Thảo Dược và độc tố...

kimlong008

Junior Member
Hôm nay tôi xin mở topic về cây thuốc nam, thứ nhất là để chia sẽ kiến thức, thứ 2 là muốn học hỏi thêm nhiều cây thuốc nam có giá trị khác do mọi người cung cấp, bài viết này sẽ được cập nhật mỗi ngày.
Mái dầm
Cryptocoryne_wendtii.jpg

Mái dầm - Cryptocoryne ciliata Wydler. thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả: Cây thảo thuỷ sinh có thân ngầm trong bùn, to 15mm. Lá đứng hình giáo thon cao đến 30cm, nhọn hai đầu, gân phụ xéo, không dày lắm; cuống dài đến 20cm. Cụm hoa giữa lá, mo thân đo đỏ, mép có rìa dài, ống dài 15-17cm, phù ở gốc; buồng nhỏ, có phần đực cách phần cái; bầu 6-7 noãn. Quả nang có cạnh tròn, to 3-4cm; hạt dài 8mm.

Hoa quả tháng 5-8.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Cryptocorynes.

Nơi sống và thu hái: Cây sống ở cửa sông và rừng ngập mặn ven biển, ở các tỉnh phía Nam.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thân rễ sắc uống giải nhiệt. Dùng trị kiết lỵ; phối hợp với cỏ gừng, cỏ Hàn the. Lá dùng ngoài trị rắn cắn (Viện Dược liệu).

Ở Trung Quốc, loài Cryptocoryne sinensis Merr. được dùng trị sốt rét; loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.
Ghi chú: Có một loài khác cùng họ Ráy là Aglaolora griffithii (Schott) Schott, cũng gọi là Mái dầm, có khi gọi là Mái chèo, rất phổ biến ở cửa sông có thuỷ triều, có dạng rất giống với loài trên, với lá có cuống dài tới 30-50cm, mo ngắn (5cm) và quả mọng nhỏ (1,5-2cm). Loài này có lá thường được dùng làm rau ăn.
nguồn : http://khotien.vn/diendan/default.aspx?g=posts&t=558
 
Cây bằng lăng.

banglang.jpg


http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_T%E1%BB%AD_vi

Chi Tử vi hay chi Bằng lăng (danh pháp khoa học: Lagerstroemia) là một chi của khoảng 50 loài cây sớm rụng lá và cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi lớn có nguồn gốc ở vùng Đông Á và Australia. Chi này được đặt tên theo tên của thương gia người Thụy Điển là Magnus von Lagerström, là người đã cấp cho Carolus Linnaeus các mẫu cây mà ông ta thu thập được.

Chúng có thân cây giống như gân tạo nếp máng, hàng năm đều lột vỏ; mỗi năm các phần vỏ bị lột nằm giữa các phần đã bị lột từ năm trước, hoặc ở những nơi bị các loài động vật, như sóc cào rách, tạo ra bề ngoài loang lổ. Lá mọc đối, đơn, với entire mép lá và dao động từ 5-20 cm theo chiều dài. Hoa có 6 hay 7 cánh hoa có mép cánh nhàu trên các cuống hoa, phình ra giữa các đài hoa. Hoa mọc thành các cụm dài (20-40 cm) dạng bông, và có thể có màu trắng, hồng, tía hay tím giống màu oải hương; nó nở hoa từ giữa mùa hè đến cuối mùa hè. Quả là dạng quả nang, ban đầu có màu xanh lục, sau đó khi chín chuyển thành màu đen, được mở dọc theo 6 hay 7 đường, tạo ra các răng giống như của đài hoa, và giải phóng nhiều hạt nhỏ có cánh.

Các loài thuộc chi Lagerstroemia bị một số ấu trùng của một số loài bướm thuộc bộ Lepidoptera ăn lá, bao gồm cả Endoclita malabaricus.

Loài cây tử vi (thường): L. indica, có nguồn gốc ở Trung Quốc và Triều Tiên, đã được nhà thực vật học người Pháp Andre Michaux đưa vào Hoa Kỳ khoảng năm 1790 tại Charleston, South Carolina, ở đó ngày nay nó là loài cây bụi làm cảnh rất phổ biến được gieo trồng tại miền trung nam Hoa Kỳ, và nó là loại cây khá nổi tiếng.

Loài tử vi (đại)- tức cây bằng lăng tiên: L. speciosa, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Ấn Độ, là loại cây chỉ có thể trồng tại những khu vực nóng ấm nhất của Hoa Kỳ, chẳng hạn Texas, Louisiana, Oklahoma, New Mexico, Arizona, California, Georgia, và các bang xung quanh.

Cả hai loài đều trở thành thịnh hành hơn trong các thiết kế phong cảnh dành cho những người có nhà riêng cũng như trong các thành phố, dọc theo đường cao tốc và các đường phụ. Chúng trở thành thông dụng đến mức khó có thể phân biệt chúng với nhau, nếu không có các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
 
Cây tràm.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Tr%C3%A0m

trambongvang.jpg


Chi Tràm (danh pháp khoa học: Melaleuca) là một chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Theo các ước tính khác nhau chi này chứa 220-236 loài, tất cả đều có mặt tại Australia với phần lớn các loài (khoảng 230) là đặc hữu của Australia, các loài còn lại có ở Malaysia, Indonesia, New Guinea, quần đảo Solomon và New Caledonia.

Tùy theo loài mà chúng có thể là cây bụi hay cây thân gỗ, cao tới 2–30 m, thông thường với lớp vỏ cây dễ tróc. Lá của chúng là thường xanh, mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1-25 cm và rộng 0,5-7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám. Hoa mọc thành cụm dày dặc dọc theo thân, mỗi hoa với các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày dặc; màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục. Quả là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ.

Chi Melaleuca có quan hệ họ hàng gần với chi Callistemon, khác biệt chính giữa hai chi là các nhị hoa nói chung rời ở Callistemon nhưng mọc thành chùm ở Melaleuca.

Trong tự nhiên, các loài Melaleuca nói chung được tìm thấy trong các rừng thưa, rừng gỗ hay vùng đất có cây bụi, cụ thể là dọc theo các dòng suối và rìa các đầm lầy.

