ GD hơn nữa đã đc tái bản lần 2
=> Nếu đáp án 9-D sách đưa ra là đúng tất nhiên là đc 0,2 điểm
Nếu sai vẫn đc 0,2 điểm vì lỗi ở đây là do bộ giáo dục mà cụ thể là NXB giáo dục đã tái bản mà không chỉnh sửa...
 
mấy cái này mình cũng không rõ lắm. nhưng SGK cũng sai đó bạn. ví dụ công thức tính số kiểu gen (trang 84 SGK nâng cao): [r(r+1)/2]^n
với r là số alen thuộc một gen(locut), n là số gen khác nhau(nguyên văn SGK). nếu chú thích như vậy thì công thức này hiển nhiên sai, đúng không?
cậu nhầm với công thức này rùi. n(n+1)/2 chứ gì. Đó là CT tính số KG của 1 gen có n alen. Còn kia là CT tính nhiều gen mà
 
^ bạn làm ơn nhìn cái tên topic hộ mình cái
Mình chẳng đụng chạm gì đến bạn nhưng bạn thích bắn súng vào mặt hồ đang yên ả thì mình cũng chiều bạn
Để mình giải thích rõ cho những thành phần thích tỏ ra "nguy hiểm" như bạn nhé :x
2 câu kia mình đọc ở trong SBT SINH HỌC (ban cơ bản) tái bản lần 2 của NXB giáo dục trang 144
Theo ý hiểu của mình thì phương án mà sách BT đưa ra có vấn đề. Nhưng mình phân vân k biết thế nào. Mình cũng từng hỏi 1 vài thầy cô giáo (đối với câu 9 ) nhưng mỗi người đều đưa ra ý kiến # nhau:(
Mình đưa lên để các bạn cùng xem xét đưa ra ý kiến xem thế nào
Kết quả vẫn thế
=> 1 bên sách nói : 1 bên ý kiến khác
Cái nào nặng hơn
- Nếu chẳng may đúng câu này hoặc tương tự thế
=> cứ làm theo sách
=> nếu bộ công bố ý kiến # => kiện
Vì SBT của nhà xuất bản giáo dục = tài liệu chuẩn chính thức của bộ GD hơn nữa đã đc tái bản lần 2
=> Nếu đáp án 9-D sách đưa ra là đúng tất nhiên là đc 0,2 điểm
Nếu sai vẫn đc 0,2 điểm vì lỗi ở đây là do bộ giáo dục mà cụ thể là NXB giáo dục đã tái bản mà không chỉnh sửa...
bạn nhầm rùi. Thực ra thì SBT người ta ko để ý lắm đâu. Mình cũng chưa bao gìơ làm bt trong SBT cả. Chỉ có SGK thì người ta mới ko bao giờ sai.
Cậu xem SGK mà xem, câu 3 trang 213 SGK mà xem. Cậu thử trả lời xem.
Sách năm đầu có ghi:
-Nhóm cá thể nào sau đây là QT:
A. cá diếc và cá vàng trong bể cá cảnh
B. Cá rô đồng và cá săn sắt trong ao
C. cây trong vườn
D. Cỏ ven bờ hồ

ĐÁp án là A. Do cá diếc và cá vàng thuộc cùng 1 loài, chỉ là 2 nòi khác nhau mà thui.

Về sau, đc tái bản lại thì thay câu A thành nòng nọc và ếch. Câu 1 thực ra đúng nhưng nó khó với HS nên đc bỏ, có nhiều thắc mắc về câu này lắm. Làm gì có chuyện CT trong SGK mà mấy năm người ta vẫn sai cho đc chứ :mrgreen:
 
cậu nhầm với công thức này rùi. n(n+1)/2 chứ gì. Đó là CT tính số KG của 1 gen có n alen. Còn kia là CT tính nhiều gen mà
uk, xem xong mấy ý kiến của các bạn mình cũng thấy có lý, công thức này có trong bài ngẫu phối. mình cũng không biết nữa, chắc là cô giáo nhầm rồi:cry:
 
bạn nhầm rùi. Thực ra thì SBT người ta ko để ý lắm đâu. Mình cũng chưa bao gìơ làm bt trong SBT cả. Chỉ có SGK thì người ta mới ko bao giờ sai.
:mrgreen:
Không để ý k có nghĩa là xuất bản ra 1 quyển sách xong bỏ rơi không cần biết sai đúng thế nào. Có tái bản đến lần thứ n thì cũng thế.
Cũng như sinh ra 1 đứa con ( SBT ) xong để mặc nó tự sống xót, k có trách nhiệm dạy dỗ bảo ban việc gì đúng việc gì sai. Đó là hành động của người mẹ vô trách nhiệm.
Mình luôn tin NXB giáo dục là "bà mẹ có trách nhiệm".
Giả dụ những gì bạn nói là đúng "SBT ng ta k để ý lắm" in cho có sách để bán thì càng ngày mình càng thất vọng kiểu giáo dục :
Học hành vất vả
Ứng dụng trong cuộc sống, công việc chẳng đc bao nhiêu...
Nếu k phải mẹ mình sẽ lên cơn đau tim nếu mình bỏ học thì mình đã chẳng ngồi đây nc thế này. Ra xã hội trải nghiệm cuộc sống có ích với thu thập đc nhiều hơn là bó gối 4 năm ĐH.
Chết đc mất :eek:
 
