dinhhai1308
Senior Member
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT
VÀ TUYỂN SINH ĐH-CĐ MÔN SINH HỌC.
Cô Phạm Thị Hồi, giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, từng có nhiều giải học sinh giỏi các cấp - sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Sinh học.
1. Chuẩn bị cho làm bài thi trắc nghiệm:
- Dùng bút để ghi những thông tin trên từ phiếu trắc nghiệm.
- Dùng bút chì mềm để tô vào ô số mã đề và đáp án khi làm bài (khi tô vào ô cần lưu ý tô theo đường đồng tâm từ ngoài vào trong, tô đậm toàn bộ ô tròn trong phiếu).
2. Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học:
Gồm 40 câu trong đó có 2 phần:
- Phần chung cho tất cả các thí sinh: Tất cả các học sinh đều phải làm phần này.
- Phần riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao hoặc thí sinh học chương trình chuẩn: Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 phần để làm bài thi (không nhất thiết phải chọn đúng phần theo chương trình mình đã học).
3. Nguyên tắc ngẫu nhiên trong đáp án của 1 đề trắc nghiệm:
Mỗi câu có 4 đáp án A, B, C, D, do đó tỷ lệ mỗi đáp án đúng khoảng 25% (1/4).
- Bước 1: Học sinh nhận đề từ giám thị nên đọc nhanh hết đề thi một lượt.
- Bước 2: Làm tất cả những câu hỏi có thể làm được.
- Bước 3: Đếm lại những câu đã làm được theo các phương án A, B, C, D tính ra số câu nào có ít nhất trong những đáp án đã làm thì tô tất cả những câu còn lại vào phương án đó.
4. Một số lưu ý khi làm bài tập Sinh học:
- Bài tập thuộc loại lai phân tích: tỷ lệ cá thể của con lai chính là tỷ lệ giao tử của cơ thể đem phân tích từ đó các em có thể xác định được quy luật di truyền cho phối tính trạng đó.
+ Nếu thấy cơ thể dị hợp 2 cặp gen mà chỉ quy định 1 tính trạng: đó là quy luật tương tác gen.
+ Nếu tỷ lệ kiểu hình không bằng nhau thì chắc chắn đó là quy luật hoán vị gen.
- Bài tập di truyền học quần thể: nếu đề thi hỏi quần thể cân bằng hay chưa chỉ cần xem tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn được tạo ra từ 1 số bình phương lên và tổng thành phần kiểu gen của quần thể bằng 1 là quần thể cân bằng.
VÀ TUYỂN SINH ĐH-CĐ MÔN SINH HỌC.
Cô Phạm Thị Hồi, giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, từng có nhiều giải học sinh giỏi các cấp - sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Sinh học.
1. Chuẩn bị cho làm bài thi trắc nghiệm:
- Dùng bút để ghi những thông tin trên từ phiếu trắc nghiệm.
- Dùng bút chì mềm để tô vào ô số mã đề và đáp án khi làm bài (khi tô vào ô cần lưu ý tô theo đường đồng tâm từ ngoài vào trong, tô đậm toàn bộ ô tròn trong phiếu).
2. Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học:
Gồm 40 câu trong đó có 2 phần:
- Phần chung cho tất cả các thí sinh: Tất cả các học sinh đều phải làm phần này.
- Phần riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao hoặc thí sinh học chương trình chuẩn: Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 phần để làm bài thi (không nhất thiết phải chọn đúng phần theo chương trình mình đã học).
3. Nguyên tắc ngẫu nhiên trong đáp án của 1 đề trắc nghiệm:
Mỗi câu có 4 đáp án A, B, C, D, do đó tỷ lệ mỗi đáp án đúng khoảng 25% (1/4).
- Bước 1: Học sinh nhận đề từ giám thị nên đọc nhanh hết đề thi một lượt.
- Bước 2: Làm tất cả những câu hỏi có thể làm được.
- Bước 3: Đếm lại những câu đã làm được theo các phương án A, B, C, D tính ra số câu nào có ít nhất trong những đáp án đã làm thì tô tất cả những câu còn lại vào phương án đó.
4. Một số lưu ý khi làm bài tập Sinh học:
- Bài tập thuộc loại lai phân tích: tỷ lệ cá thể của con lai chính là tỷ lệ giao tử của cơ thể đem phân tích từ đó các em có thể xác định được quy luật di truyền cho phối tính trạng đó.
+ Nếu thấy cơ thể dị hợp 2 cặp gen mà chỉ quy định 1 tính trạng: đó là quy luật tương tác gen.
+ Nếu tỷ lệ kiểu hình không bằng nhau thì chắc chắn đó là quy luật hoán vị gen.
- Bài tập di truyền học quần thể: nếu đề thi hỏi quần thể cân bằng hay chưa chỉ cần xem tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn được tạo ra từ 1 số bình phương lên và tổng thành phần kiểu gen của quần thể bằng 1 là quần thể cân bằng.