Một loài tràm khá nổi tiếng là cây tràm trà (Melaleuca alternifolia, tiếng Anh gọi là "Tea tree", một số tài liệu dịch thành cây trà, dễ gây nhầm lẫn với các loài trong chi Camellia), là đáng chú ý vì tinh dầu của nó có tác dụng kháng sinh và kháng khuẩn, trong khi vẫn an toàn trong sử dụng đối với các ứng dụng đắp ngoài da. Nó được sản xuất ở quy mô thương mại, và được tung ra thị trường dưới tên gọi Tea Tree Oil. Cây tràm trà trên thực tế không dùng làm trà uống, nhưng có lẽ được đặt tên như vậy là do màu nâu của nhiều nguồn nước do lá rụng của loài này cũng như của các loài tương tự gây ra, ví dụ nổi tiếng xem hồ Brown (đảo Stradbroke)). Tên gọi "tràm trà" cũng được sử dụng cho chi có quan hệ họ hàng là Leptospermum. Cả Leptospermum và Melaleuca trên thực tế đều là các loại cây dạng sim của họ Myrtaceae.

Tại Australia, các loài Melaleuca đôi khi bị ấu trùng của các loài sâu bướm trong họ Hepialidae (chủ yếu là chi Aenetus như A. ligniveren) phá hại. Chúng đào bới thân cây theo đường nằm ngang rồi sau đó theo chiều dọc xuống phía dưới.

Melaleuca là các cây trồng phổ biến trong vườn ở cả Australia và các khu vực nhiệt đới khác trên khắp thế giới. Tại các đầm lầy ở Hawaii và Florida, Melaleuca quinquenervia (tràm lá rộng) đã được đưa vào nhằm hỗ trợ cải tạo hệ thống thoát nước của các khu vực trũng đầm lầy. Tuy nhiên, kể từ đó nó đã trở thành loài xâm hại nguy hiểm. Quần thể tràm đã gần như tăng lên gấp 4 lần ở miền nam Florida trong một thập kỷ, như được ghi chú trong SRFer Mapserver của IFAS.

Truyền thống

Thổ dân Australia sử dụng lá tràm cho nhiều mục đích y học, như nhai lá non để giảm đau đầu hay cho các mục đích chữa trị khác.

Độ mềm và dẻo của tràm làm cho nó trở thành cây cực kỳ hữu ích cho thổ dân Australia. Nó được dùng để lớp lót coolamon (một kiểu đồ đựng của thổ dân Úc) khi dùng như là chiếc nôi cho trẻ em, cũng như để làm băng trong băng bó vết thương, chiếu ngủ hay trong vai trò của vật liệu xây dựng các túp lều. Nó cũng được dùng để bao gói thực phẩm khi nấu nướng (tương tự như các tấm nhôm lá mỏng ngày nay), hay làm áo mưa dùng một lần, cũng như để chèn các lỗ hổng trong xuồng canoe. Trong ngôn ngữ Gadigal, nó được gọi là Bujor. [1]
[sửa] Hiện đại

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tinh dầu từ cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) có tính kháng khuẩn và kháng sinh hiệu quả cao trong điều trị dạng thuốc đắp, mặc dù nó có thể gây ngộ độc khi sử dụng dưới dạng thuốc uống với liều lượng lớn hay khi người bệnh là trẻ em. Trong một vài trường hợp, các sản phẩm thuốc đắp có thể bị hấp thụ theo đường da và gây ra ngộ độc.

Tinh dầu tràm có thể được tìm thấy trong các dung dịch hữu cơ cho các loại dược phẩm mà được tuyên bố là có thể loại bỏ các dạng mụn cóc, như virus u nhú ở người. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh cho tuyên bố này ("Forces of Nature: Warts No More").

Tinh dầu tràm là thành phần hoạt hóa trong Burn-Aid, một loại thuốc phổ biến để sơ cứu các vết bỏng nhỏ.

Tinh dầu tràm trà cũng được sử dụng trong nhiều loại thuốc chữa bệnh cho cá cảnh (chẳng hạn Melafix và Bettafix) để xử lý nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Bettafix là dung dịch loãng của dầu tràm trà trong khi Melafix là dung dịch đặc hơn. Chúng được sử dụng chủ yếu để gia tăng tái phát triển vây và mô. Các loại thuốc này hay dùng cho cá chọi Xiêm nhưng cũng có thể dùng cho các loài cá khác.
[sửa] Xâm hại

Một loài tràm là tràm lá rộng (Melaleuca quinquenervia) được đưa vào Florida (Hoa Kỳ) vào đầu thế kỷ 20 để hỗ trợ quá trình làm khô các đầm lầy cũng như làm cây trồng trong vườn. Khi đã được trồng rộng rãi tại Florida, chúng tạo ra các bụi cây rậm rạp và thay thế thảm thực vật bản địa trên diện tích khoảng 391.000 mẫu Anh các đầm lầy cói lác ở phía nam của bang này. Nó nằm trong danh sách các loài xâm hại nguy hiểm và bị cấm của DEP.
 
cây thuốc Câu đằng


Câu đằng là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu

Thông tin chung
Tên thường gọi: Câu đằng
Tên khác: Vuốt lá mỏ
Tên tiếng Anh: Cat's claw
Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks.
Tên đồng nghĩa: Uncaria rhynchophylla Miq. ex Havil.
Thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Uncaria%20rhynchophylla-lsj-1.jpg

Cụm hoa đầu của Câu đằng - Uncaria rhynchophylla, ảnh theo flora.huh.harvard.edu
Mô tả
Cây nhỡ leo có mấu, dài 6-10m. Lá có phiến xoan thon, to vào cỡ 6 x 0,5cm, mặt trên bóng, mặt dưới mốc, gân phụ 4-6 cặp, lồi hai mặt; cuống 5-6mm. Hoa tập hợp thành dạng đầu ở ngọn nhánh, to 8-10mm; lá đài 5; cánh hoa 5, màu vàng hay trắng; ống tràng ngắn; nhị 5; bầu 2 ô. Quả nang chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng
Đoạn cành với hai gai móc câu - Ramulus Uncariae cum Uncis; thường gọi là Câu đằng.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, ở vùng thượng du Cao Bằng, chưa được trồng.
Thu hái vào tháng 7-9, cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, Có đốt có 1 móc, có đốt có 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn. Chặt thành từng doạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy thật khô.
Thường dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì nên để riêng. Sau khi thuốc sắc gần được, mới cho Câu đằng vào và để sôi 1-2 trào là được. Có thể tán bột dùng làm thuốc hoàn tán.
Ảnh dưới đây có kích thước lớn và đã được thu nhỏ vừa màn hình của bạn. Bạn có thể nhấn vào đây để xem hình có kích thước thậthttp://www.rain-tree.com/Plant-Images/Uncaria_rhynchophylla.jpg
Uncaria_rhynchophylla.jpg

