Lờicủagió
Senior Member
Lại một lần nữa các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy tài năng và những ý tưởng không giống ai của mình!
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra một chú chuột biết “hót” như chim bằng công nghệ di truyền.:mygod: Một đội nghiên cứu tại trường Đại học Osaka đang nuôi những chú chuột biến đổi gien do lỗi trong quá trình sao chép ADN (chép sai DNA).
Video chuột biết hót
Chú chuột biết “hót” được tạo ra như một phần của dự án “Evolved Mouse” của đội nghiên cứu. Họ hy vọng rằng dự án này sẽ làm sáng tỏ cách mà ngôn ngữ phát triển đến ngày nay.
Click vào đây để phóng to ảnh (http://chiplove.biz).
Một chú chuột biến đổi gien có thể “hót” như chim được tạo ra tại Nhật Bản.
“Đột biến là động lực của sự tiến hóa. Chúng tôi có những thế hệ chuột biến đổi gien và để xem điều gì sẽ xảy ra”, trưởng nhóm nghiên cứu, Arikuni Uchimura nói.
“Chúng tôi kiểm tra từng con chuột mới sinh… Và chúng tôi phát hiện một con có thể kêu như một chú chim”.
Ông nói rằng “chú chuột biết hát” được sinh ra nhờ một sự tình cờ nhưng đặc điểm này sẽ được di truyền cho các thế hệ tiếp theo. “Tôi đã rất ngạc nhiên vì trước đó, chúng tôi cho rằng chúng sẽ có đột biến về hình dạng”. Dự án này cũng tạo ra một chú chuột với tứ chi ngắn và có chiếc đuôi dài hơn bình thường.
Phòng thí nghiệm tại khoa cao học Sinh học thuộc trường Đại học Osaka, phía tây Nhật Bản do giáo sư Takeshi Yagi điều hành hiện đang có hơn 100 “chú chuột biết hót” sẵn sàng cho các cuộc nghiên cứu tiếp theo.
Đội nghiên cứu hy vọng rằng chúng sẽ cung cấp các thông tin về cách thức phát triển ngôn ngữ của loài người. Điều này cũng giống một số nghiên cứu về các loài chim biết hót như chim sẻ, nó sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được nguồn gốc của ngôn ngữ loài người vì loài chim kết hợp nhiều yếu tố âm thanh với nhau để tạo ra tiếng hót, giống như cách con người tạo ra từ.
“So với loài chim, sử dụng chuột để nghiên cứu sẽ tốt hơn nhiều bởi chúng là động vật có vú và cấu trúc não của chúng gần hơn với con người, và cả một số mặt khác nữa.”, Uchimura nói.
“Chúng tôi đang xem một con chuột phát ra những âm thanh lạ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những con chuột bình thường… nói cách khác là điều này có ý nghĩa xã hội”.
Uchimuara cho rằng những tiếng kêu này “có thể là một cách thể hiện cảm xúc hoặc trạng thái của cơ thể”.
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra một chú chuột biết “hót” như chim bằng công nghệ di truyền.:mygod: Một đội nghiên cứu tại trường Đại học Osaka đang nuôi những chú chuột biến đổi gien do lỗi trong quá trình sao chép ADN (chép sai DNA).
Video chuột biết hót
Chú chuột biết “hót” được tạo ra như một phần của dự án “Evolved Mouse” của đội nghiên cứu. Họ hy vọng rằng dự án này sẽ làm sáng tỏ cách mà ngôn ngữ phát triển đến ngày nay.
Một chú chuột biến đổi gien có thể “hót” như chim được tạo ra tại Nhật Bản.
“Đột biến là động lực của sự tiến hóa. Chúng tôi có những thế hệ chuột biến đổi gien và để xem điều gì sẽ xảy ra”, trưởng nhóm nghiên cứu, Arikuni Uchimura nói.
“Chúng tôi kiểm tra từng con chuột mới sinh… Và chúng tôi phát hiện một con có thể kêu như một chú chim”.
Ông nói rằng “chú chuột biết hát” được sinh ra nhờ một sự tình cờ nhưng đặc điểm này sẽ được di truyền cho các thế hệ tiếp theo. “Tôi đã rất ngạc nhiên vì trước đó, chúng tôi cho rằng chúng sẽ có đột biến về hình dạng”. Dự án này cũng tạo ra một chú chuột với tứ chi ngắn và có chiếc đuôi dài hơn bình thường.
Phòng thí nghiệm tại khoa cao học Sinh học thuộc trường Đại học Osaka, phía tây Nhật Bản do giáo sư Takeshi Yagi điều hành hiện đang có hơn 100 “chú chuột biết hót” sẵn sàng cho các cuộc nghiên cứu tiếp theo.
Đội nghiên cứu hy vọng rằng chúng sẽ cung cấp các thông tin về cách thức phát triển ngôn ngữ của loài người. Điều này cũng giống một số nghiên cứu về các loài chim biết hót như chim sẻ, nó sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được nguồn gốc của ngôn ngữ loài người vì loài chim kết hợp nhiều yếu tố âm thanh với nhau để tạo ra tiếng hót, giống như cách con người tạo ra từ.
“So với loài chim, sử dụng chuột để nghiên cứu sẽ tốt hơn nhiều bởi chúng là động vật có vú và cấu trúc não của chúng gần hơn với con người, và cả một số mặt khác nữa.”, Uchimura nói.
“Chúng tôi đang xem một con chuột phát ra những âm thanh lạ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những con chuột bình thường… nói cách khác là điều này có ý nghĩa xã hội”.
Uchimuara cho rằng những tiếng kêu này “có thể là một cách thể hiện cảm xúc hoặc trạng thái của cơ thể”.
Uchimura nói về giấc mơ cho những tiến hóa xa hơn của chuột thông qua kỹ thuật di truyền: “Tôi biết đây là một quá trình lâu dài và nhiều người nói rằng “nó quá vô lý” … nhưng tôi đang làm điều này với hy vọng một ngày nào đó sẽ tạo ra một chú chuột Mickey!” Trong tương lai, chuột... "biết nói" như Mickey sẽ xuất hiện???