:botay: Cậu bức xúc đến thế à. Tớ mới post thêm mấy bt đó, cậu rảnh thì làm, hay hơn nhiều trong SBT. SBT có tí bt vậy mà kiến thức thì toàn lẻ tẻ, chán chết. Lại còn toàn tự luận nữa.
 
Câu 9: B
Vì đề hỏi là cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất chứ không phải là cung cấp sinh khối nhiều nhất. Mà theo nguyên tắc giáng cấp năng lượng thì năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng (hô hấp, tạo nhiệt, bài tiết,...) thường chỉ còn khoảng 10% năng lượng được tích lũy và chuyển lên bậc tiếp theo còn 90% thì mất đi dưới dạng nhiệt. Do đó chuỗi thức ăn nào con người sử dụng nguồn thức ăn càng gần sinh vật sản xuất thì càng được cung cấp nhiều năng lượng (chuỗi ngắn nhất).

Câu 15: B
Chúng ta chú ý hiện tượng khuếch đại sinh học. Khuếch đại sinh học là hiện tượng nồng độ các chất tích lũy trong mô của sinh vật tăng theo bậc dinh dưỡng trong tháp sinh thái. Như vậy khi hệ sinh thái nói trên bị nhiễm thủy ngân thì chuỗi thức ăn nào càng dài (càng có nhiều bậc dinh dưỡng) thì độc chất tích lũy càng nhiều, con người sẽ bị nhiễm độc nặng nhất. :)
chuẩn đó, 2 câu hỏi này đều liên quan đến hiện tượng khuếch đại sinh học; càng lên cao trên bậc dinh dưỡng năng lượng bị thất thoát càng lớn nhưng sự tích lũy của nồng độ chác chất càng tăng
 
uk, xem xong mấy ý kiến của các bạn mình cũng thấy có lý, công thức này có trong bài ngẫu phối. mình cũng không biết nữa, chắc là cô giáo nhầm rồi:cry:
Công thức này đúng trong trường hợp xét n gen, mỗi gen có r alen thôi.
 
SBT sinh học( cơ bản) trang 144- câu 9
Trong một hệ sinh thái chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là = nhau )
A- Thực vật -> dê -> người
B- Thực vật -> người
C- Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người
D- Thực vật -> động vật phù du -> cá -> chim -> người
Câu 15
Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó nhiễm độc nhiều nhất?
A- Tảo đơn bảo -> động vật phù du -> cá -> người
B- Tảo đơn bào -> động vật phù du -> giáp xác -> cá -> chim -> người
C- Tảo đơn bào -> cá -> người
D- Tảo đơn bào -> thân mềm -> cá -> người

Đáp án : 9-D, 15-B
Thế là thế nào ? :botay:
Bạn phải hiểu 1 vấn đề, sách gì đi nữa cũng là do con người tạo ra. Mà đã là con người thì không thể không có sai lầm, vì thế đừng quá ngạc nhiên nếu thấy sách viết sai! Quan trọng là mình làm đúng!
 
mấy cái này mình cũng không rõ lắm. nhưng SGK cũng sai đó bạn. ví dụ công thức tính số kiểu gen (trang 84 SGK nâng cao): [r(r+1)/2]^n
với r là số alen thuộc một gen(locut), n là số gen khác nhau(nguyên văn SGK). nếu chú thích như vậy thì công thức này hiển nhiên sai, đúng không?
đúng mà.Tớ vẫn áp dụng ct này.Chưa thấy bài nào bị sai.
 
/

mấy cái này mình cũng không rõ lắm. nhưng SGK cũng sai đó bạn. ví dụ công thức tính số kiểu gen (trang 84 SGK nâng cao): [r(r+1)/2]^n
với r là số alen thuộc một gen(locut), n là số gen khác nhau(nguyên văn SGK). nếu chú thích như vậy thì công thức này hiển nhiên sai, đúng không?
đúng mà.Tớ vẫn áp dụng ct này.Chưa thấy bài nào bị sai.
 
mấy cái này mình cũng không rõ lắm. nhưng SGK cũng sai đó bạn. ví dụ công thức tính số kiểu gen (trang 84 SGK nâng cao): [r(r+1)/2]^n
với r là số alen thuộc một gen(locut), n là số gen khác nhau(nguyên văn SGK). nếu chú thích như vậy thì công thức này hiển nhiên sai, đúng không?

sách viết đúng đấy bạn.Bọn tớ toàn áp dụng công thức đấy mà.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top