Câu đằng mọc ngoài tự nhiên, ảnh theo rain-tree.com
Bào chế và bảo quản
Cách bào chế
10013496.JPG

Các lóng mang móc được dùng làm thuốc
ảnh theo dkimages.com

Theo Trung Y: Dùng Câu đằng chỉ dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì phải để riêng, sắc thuốc gần tới mới cho nó vào.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng khô, thái nhỏ nếu có to quá. Không phải tẩm sao.
Dùng sắc thì sau khi thuốc gần tới mới cho Câu đằng vào, chỉ để sôi vài dạo là được.
Có thể tán bột dùng làm hoàn tán.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng gió. Bào chế rồi đậy kín.
Thành phần hóa học
Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Còn có các chất alcaloid khác như isorhynchophyllin, corynoxein, isocorynoxcin và một ít corynanthein, dihydrocorynanthein, hirsutin và hirsutein.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can và tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Chữa trẻ em hàn nhiệt kinh giản, người lớn đầu nhức mắt hoa.
Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định; nó ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm dãn các mạch máu ngoại vi. Đối với hô hấp, dùng với liều thấp có tác dụng hưng phấn; với liều cao lại làm hô hấp bị tê liệt.
Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời làm giãn mạch máu ngoại biên, làm cho huyết áp hạ xuống rõ rệt.
Tiêm rhynchophylin vào tĩnh mạch của thỏ làm cho thỏ thở hổn hển và tê liệt vận động. Nếu dùng liều độc gây chết thì con vật chết do hô hấp bị tê liệt. Nếu tiêm liều độc thấp gây chết (30-40mg cho 1kg thể trọng) thì chỉ thấy hiện tượng thở hổn hển mà thôi.
Vì cấu tạo hóa học của rhynchophylin gần giống như cấu tạo hóa học của chất yohimbin nên có tác giả (T. Sollmann, 1984) đã cho rằng cơ chế tác dụng của câu đằng là do ức chế sự hưng phấn thần kinh giao cảm.
Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới. Ngày dùng 6-15g dưới dạng thuốc sắc.
Ngoài ra nhân dân nhiều nơi còn dùng cây câu đằng làm nguồn chất chát để ăn trầu.
Quy kinh
Vào hai kinh Can và Tâm bào.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi; làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Ngày dùng 12-15g dạng thuốc sắc.
Chủ trị
Trẻ em nóng rét cảm phong, trị kinh giản, làm cho ban sởi phát ra (thấu phát)
Can phong nội động do nhiệt thịnh biểu hiện sốt cao, co thắt và co giật: Câu đằng + Linh dương giác, Cúc hoa và Thạch cao.
Can thận âm hư và can dương vượng hoặc nhiệt thịnh ở kinh Can biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ và đau đầu: Câu đằng + Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Thạch quyết minh và Cúc hoa.

Đơn thuốc:
Chữa sốt kinh giật của trẻ em
Câu đằng 10-15g, Kim ngân hoa 9g, Bạc hà 3g, Cúc hoa 6g. Địa long 6g, sắc uống.
Chữa cao huyết áp
Câu đằng 10g, Xuyên khung 5g, Cam thảo 2g, Quế chi 3g, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Trị chứng cao huyết áp
Biểu hiện huyết áp cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ, hoặc bị bán thân bất toại, lưỡi đỏ, mạch huyền sác
Dùng phương “Thiên ma câu đằng ẩm” có công năng Bình can, tức phong tư âm thanh nhiệt (phương này có tác dụng thanh nhiệt mạnh, dưỡng huyết, an thần), gồm các vị thiên ma 8 – 12g, câu đằng 12 – 16g, thạch quyết minh 20 – 30g, chi tử 8 – 12g, hoàng cầm 8 – 12g, ngưu tất 8 – 12g, ích mẫu 12 – 16g, tang ký sinh 20 – 30g, dạ đằng giao 12 – 20g, bạch linh 12 – 20g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Trị viêm nhiễm sốt cao, chân tay co giật hoặc chứng sản giật
Nhờ công năng của phương là bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh
Dùng phương “Linh giác câu đằng thang”, công năng thiên về chống co giật, hóa đàm thông lạc, gồm các vị linh dương giác (sắc trước) 2g, câu đằng 12g, tang diệp 8 – 12g, xuyên bối mẫu 8 – 16g, trúc nhự 12 – 20g, sinh địa 12 – 20g, cúc hoa 8 – 12g, bạch thược 8 – 12g, phục thần 8 – 12g, cam thảo 3 – 4g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Trị can phong nội đồng do nhiệt thịnh
Sốt cao, co thắt, co giật
Dùng câu đằng với linh dương giác, cúc hoa, thạch cao.
Trị can thận âm hư, can dương vượng, hoặc nhiệt thịnh ở kinh Can
Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ, đau đầu)
Dùng câu đằng với hạ khô thảo, hoàng cầm, thạch quyết minh và vị cúc hoa.
Trị trẻ em khóc đêm
Câu đằng, thuyền thoái đều 3g, bạc hà 1g sắc uống, ngày 1 thang liên tục 2 - 3 ngày.
ghi chú:
Ở Việt Nam còn khai thác với tên câu đằng một số loài câu đằng khác, trong đó có loài Uncaria tonkinensis Havil.
Nguồn tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
 
