Hỏi về vi khuẩn helicobacter pylori

Saphiron

Junior Member
Tại sao H. pylori có khả năng tồn tại lâu dài ở dạ dày, trong môi trường độ pH thường xuyên là 2,5 đến 3,0 ? Điều này liên quan đến một enzyme của H. pylori có tên là urease. Enzyme này có hoạt tính rất cao làm phân huỷ ure trong dịch dạ dày tạo thành một lớp đệm amonia bao quanh vi khuẩn khiến chúng có thể chịu đựng được môi trường axit của dạ dày.
Vi khuẩn nâng cao độ pH ngay trong dạ dày để có thể "ngự trị" trong dạ dày.

Mạo phép cho em hỏi là VK H.pylori la VK ưa gì,ưa axit,ưa kiềm hay ưa trung tính :please:
 
Biết nó sống trong dạ dày có pH 2.5-3.0 mà còn hỏi ưa gì!? Bạn cứ thử a e hoài =))
 
Nói thật nhé trong sách giáo khao Sinh học 10 ghi rất rõ ràng "Vi khuẩn H. pylori là vi khuẩn không ưa axit" trong đề thi có câu này :dance: mình chọn không ưa axit vậy mà bị sai.Lên kiến nghị thì bà sinh bảo là vi khuẩn ưa axit,sách giáo khoa sai rồi :o.Ức chế quá không chịu được tìm mãi không thấy trên google nói về chuyện này :twisted:.
 
Nói thật nhé trong sách giáo khao Sinh học 10 ghi rất rõ ràng "Vi khuẩn H. pylori là vi khuẩn không ưa axit" trong đề thi có câu này :dance: mình chọn không ưa axit vậy mà bị sai.Lên kiến nghị thì bà sinh bảo là vi khuẩn ưa axit,sách giáo khoa sai rồi :o.Ức chế quá không chịu được tìm mãi không thấy trên google nói về chuyện này :twisted:.
Trời ạ, cô giáo nào mà lại khẳng định hùng hồn thế. Chắc làm sai đề nhưng hok dám nhận :twisted:
 
To avoid being carried into the lumen, H. pylori senses the pH gradient within the mucus layer by chemotaxis and swims away from the acidic contents of the lumen towards the more neutral pH environment of the epithelial cell surface.
(nguồn: wikipedia)
Vậy là rõ nhé. Nó chẳng ưa acid chút nào đâu.
 
Vi khuẩn HELICOBACTER PYLORI -THỦ PHẠM gây ra các CƠN ĐAU hay những triệu chứng KHÓ CHỊU ở dạ dày của bạn

VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI
THỦ PHẠM gây ra các CƠN ĐAU hay những triệu chứng KHÓ CHỊU ở dạ dày của bạn

heli.jpg

Bạn có những triệu chứng này không?
cat_bullet.gif
Cồn cào, nóng rát, đau quặn vùng trên rốn xuất hiện vài giờ sau khi ăn
hay vào nửa đêm

cat_bullet.gif
Đau, khó chịu vùng trên rốn và đau nhiều hơn sau khi ăn

cat_bullet.gif
Buồn ói hay ói

cat_bullet.gif
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác đầy bụng dù ăn ít

cat_bullet.gif
Chậm tiêu, khó tiêu, không đói

cat_bullet.gif
Rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân

Những triệu chứng trên có thể là do bạn đã nhiễm một loại vi khuẩn có tên là: Helicobacter pylori
Vì vậy, nếu những triệu chứng trên đã xuất hiện nhiều lần và nhất là bạn đã từng uống thuốc nhưng vẫn tái lại
heli2.jpg
Ước tính có khoảng 7% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử). Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Đây là bệnh không chỉ gây ra các cơn đau khó chịu mà còn có thể đưa đến những biến chứng cấp đe dọa tính mạng do chảy máu ở dạ dày như ói ra máu, đi cầu phân đen (do có máu trong phân) hoặc thủng dạ dày

Trước đây người bệnh phải chịu đựng những cơn đau và khó chịu ở dạ dày trong nhiều nămliền mà không cách gì chữa khỏi hoàn toàn mặc dù đã được điều trị bằng những phương pháp băng niêm mạc dạ dày hay làm giảm tiết acid trong dạ dày
Ngày nay, khoa học đã phát hiện ra ở dạ dày có một loại vi khuẩn tên gọi là Helicobacter pylori, là nguyên nhân quan trọng gây ra một số bệnh ở dạ dày như: Loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn. Những nguy hiểm hơn là Helicobacter pylori còn có thể gây nên ung thư dạ dày, là một loại ung thư rất thường gặp dẫn đến tử vong

