Tìm hiểu về nuôi cấy mô thực vật

Trần Văn Hải

Senior Member
Ở SGK lớp 10 bài 6  có nói về Nuôi  Cấy Mô
Và Hải có đọc được thuật ngữ " quá trình phản phân hóa " của tế bào
Những tế bào chuyên hóa trong điều kiện nào đó  có thể quay về thành tế bào chưa chuyên hóa 8O
Mình muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này?
Bác nào có thể cho Hải ví dụ cụ thể hay không?
Hiện tượng này đã xảy ra ở loài nào hay chưa?
Hay chỉ mới là dự đoán của các nhà khoa học?
Tế bào thực vật có tính toàn năng. Do mỗi tế bào đều có chứa hệ gen.   Vậy tính toàn năng có ở tế bào động vật hay không?

:?:
 
Trước khi có chuyên gia nào trả lời câu hỏi này thì tôi có thể trả lời tạm với hiểu biết ít ỏi của tôi:
- Tế bào thực vật có tính toàn năng: từ một tế bào sinh dưỡng (soma) bất kỳ, trong đ/k thích hợp có thể tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh (một cây hoàn chỉnh)
- Tế bào động vật cũng có tính toàn năng, nhưng chỉ ở giai đoạn hợp tử từ khoảng 2-4 tế bào: có khả năng tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.
Hiện tượng phản phân hóa ở thực vật xảy ra rất dễ dàng, dưới sự tác động của các hormone đơn giản. Ở đ/v quá trình phản phân hóa cũng xảy ra nhưng không dễ như ở thực vật và nói chung chỉ phản phân hóa thành precusor của chính nó thôi (để tiếp tục phân chia) chứ không phải là thành một tế bào đa năng hay toàn năng.

Tính toàn năng được duy trì theo cơ chế nào thì đến nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên ở giun dẹp người ta tìm được cơ chế duy trì tính toàn năng bởi RNA
 
Ở động vật trừ thủy tức, đỉa các loại trở xuống còn thì mất tính toàn năng, chỉ có đa năng là may (ví dụ đuôi thằn lằn...v.v).
 
Bác Lương có nói "Hiện tượng phản phân hóa ở thực vật xảy ra rất dễ dàng, dưới sự tác động của các hormone đơn giản."
Bác Lương có thể nêu 1 số ví dụ chăng?
bệnh ung thư có phải cũng là 1 ví dụ vế hiện tượng phản phân hóa của tế bào ko?
Và hiện tượng phản phân hóa tế bào có tác dụng ích gì đối với công nghệ nuôi cấy mô?
Hải ko hiểu
 
Ở thực vật chỉ có 5 nhóm hormone chính: auxin là hormone sinh trưởng, cytokinin là hormone phân bào, Gibberellin là hormone có vai trò duy trì sự ngủ nghỉ của hạt và chồi và Abscisic acid có vai trò ức chế sinh trưởng đồng thời giúp cây chống chịu các điều kiện ngoại cảnh còn etylene giúp quả nhanh chín (một bạn bên Sinh lý thực có thể giúp bạn kỹ hơn về cái này).
Trong nuôi cấy mô thực vật (hay còn gọi là nhân giống trong ống nghiệm theo nghĩa được nhiều người biết tới) thì người ta cắt một mẩu mô (về nguyên tắc có thể lấy bất kỳ mẫu mô nào, tuy nhiên thường người ta hay lấy lá, thân mà ít lấy rễ) cho vào ống nghiệm có môi trường nuôi, bổ sung các hormone chính là auxin và cytokinin. Một thời gian từ mẫu mô đó sẽ mọc lên một cây mới hoàn chỉnh (về chi tiết bạn Hoàng có thể giúp bạn). Như vậy so với đ/v thì với chỉ 2 hormone trên đã giúp tế bào thực vật phản phân hóa để thành cây hoàn chỉnh. Ví dụ thì đầy rẫy: tất cả những cây được nuôi cấy mô/tế bào để nhân giống đều làm ví dụ được cả. Ví dụ bây giờ người ta nhân lan chứ không còn gieo hạt như hồi xa xưa nữa, nên giá lan bây giờ rất rẻ.
Bệnh ung thư không gọi là hiện tượng phản phân hóa mà gọi là mất phân hóa vì tế bào phân chia nhanh quá không có thời gian để tổng hợp các protein đặc trưng cho tế bào phân hóa, trái với trường hợp phản phân hóa thành precusor cell.
Về ứng dụng của phản phân hóa thì bạn Hoàng đã nói rồi đấy và tôi cũng đã nhắc lại. Bạn nên tìm đọc thêm sách.
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Ở thực vật chỉ có 5 nhóm hormone chính: auxin là hormone sinh trưởng, cytokinin là hormone phân bào, Gibberellin là hormone có vai trò duy trì sự ngủ nghỉ của hạt và chồi và Abscisic acid có vai trò ức chế sinh trưởng đồng thời giúp cây chống chịu các điều kiện ngoại cảnh còn etylene giúp quả nhanh chín (một bạn bên Sinh lý thực có thể giúp bạn kỹ hơn về cái này).

Bổ sung 1 chút là gibberellin (GA) còn có 1 vai trò quan trọng là kiểm soát độ cao của cây. Một số đột biến về hệ thống sinh tổng hợp và tương tác GA đã tạo ra những giống cây lùn, là đối tượng của cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.

Ngoài ra có 1 nhóm hormone thực vật mới được phát hiện có chức năng tương tự với GA là brassinosteroid (BR) cấu trúc giống như các hormone steroid ở động vật.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top