Trường sinh thảo, vị thuốc đa năng


Theo tài liệu cổ Trung Quốc, Hàn Quốc, Trường sinh thảo có tác dụng tan huyết; dùng khô sao đen có tác dụng cầm máu. Do đó, người ta thường dùng để điều trị tiểu tiện ra máu, trĩ ngoại, đại tiện có máu tươi (hemorrhoids), giúp cho phụ nữ kinh nguyệt kéo dài quá lâu. Ngoài ra, còn được dùng để chữa bỏng

Thông tin chung
Tên thường gọi: Trường sinh thảo, Chân vịt
Tên khác: thạch bá chi, linh chi thảo, nhả nung ngựa, vạn niên tùng, hoàng dương thảo, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn thảo, móng lưng rồng, cửu tử hoàn hồn thảo, truật cổ, thạch hoa, địa thạch thảo, phật thủ thảo, hàm sanh thảo, nham đài, nham tùng, nham tùng diệp, quyển bách (bá), hoa kính, trường sinh bất tử thảo, báo túc, vạn niên thanh, vạn tuế
Tên tiếng Anh: resurrection spikemoss
Tên khoa học: Selaginella tamariscina (P. Beauv.) Spring
Tên đồng nghĩa: Lycopodioides tamariscina (P. Beauv.) H.S. Kung; Lycopodium circinale Thunb.; L. tamariscinum (Beauv.) Desv.; Selaginella christii Lév.; S. convolvens Alderw.; Selaginella involvens (Sw.) Spring; S. involvens f. major Milde; S. involvens f. minor Milde; S. involvens var. veitchii (MacNab) Baker; S. japonica T. Moore ex W.R. McNab; S. japonicaS. leveillei Kümmerle; S. veitchii W.R. McNab; Stachygynandrum tamariscinum P. Beauv.; Lycopodioides pulvinata (Hook. & Grev.) H.S. Kung; Lycopodium pulvinatum Hook. & Grev.; S. involvens Baker; S. pulvinata (Hook. & Grev.) Maxim; S. tamariscina (P. Beauv.) Spring var. pulvinata (Hook. & Grev.) Alston
Thuộc họ Quyển bá - Selaginellaceae
Veitch;
Gần đây, nhiều người tìm cây này để chữa đau bụng kinh, huyết trắng, đau nhức xương khớp, viêm xoang... Tại nơi bán thường để sẵn một nồi nước sôi để cho chân vịt khô vào, sau 1-2 giờ nó sẽ nở to ra như cây rẽ quạt và có màu xanh tươi rất đẹp. Vì đặc điểm trên nên cây chân vịt còn được gọi là cải tử hoàn thảo, hồi sinh thảo, trường sinh thảo.
Ngoài tác dụng làm thuốc, người dân địa phương còn dùng Trường sinh thảo như một món rau ăn, người ta thường dùng ăn lá sống kèm với những món cá kho, mắm kho, cá chiên...
Ảnh dưới đây có kích thước lớn và đã được thu nhỏ vừa màn hình của bạn. Bạn có thể nhấn vào đây để xem hình có kích thước thậthttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/97/Spikemoss_Selaginella_Tamariscina_curled_up.jpg
Spikemoss_Selaginella_Tamariscina_curled_up.jpg

Trường sinh thảo, Selaginella tamariscina , ảnh theo wikimedia.org
Mô tả
Trường sinh thảo là cây thảo sống lâu năm, cao 15-30 cm, mọc trong rừng râm mát, rễ phụ bám chắc vào các phiến đá. Thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Toàn cây khi khô cuộn tròn xếp lại giống như chân vịt. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa. Cành bên của thân cũng mọc thành búi, dài 5-12cm, mặt ngoài có nhiều lá lợp lên. Lá có hình dạng khác nhau, lá bên hình ngọn giáo, thường có râu; lá ở nách hình tam giác, thuôn rộng; lá ở giữa có râu, mép không đều nhau. Đầu các cành có bông sinh bào tử, cấu tạo bởi các lá đặc biệt, gọi là lá bào tử.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m. Cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong, còn khi ẩm ướt, cành mọc vươn xoè ra ngoài. Thu hái toàn cây quanh năm, tách rễ, rửa sạch và phơi khô.
Thu hái, bảo quản
Cho vào túi nylon giữ trong thời gian bao lâu cũng được, khi cần dùng cho vào nước đun sôi là lại nở to ra. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây rồi cắt bỏ rễ, dùng khô hoặc tươi đều được.
Thành phần hóa học
Trong lá có những hợp chất flavon như apigenin, sosetsuflavon amentoflavon.
Một nghiên cứu mới đây ở Australia và Trung Quốc đã tiết lộ một phương pháp chữa bệnh mới bằng axit folic (vốn được coi là loại dinh dưỡng bổ sung cho thai phụ nhằm bảo vệ sự phát triển hệ thần của thai nhi) trong việc bảo vệ các cơ tim khỏi sự tấn công của đường huyết cao gây ra do bệnh tiểu đường. Chỉ với một thời gian ngắn sử dụng axit folic bổ sung hoặc ăn rau chân vịt đều đặn hằng ngày (khoảng 11 tuần) là đã có thể giảm đáng kể tỉ lệ "tử vong" của các tế bào trong khu vực tim do sự tấn công của đường huyết
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính bình; có tác dụng nếu tươi thì hoạt huyết, sao lên thì chỉ huyết.
Theo tài liệu cổ Trung Quốc, Hàn Quốc, chân vịt vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc. Cây tươi có tác dụng tan huyết; dùng khô sao đen có tác dụng cầm máu. Do đó, nó được dùng để điều trị tiểu tiện ra máu, trĩ ngoại, đại tiện có máu tươi (Hemeroic), phụ nữ kinh nguyệt kéo dài quá lâu. Ngoài ra, chân vịt còn được dùng để chữa bỏng.
Đặc biệt, chân vịt khô điều trị tốt bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, hủy hoại tế bào gan, tiểu tiện vàng sánh hoặc bệnh Leptospira (da, mắt vàng và chảy máu). Nó cũng có tác dụng bổ máu (dùng chung với hạt sen, gà con múm đuôi tôm, củ tam thất để hầm ăn). Ngày dùng 20-30 g cả lá và rễ khô dưới dạng thuốc sắc, uống trong ngày. Dùng ngoài dưới dạng sao giòn, tán bột rắc lên vết thương.
Thường dùng trị:
1. ỉa phân đen, tử cung xuất huyết, trĩ xuất huyết.
2. Vô kinh.
3. Sa ruột (trực tràng). Còn được dùng trị bệnh đường hô hấp. Dùng 5-15g, dạng thuốc sắc.
Một số đơn thuốc
Bỏng lửa
Chân vịt sao thơm, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bỏng, sau 2-3 giờ thay một lần.
Váng đầu, hoa mắt, vàng da
Toàn cây chân vịt 30 g sắc với 400 ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Bệnh về xương khớp
Đau do thoái hóa đốt sống cổ - vai, đau nhức vùng thắt lưng, thoái hóa cột sống cùng lưng, nhức mỏi toàn thân, viêm khớp xương bả vai, đau dây thần kinh tọa, viêm xoang, đau đầu, tiết dịch mũi: Dùng chân vịt khô 30 g sao thơm, hãm nước sôi uống thay trà, thời gian dùng có thể kéo dài hàng tháng.
Trĩ xuất huyết
Quyển bá 15g, nấu sôi, lọc nước uống như trà.
Thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết
Quyển bá (sao) 30g, Tiên hạc thảo 25g, sắc uống. Ngày dùng 1 thang.
Lưu ý: Nên thận trọng khi dùng và phải căn cứ theo cơ địa của mỗi người nhằm tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
 
