Câu hỏi về vi sinh vật

Phạm Duy Quang

Senior Member
Chào mọi người.tôi có một câu hỏi khá hay về quá trình bảo quản giống vi sinh vật:Tại sao trong quá trình bảo quản giống vi sinh vật khi làm lạnh thì phải làm lạnh từ từ nhưng khi làm tan băng thì phải làm tan nhanh?
 
Câu này chả có gì hay cả.Mà cậu nói câu này hay,tôi thấy hơi ngạc nhiên hay chỗ nào.Tôi xin nhắc lại ?câu này chán òm,ông thày dạy phổ thông trường tôi năm nào cũng đem ra hù HS lớp 10 chân ướt chân ráo vào trường.
Nó hay chỗ nào mời bạn chỉ ra.
 
Câu này, em không biết hay hay không nhưng tạm thời thấy vô lý cho nên có một vài lời thôi:
thứ nhất: trong quá trình bảo quản giống vi sinh vật sử dụng các kĩ thuật như đông khô hay các kĩ thuật làm lạnh khác thì khi làm lạnh điều đầu tiên phải chú ý đó là quá trình lạnh đông phải diễn lra nhanh và ở nhiệt độ thấp mới đúng chứ ạ, em nghĩ như vậy vì các lý do sau: ?làm đông nhanh thì các tinh thể nứoc đá tạo thành sẽ càng nhiều, kích thước của chúng nhỏ, đồng đều cao do đó nó ít ảnh hưởng đến tế bào nhiều nhất. Còn nếu làm lạnh chậm thì các tinh thể không những tạo thành không đồng đều mà còn có ít khả năng phá hủy tế bào cao hơn.
Thứ hai: khi rã đông thì phải tiến hành rã đông từ từ, chứ không phải khi rã đông thì cần phải rã đông nhanh như câu hỏi của bạn. em chưa được làm các kĩ thuật này nhưng cứ theo em thâyys người ta làm với mặt hàng thủy sản đông lạnh thì thấy, người ta bỏ vào chậu nước cho nó tan từ từ chứ đâu cho vào nước sôi đâu.
? ?Theo em nghĩ thì đây là vấn đề mà bạn Quang đang thắc mắc chứ thực ra để nói một câu hỏi này hay hay không thì em cũng bó tay.
 
Mình cũng nghĩ như bạn Dương vậy đó, phải làm lạnh một cách nhanh chóng nhưng khác ở chỗ là làm lạnh nhanh để nước không kết tinh phá hủy tế bào.Còn nước ở dạng nào thì mình không nhớ,nhưng đó là mình nhớ vậy thôi chứ không hoàn toàn chắc chắn.Còn trong phòng thí nghiệm thì người ta cho glycerol vào rồi mới làm lạnh.
 
Rốt cuộc cậu muốn hỏi để mọi người trả lời hay muốn khoe tài lựa chọn câu hỏi của cậu ?Câu trả lời tui biết nhưng tui muốn hỏi câu này hay chỗ nào thôi.
Mở topic đã đời rồi bỏ đi đâu.Dạo này diễn đàn có cái màn hỏi cho có hỏi nhỉ ?
 
À mình thấy câu hỏi này hay là vì mình đã tìm khá nhiều sách về câu hỏi này nhưng chỉ có một số ít sách  là có ghi.Thực ra câu này mình cũng đã tìm được câu trả lời từ sách "Vi sinh vật " nhưng chỉ tìm  được câu trả lời của vế đầu còn vế sau thì chưa có.Còn nữa câu hỏi của mình là chính xác lấy từ sách phân ban lớp 10 phần Vi sinh.Mong các bạn tham khảo rồi cho câu trả lời .CÒn việc mình mở topic rồi bỏ đi đâu thực ra do phải học trong trường nên không có thời gian lên mạng liên tục, mong các bạn thông cảm
 
Hiển có vẻ quá đà rồi đấy!

Tôi và nhiều người nữa hoan nghênh câu hỏi của bạn Quang. Những điều mà mọi người đang thảo luận xung quanh câu hỏi này có nhiều điều mà tôi chưa biết, chưa nghĩ tới. Câu hỏi này có ích và thú vị đối với tôi.
 
Thứ hai: khi rã đông thì phải tiến hành rã đông từ từ, chứ không phải khi rã đông thì cần phải rã đông nhanh như câu hỏi của bạn. em chưa được làm các kĩ thuật này nhưng cứ theo em thâyys người ta làm với mặt hàng thủy sản đông lạnh thì thấy, người ta bỏ vào chậu nước cho nó tan từ từ chứ đâu cho vào nước sôi đâu.

Nghe nói có người bắt được vài con côn trùng bị vùi trong băng ném nó lên mỏm đá dưới ánh nắng mặt trời, một lúc sau thấy nọ ngọ nguậy và bò một chút, rồi nghẻo -> thế là thế nào? Nó bị chết do chết đói hay tại nó bị chết do tinh thể nước tan nhanh quá.

Lâu lâu rồi xem trên ti vi (kênh discovery) thấy có loài dế nào đó có khả năng sống khi cơ thể hoàn toàn bị đóng băng sau một mùa đông dài. (nhiệt độ lạnh của thời tiết chứ ko phải do bị vùi đột ngột ở trong nước rất lạnh nhé) -> liệu nó có cấu tạo gì đặc biệt để có thể chịu đựng được điều kiện đó ? Và người ta có thể bắt chước tính chất đặc biệt trong cấu tạo của tế bào của nó ko nhỉ?