Khi đã xác định rõ nguyên nhân chính gây bệnh ở dạ dày, bác sĩ có thể giúp bạn diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori và chữa lành bệnh cho bạn
heli1.jpg

H.Pylori lây nhiễm qua đường nào?
Helicobacter pylori lây chủ yếu qua đường ăn uống. Helicobacter pylori có thể lây qua nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống chung...Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có chứa vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như nước sông, hồ v..v và điều này cũng lý giải tại sao ở các quốc gia đang phát triển, khi mà điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp, thì tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori rất cao. Cụ thể ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori không dưới 70%
H.Pylori gây bệnh bằng cách nào?
Sau khi xâm nhập cơ thể, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Không những thế chúng còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. Tất cả điều này gây ra những triệu chứng đau, ợ chua, cồn cào, nóng rát sau xương ức... và các biến chứng khác. Ở một số bệnh nhân, nhiễm Helicobacter pylori có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc bất thường của tế bào, dẫn đến ung thư.
Làm thế nào để truy tìm H.Pylori ?
Để xác định xem bạn có bị nhiễm Helicobacter pylori không, bác sĩ có thể cho bạn làm một trong số xét nghiệm sau:
cat_bullet.gif
Thử máu để xác định bạn đã từng hay đang nhiễm
Helicobacter pylori
cat_bullet.gif
Xét nghiệm hơi thở giúp xác định sự hiện diện của
Helicobacter pylori trong dạ dày
cat_bullet.gif
Thử phân tìm sự hiện diện của Helicobacter pylori trong phân
cat_bullet.gif
Nội soi và lấy mẫu thử Helicobacter pylori

Mỗi xét nghiệm có những ưu khuyết điểm riêng và được chỉ định tùy từng trường hợp.
Làm thế nào để diệt trừ H.Pylori ?
Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori rất khó khăn, rất dễ đề kháng hay tái phát do vậy cần phải được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ có ít nhất 3 thứ thuốc điều trị phối hợp trong thời gian từ 7 đến 14 ngày tùy từng trường hợp. Gồm:
cat_bullet.gif
Kháng sinh chủ lực : Clarithromycin (
KLACID FORTE)

cat_bullet.gif
Kháng sinh hỗ trợ Amoxicillin hay Metronidazol

cat_bullet.gif
Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn
của kháng sinh: Omeprazole, Esomeprazol

Ngoài ra, một số phác đồ còn phối hợp thêm Bismusth Citrat
Làm thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất ?
Nếu bạn uống đúng và đủ liều thuốc thì phác đồ trên có khả năng diệt sạch vi khuẩn Helicobacter pylori đến hơn 90%
Bạn không được tự sửa đổi liều thuốc, thay thuốc hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bởi vì nếu sử dụng thuốc không đúng và không đủ liều thì vi khuẩn Helicobacter pylori vẫn chưa được tiêu diệt sạch và khả năng tái phát bệnh cao, có nghĩa là bạn sẽ không khỏi bệnh. Hơn nữa, những lần tái phát sau vi khuẩn sẽ rất dễ lờn thuốc, làm cho điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng phác đồ điều trị Helicobacter pylori bạn cũng có thể gặp một số những khó chịu như cảm giác đắng miệng, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi... song những triệu chứng này sẽ hết sau khi ngưng thuốc.
Khi đã điều trị khỏi, làm sao để tránh bị nhiễm trở lại ?
Vì vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa. Vì vậy để hạn chế tái nhiễm nên sử dụng nguồn nước sạch, tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, không dùng chung ly, chén... đối với trẻ em, không nên dùng miệng thổi thức ăn còn nóng, nhai mớm... vì nước bọt sẽ văng vào thức ăn làm lây bệnh cho bé.
 
http://benhvien198.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=127:noi31&catid=39:tinkhoahoc&Itemid=59
Vi khuẩn H. Pylori sống được trong môi trường acid là nhờ VK tự tạo ra enzyme urease. Urease phân hủy Urea trong bao tử thành CO2 và amonia, để trung hòa acid trong bao tử. Không có enzyme urease thì VK sẽ không sống được. VK có khuynh hướng ưa trung tính. Helicobacter pylorivi khuẩn gây nên bệnh viêm loét và ung thư dạ dày ở người. Vi khuẩn này không phải là một
vi khuẩn ưa axit. Rõ đáp án rồi em nhé! Có gì cứ đi kiện mà.:rose:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top