DÀNH DÀNH cây thuốc chữa bệnh và làm sạch môi trường

Dành dành là một vị thuốc quý, đã được sử dụng từ lâu đời trong YHCT Dành dành xanh tốt quanh năm, mọc hoang ở ven suối, có thể trồng làm cảnh hay lấy quả làm thuốc, nhuộm vàng bánh trái và thức ăn (bánh xu xê, thạch.). Loài cây này không những cho ta một thứ phẩm nhuộm thiên nhiên đẹp mắt, không độc hại, mà còn có tác dụng chống ô nhiễm không khí: hấp thụ bụi khói và khử khí độc. Cho nên trồng Dành dành trong vườn hoặc trong chậu cảnh là biện pháp đơn giản mà hữu hiệu để làm sạch không khí và chống ô nhiễm môi trường.

Dành dành là một loài cây nhỏ, thuộc họ cà phê, tên khoa học được đặt là Gardenia Jasminoides Ellis để kỷ niệm Gardenia - nhà y học và tự nhiên học nổi tiếng. Cây Dành dành cao chừng 1 - 2 mét, thân thẳng nhaün, lá mọc đối, mặt trên trơn bóng và xanh thẫm; mùa hạ nở hoa, mùa thu cho quả. Hoa Dành dành mọc đơn độc, cánh hoa trắng như ngọc và rất thơm. Quả Dành dành hình cái chén, có 2 - 5 ngăn, khi chín màu vàng đỏ, bên trong chứa rất nhiều hạt, mùi thơm, vị đắng. Sách Dưỡng hoa trị bệnh viết rằng, từ thời Tây Hán bên Trung Quốc, Dành dành đ4 được những ngời chơi cây cảnh đặc biệt ưa chuộngới nghệ thuật chăm bón và cắt tỉa khéo léo, những chậu Dành dành lâu năm về phương diện thẩm mỹ có thể đạt tới "thần vận" - "kỳ, đặc, cổ, lão".

Toàn bộ cây Dành dành đều là những vị thuốc, nhưng quả được dùng nhiều nhất.

Quả Dành dành cho ta vị thuốc gọi là "Chi tử"; "chi" là cái chén uống rượu thời xưa, "tử" là quả (còn có nghĩa là hạt); quả Dành dành giống cái chén uống rượu nên người xưa đặt tên như vậy. Vào tháng 8 - 11, quả Dành dành chín, hái về ngắt bỏ cuống, để một lát khoảng 5 - 10 phút, đem phơi hoặc sấy khô, ta sẽ được vị thuốc chi tử. Tác dụng chữa bệnh của chi tử đã được ghi trong Thần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học.

Theo YHCT, chi tử có tính lành (hàn), vị đắng, vào các kinh Tâm, Phế và Tam tiêu; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, lợi tiểu, hạ huyết áp, họng đau, mắt đỏ, da vàng, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, lî ra máu, tiểu tiện ra máu. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:

* Thanh tâm trừ phiền - cha chứng ngực bụng đầy tức, hồi hộp không yên: Chi tử 12gr, Đậu sị 8gr, sắc với nước, chia 3 lần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách).

* Chữa các chứng xuất huyết - dùng bài "Lương huyết thang": Chi tử 16gr, Hoàng cầm 12gr, Bạch mao căn 20gr, Tri mẫu 12gr, Cát cánh 8gr, Trắc bách diệp 12gr, Xích thược 12 gr, Cam thảo 4gr, sắc với nước, chia 3 lần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách).

* Chữa viêm bàng quang cấp, tiểu tiện ra máu - dùng bài "Chi tử nhân tán": Chi tử 16gr, Bạch mau căn 20gr, đông quỳ tử 12gr, cam thảo 8gr, sắc với nước, chia 3 lần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng trung thủ sách)

* Chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan, tiểu tiện sẻn đỏ: Chi tử 12gr nhân trần 24gr, nước 600ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày, khi uống thêm chút đường vào cho đủ ngọt( những cây thuốc vị thuốc VN) hoặc dùng "chi tử bá bì thang": Chi tử 16gr, hoàng bá 12gr, Cam thảo 4gr, sắc với nước uống (Lâm sàng thường dụng trung thủ sách).

* Chữa miệng lỡ loét, họng đau không nuốt được thức ăn: Lấy quả Dành dành đốt thành than, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào chỗ vết thương (Tần Hồ tập giản phương)

* Chữa hỏa bốc- nhức đầu, mắt đau, tai ù, chảy máu mũi: Lấy quả Dành dành 16gr sao vàng, hạt muồng 16gr sao cháy đen, sắc uống (Dịch giản phương).

* Chữa thổ huyết, ho ra máu: Lấy quả dành dành 20gr sao vàng, Hoa hòe 20gr sắc với nước, khi uống cho thêm chút muối (Nam dược thần hiệu).

* Chữa đổ máu cam: Lấy quả Dành dành, rễ cỏ tranh, lá sen - mỗi thứ 12gr sắc uống (Giản dị phương luận).

* Chữa bỏng: Lấy quả Dành dành đốt thành than, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào chỗ vết thương (Tần Hồ tập giản phương).

* Chữa phù thũng do nhiệt độc: Chi tử 20gr, Mộc hương 6gr, Bạch truật 8gr sắc uống (Đan khê tâm pháp).

* Chữa bong gân, đau nhức: Chi tử đem giã nát, tán thành bột thô, trộn với nước thành một thứ bột dẻo, thêm chút rượu, đắp lên chỗ bị thương rồi băng lại, 3 - 5 ngày thay thuốc một lần, nếu sưng tấy thì ngày thay thuốc 1 lần, không dùng được đối với trường hợp bị gãy xương (Trung dược đại từ điển).

* Chữa bí tiểu tiện, sỏi tiết niệu: Lấy rễ Dành dành, cỏ mã đề (Xa tiền thảo), Kim tiền thảo, mỗi thứ 12gr, sắc với nước, uống ngày 1 tễ, liên tục trong 10 ngày (Quảng Tây Trung thảo dược).

* Chữa mụn nhọt: Chi tử 12gr, Bồ công anh 15gr, Kim ngân hoa 8gr, sắc với nước, uống mỗi ngày 1 tễ, liên tục trong 7 ngày (Dưỡng hoa trị bệnh).

attachment.php
* Mắt đỏ đau: Lấy lá Dành dành giã nát đắp lên (kinh nghiệm dân gian - Những cây thuốc vị thuốc VN)

Lương y HUYÊN THẢO
 
Chi Tử












Xuất xứ:

Bản Kinh
Tên Hán Việt khác:

Sơn chi tử (TQdhđtđ), Mộc ban (Bản kinh), Việt đào (Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Chi tử, Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi tử, Hoàng chi tử, Hoàng hương ảnh tử (Hòa Hán Dược Khảo), Dành dành (Việt Nam).
Tên khoa học:

Gardenia jasminoides ellis (=gardenia florida linn).
Họ khoa học:

Họ Cà Phê (Rubiaceae).
Mô tả:

Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
Địa lý:

Mọc hoang và được trồng khắp nước có nơi dùng làm cây cảnh hoặc trồng để nhuộm.
Phần dùng làm thuốc:

Dùng quả phơi khô [gọi là Chi tử] (Fructus Gareniae).
Thu hái:

Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.
Mô tả dược liệu:

Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:

+ Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo một đêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu thì dùng cả vỏ xác, trị hạ tiêu thì bỏ vỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết thì sao đen dùng (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy thì lúc đầu lửa to về sau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ quả không bị trầy sát, cũng đề phòng tình trạng ngoài khô trong ướt, dễ thối mốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Quả chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi khô vỏ, lại sấy khô cho giòn. Khi dùng muốn dùng sống, sao hoặc đốt cháy tùy từng trường hợp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thành phần hóa học:

+ Gardenoside, Geniposide, Genipin-1-Gentiobioside, Shanzhiside, Gardoside, Scandoside methyl Esther, Deacetylaspelurosidic acid, Methyl Deacetylaspelurosidate, 10-Acetylgeniposide (Lida J và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (8): 2057).
+ 6”-p-Coumaroyl Genipin Gentiobioside (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).
+ Chlorogenic acid, 3, 4-di-O-Caffeoylquinic acid, 3-O-Caffeoyl-4-O-Sinapoyl Quinic acid, 3,5-di-O-Caffeoyl-4-O-(3-Hydroxy-3-Methyl) Glutaroyl Quinic acid (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).
+ Crocetin (Tần Vĩnh Kỳ, Dược Học Học Báo 1964, 11 (5): 342).
Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng giải nhiệt: Nước sắc chi tử có tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt, tác dụng giống như vị Hoàng liên, Hoàng cầm nhưng yếu hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lợi mật: Chi tử làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật thấy Chi tử có tác dụng ức chế không cho Bilirubin trong máu tăng. Dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tac dụng cầm máu (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Chi tử có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng an thần: Nước sắc chi tử có tác dụng trị mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh. Thực nghiệm cũng chứng minh nước sắc kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ huyết áp: Trên súc vật thực nghiệm chứng minh rằng nước sắc Chi tử có tác dụng hạ áp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trên động vật thực nghiệm, thấy nước sắc chi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:

+ Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị đắng, tính lạnh, không độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:

+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:

+ Trị bứt rứt, buồn phiền, khó chịu, bồn chồn trong ngực, mất ngủ, những chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông (Trân Châu Nang).
+ Thanh nhiệt ở thượng tiêu (Tâm, Phế), thanh uất nhiệt ở phần huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết (sao đen), thanh nhiệt ở tam tiêu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:

+ Trị nóng nẩy, bồn chồn do nhiệt chứng, vàng da do thấp nhiệt, mắt đỏ, họng đau, chảy máu cam, lở miệng, nước tiểu đỏ. Đắp ngoài trị sưng ứ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: Dùng từ 8 – 20g.
Kiêng kỵ:

+ Trị tâm phiền, bứt rứt, cơ thể nóng, mắt đỏ, thổ huyết, chảy máu cam (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ hư, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn mà không có thấp nhiệt, uất hỏa: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt (dùng chữa sốt), sao vàng có tác dụng tả hỏa (nóng nảy trong người), sao đen có tác dụng cầm máu.
Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị sau khi bị thương hàn có mồ hôi ra, mửa, ngủ không được, bứt rứt không yên: Chi tử 14 trái, Hương xị 4 chén, sắc uống (Chi Tử Xị Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị chảy máu cam: Sơn chi tử, sao cháy đen, thổi vào mũi nhiều lần có hiệu quả (Lê Cư Sỉ Giản Dị phương).
+ Trị tiểu tiện không thông: Chi tử 14 quả, Tỏi (loại 1 tép) 1 củ, 1 chút muối, gĩa nát, dán vào chỗ rốn và bọng đái một chốc sẽ thông ngay (Phổ Tế phương).
+ Trị tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu: Sơn chi sống tán bột, Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống với nước Hành (Kinh Nghiệm Lương phương).
+ Trị đại tiện ra máu tươi: Chi tử nhân, sao cháy đen, uống 1 muỗng với nước (Thực Liệu phương).
+ Trị tiêu ra máu do độc rượu: Sơn chi gìa, sấy khô, tán bột, uống với nước ở giữa lòng sông (Thánh Huệ phương).
+ Trị tiêu ra máu do nhiệt độc: Chi tử 14 trái, bỏ vỏ, gĩa nát, tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần, có thể uống với nước (Trửu Hậu phương).
+ Trị kiết lỵ lúc sinh: Chi tử tán bột, uống với rượu nóng, lúc đói, mỗi lần một muỗng canh, bệnh nặng uống không quá 7 lần (Thắng Kim phương).
+ Trị phụ nữ bị phù do thấp nhiệt khi có thai: Sơn chi tử 1 chén, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8 – 12g với nước cơm hoặc làm viên uống (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị phù thủng do nhiệt: Sơn chi tử nhân, sao, nghiền. Mỗi lần uống 12g với nước cơm. Nếu nhiệt ở thượng tiêu thì dùng luôn cả xác (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị hoắc loạn chuyển gân, chuột rút, bụng ngực căng đầy, chưa nôn vàtiêu được: Chi tử 27 trái, tán bột, uống với rượu nóng (Trửu Hậu phương).
+ Trị trong bụng đau xóc do lạnh và nóng xung đột nhau, ăn uống không được: Sơn chi tử, Xuyên ô đầu, 2 vị bằng nhau, tán bột, hồ với rượu làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 15 viên với nước Gừng sống. Nếu đau ở bụng dưới thì uống với nước Hồi hương (Bác Tễ phương).
+ Trị đau nóng ở vùng dạ dày: Sơn chi tử lớn 7 - 9 trái, sao đen, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống với nước Gừng sống. Nếu không bớt thì dùng với 4g Huyền minh phấn thì ngưng ngay (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị bệnh về khí của Ngũ tạng, bổ âm huyết: Chi tử sao đen, tán bột, sắc với Gừng sống uống (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị bệnh thi chú, đau xóc lên tim ngực liên tục: Chi tử 21 trái, đốt, tán bột, uống với nước (Trửu Hậu phương).
+ Trị sốt cao sau khi ăn hoặc sau khi giao hợp đau muốn chết: Chi tử 30 trái, nước 3 thăng. Sắc còn 1 thăng, uống cho ra mồ hôi (Mai Sư phương).
+ Trị trẻ nhỏ bứ rứt, nổi cuồng, tích nhiệt ở dưới, mình nóng phát cuồng, hôn mê, không ăn: Chi tử 7 trái, Đậu xị 20g. Sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống vào công hiệu ngay, có thể mửa (Tập Hiệu phương).
+ Trị bàn trường điếu khí: Đào nhân 20g, 1 chút Thảo ô đầu, tất cả sao qua rồi bỏ Ô đầu đi, thêm Bạch chỉ 4g. Tán bột, mỗi lần uống 2g với rượu Hồi hương và Hành trắng (Phổ Tế phương).
+ Trị mắt đỏ kèm táo bón: Sơn chi tử 7 trái, dùi lỗ, nướng chín, sắc với 1 thăng nước còn nửa thăng, bỏ bã, đồng thời cho vào 12g bột Đại hoàng, uống nóng (Phổ Tế phương).
+ Trị ăn vào mửa ra ngay: Chi tử 20 trái, sao qua, bỏ vỏ, sắc uống (Quái Chứng Kỳ phương).
+ Trị đầu đau do phong đàm không chịu nổi: Chi tử (bột), trộn mật, ngậm trên lưỡi, hễ nôn ra là bớt (Binh Bộ Thủ Tập phương).
+ Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử: Chi tử sao, tán bột, cùng với sáp vàng làm viên bằng viên đạn lớn. Mỗi lần dùng 1 viên, nhai nhỏ với nước trà, ngày 2 lần. Kiêng rượu, thức ăn chiên, xào (Bản Sự phương).
+ Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử: Sơn chi, Tang bạch bì, Hoàng cầm, Cam thảo, Cát cánh, Ngũ vị tử, Can cát, các vị bằng nhau, sắc uống (Bản Sự phương).
+ Trị đơn độc do hỏa nhiệt: Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn nước tẩm vào (Mai Sư phương).
+ Trị phỏng chưa phát ra: Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn với dầu mè, đắp, băng lại (Thiên Kim phương).
+ Trị lở ngứa trong mí mắt: Chi tử, đốt, tán bột, xức vào (Bảo Ấu Đại Toàn phương).
+ Trị sưng đau do gãy xương: Chi tử gĩa nát, trộn với Bạch miến, đắp vào (Tập Giản phương).
+ Trị chó dại cắn: Chi tử bì (đốt, tán bột), Thạch lưu hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột xức vào (Mai Sư phương).
+ Trị phỏng do nhiệt: Chi tử, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, phết lên chỗ đau (Cấp Cứu phương).
+ Trị thương hàn thấp nhiệt sinh ra vàng úa, bụng lớn dần: Chi tử 14 trái, Nhân trần 240g, Đại hoàng 120g, 1 đấu nước. Trước hết sắc Nhân trần giảm 6 phần rồi bỏ cả 2 vị vào sắc còn 3 thăng, chia làm 3 lần. Khi nào tiêu thông như nước Bồ kết (có khi đỏ), uống một đêm thì giảm, màu vàng khè trên da tự nhiên theo nước tiểu mà ra hết (Nhân Trần Đại Hoàng Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị vàng da, mình nóng: Sơn chi, Cam thảo, Hoàng bá sắc uống (Chi Tử Hoàng Bá Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị sau khi bị thương hàn sinh đầy bụng, bứt rứt, nằm ngồi không yên, mửa ra thì đỡ: Sơn chi, Hậu phác, Chỉ thực, sắc uống (Chi Tử Hậu Phác Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tả hỏa ở tiểu trường: dùng Sơn chi, Xích phục linh, Mộc thông, Hoạt thạch, Trạch tả các vị bằng nhau. Tả hỏa hữu dư của Tâm kinh, dùng Sơn chi, Liên kiều, Mạch môn đông, Trúc diệp, Đăng tâm thảo, Cam thảo (sống). Hoàng liên các vị bằng nhau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị vàng da vì dùng nhiều rượu sinh nóng người: Sơn chi, Nhân trần cao, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Tần giao, Hoàng liên thảo, Mục túc, các vị bằng nhau, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị chảy máu cam, mửa ra máu do huyết nhiệt, lỵ ra máu, huyết ra lai rai: Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g, sắc uống (Lương Huyết Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bàng quang viêm cấp tính, tiểu ra máu: Chi nhân 16g, Mao căn 20g, Đông quỳ tử 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Chi Tử Nhân Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm gan vàng da cấp tính do thấp nhiệt, nóng nảy trong ngực, tiểu vàng, tiểu đỏ, vàng toàn thân: Chi tử 16g, Hoàng bá 12g, Cam thảo 4g, sắc uống (Chi Tử Bá Bì Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:

+ Chi tử nhẹ thoảng có hình phổi màu đỏ là tượng của hỏa nên tả được hỏa trong Phế, dùng nó có 4 tác dụng: Thứ nhất là nhiệt bám vào Tâm kinh, hai là trừ được bứt rứt, ba là khử hư nhiệt ở thượng tiêu, bốn là trị phong (Trân Châu Nang).
+ Chi tử tả hỏa của tam tiêu và uất hỏa trong bỉ khối, thanh huyết trong vị quản, tính nó chạy quanh co khuất khúc, xuống dưới có thể giáng hỏa theo đường tiểu ra ngoài. Người đau tim hơi lâu không nên uống ấm, uất hỏa ngược lên sườn, vì vậy các phương thuốc có dùng Chi tử làm thuốc dẫn nhiệt thì tà dễ phục núp và bệnh dễ lui (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Sơn chi giải được độc của Ngọc chi hoa [Dương trịch trục] (Bản Thảo Tập Chú).
+ Sơn chi tử giải được phong nhiệt độc, giải được nhiệt độc lúc thời dịch, 5 chứng vàng da, ngũ lâm, thông tiểu, tiêu khát, sáng mắt, trúng độc, sát trùng độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Chi tử bẩm thụ được cái khí đắng mà rất lạnh, đắng lạnh thì tổn vị thương huyết. Hễ Tỳ Vị suy nhược thì cấm dùng. Huyết hư phát sốt cấm dùng. Tính nó có thể tả được hỏa hữu dư, Tâm Phế không có tà nhiệt kết ở tiểu trường thì không nên dùng. Lở loét vì khí huyết hư không thể thu liễm, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Màu vàng của Chi tử còn được dân gian dùng làm màu nhuộm trong lúc nấu hoặc chế biến thức ăn, vì không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phân biệt:

(1) Cây Dành dành bắc (Gardenia tonkinensis Pitard): cây cao nhỡ 1-4m, rất nhẵn. Cành non dẹt, màu nâu đậm, sau màu xám, nhạt, tròn. Lá hình trái xoan nhọn đầu và gốc, màu nâu đỏ và hơi bóng ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới cuống ngắn, lá kèm hình bầu dục, nhọn đầu, mặt trong có lông tơ trắng. Hoa nở tháng 5-6 quả chín từ tháng 8-11. Cây mọc phổ biến, thường trồng làm cảnh vì có hoa lớn, dẹp. Quả có thể dùng để nhuộm.
(2) Cần phân biệt với cây Dành dành láng (G. philastrei Pit) có ở Phước Tuy, Nha Trang. Dành dành Ăng co (G, angkorensis Pitard), có ở Nha Trang, Hòn Tre. Dành dành Thái (G. sotepensis Hutc in Craib) có ở Đà Lạt. Dành dành GODFROY (G. godlefroyana O, Ktze).
(3) Ở Trung Quốc có cây Thủy chi tử (Gardenia radicans Thumb) là cây bụi thấp xanh quanh năm, thân có nhiều cành, mọc nghiêng như Chi tử, chỉ khác là hoa xếp chồng, thông thường thì không kết quả hay kết quả rất ít, hoa quả nhỏ hơn Chi tử. Lá hình nhọn, lộn ngược hay hình trứng đảo ngược, có 2 loại lá to và lá nhỏ. Thường trồng ở công viên làm cảnh, quả không làm thuốc.
(4) Cần phân biệt với quả Giun hay Sử quân tử (xem) là quả khô của cây Sử quân (Quisqualis indica L.) họ Combretaceae là vị thuốc dùng để tẩy giun có hình giáng hao hao giống quả Chi tử (loại nguyên).
(5) Ngoài loài Chi tử nói trên, ở miền núi có một loài mọc hoang gọi là Sơn chi tử, dáng cây nhỏ hơn, người ta cũng dùng làm thuốc.
Tên gọi: Chi có nghĩa là chén đựng rượu, tử là hạt quả. Vì quả như cái chén uống rượu nên gọi là Chi tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
 
Long não

LONG NÃO



Xuất xứ:

Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu.
Tên khác:

Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:

Cinnamomum camphora N. et E.
Họ khoa học:

Họ Long Não (Lauraceae).
Mô Tả:

Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.
Địa lý:

Trồng khắp nơi.
Thu hái, Sơ chế:

Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dược Liệu Việt Nam).
Bộ phận dùng:

Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi được nén thành khối vuông hoặc tròn.
Bào chế:

+Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặc khối Long não.
+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nước sẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:

Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.
Thành phần hóa học:

+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).
+ Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:

+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.
+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.
+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.
+Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nước tiểu (Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học).
Tính vị:

+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học).
+Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:

+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục).
+Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học).
+Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:

+Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng. Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cước khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:

+Có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặc rượu. Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.
Đơn thuốc kinh nghiệm:

+Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột, uống 0,01g với nước trà (Chương Não Tán - Trương Sơn Lôi phương).
+Trị lở loét do nằm lâu: Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nước sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét: Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị răng sâu đau: Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa: Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị giun kim: Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trước khi đi ngủ, lấy 100ml nước sôi, hòa thuốc, đợi nước ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
+Trị đau khớp do bong gân: dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo:

“”Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt: dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
“Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó có thể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
“Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thì như là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang).
“Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thông được chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu).
“Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khó tan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơn Chương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:

“Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera) mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top