Còn một hiện tượng nữa là khi quẳng mấy con cá đông lạnh ra nhiệt độ thường thì thấy có rất nhiều nước chảy ra (dịch tế bào là chính) -> tan từ từ làm phá vỡ cấu trúc của tế bào -> sinh vật khó sống hơn. Hơi khó hiểu?
 
To Quang :Em ?có câu trả lời cho vế đầu rồi hả,vậy là trong sách nói là làm lạnh phải làm lạnh từ từ hả ? Em có thể cho anh xem phần đó được không vậy ? Tại anh thấy nó kì kì làm sao đó,anh nghĩ là khi làm lạnh phải làm lạnh nhanh khi trong tế bào là nước,cón làm lạnh từ từ khi trong tế bào người ta đã nuôi cấy trên môi trường glycerol.Mong mọi người chỉ bảo thêm<em cũng không rành lắm về phần này>
 
Ừ,lạ quá hen.Quả thật là khác với nguyên tắc bảo quản cơ thế(vì vi sinh vật thì nhỏ hơn nhiều mà).Bình thường khi làm lạnh nhanh thì sẽ ít có hiện tượng bọt khí trong băng(vì làm lạnh nhanh hay chậm kiểu gì cũng phải có băng) tức là ít tạo những vết sắc vì sẽ đóng băng ngay bề mặt có thể làm hỏng thành tế bào và tôi nghĩ khi rã đông làm ấm từ từ chắc cũng vì lí do đó.Phải ko Quang,Hiển ?
 
to anh Phong :anh có thể tìm câu trả lời cho vế đầu của câu hỏi này trong phần "Bảo quản giống vi sinh" hoặc trong phần "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của VSV " trong sách "Vi sinh vật "có bán trong nhà sách Nguyễn Văn Cừ/Cửa hàng giới thiệu sách bên cạnh trường Thực nghiệm Sư phạm .Hình như vấn đề này cũng có trong "Cơ sở vi sinh" của Nguyễn Thành Đạt
 
to Trần Đức Minh và Phạm Ngọc Dương: các bạn đang bị lầm đó.Câu hỏi mình đã nhấn mạnh về VSV mà các bạn lại trả lời bằng ĐV đa bào .Mong các bạn nghiên cứu lại và cho mình biết câu trả lời tốt nhất của các bạn
 
Bảo quản vi sinh vật nhằm bảo quản khả năng sống và các đặc tính di truyền.Các phương pháp bảo quản khác nhau đều nhằm làm giảm trao đổi chất đến tối thiểu chủ yếu bằng giảm nhiệt độ và độ ẩm.
?Anh Dương nói làm lạnh nhanh cũng đúng mà nói làm lạnh dần dần cũng không sai,để đạt được mục đích đâu nhất thiết chỉ độc đạo một con đường,một phương pháp,có một thì chắc chắn có hai.
?Nhiệt độ thấp làm bất hoạt quá trình vận chuyển chất tan qua màng tế bào do làm thay đổi cấu hình không gian của permeaza định vị trên màng tế bào,hoặc ảnh hưởng đến việc hình thành và tiêu thụ ATP cần cho quá trình vận chuyển chủ động chất dinh dưỡng.Nhiệt độ thấp được coi là yếu tố ức khuẩn nếu làm lạnh nhanh.Trong trường hợp làm lạnh dần dần xuống dưới điểm băng ,các tinh thể băng được tạo thành nên cấu trúc tế bào bị tổn hại nhưng bởi kích thước nhỏ nên tế bào không bị phá hủy.Nếu làm lạnh trong chân không các tinh thể băng sẽ thăng hoa.Đó là phương pháp đông khô để bảo quản vi sinh vật.
?Bình thường ?ở nhiệt độ 30 - 37 ?độ celciut các quá trình tổng hợp cao phân tử ADN,ARN,protein diễn ra song song và cân bằng nhau.Nhiệt độ thấp làm ngừng tổng hợp ARN và protein nên phân bào và sinh trưởng cũng bị ngừng.Vào lúc cuối gây choáng lạnh tất cả vi sinh vật điển hình như vi khuẩn đều chứa một NST đã nhân đôi,bất kể tế bào ở giai đoạn nào của quá trình nhân đôi NST khi hạ nhiệt độ.Việc phục hồi nhiệt độ dẫn đến việc hoạt động đồng thời của các quá trình tiếp theo sự nhân đôi : phân li NST và hình thành vách ngăn ngang.

Tài liệu tham khảo:

Vi sinh vật học-Nguyễn Lân Dũng và các tác giả khác-NXBGD.
 
Mình có đọc trong sách vi sinh vật rồi nhưng không thấy.Bạn Hiển có thể chỉ raỉơ phần nào không và mình muốn nhấn mạnh rằng tại sao khi giải đông cần phải làm nhanh còn vế đầu mình đã tìm được câu trả lời tạm ổn rồi
 
Các loài có khả năng chịu đóng băng như cá bơn, một số lưỡng cư... (như Minh nói) không phải sống dậy từ trong băng mà là nó có khả năng duy trì cơ thể không đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn 0 độ C nhờ các AFP (Antifreeze Binding Protein). Các protein này làm bất hoạt các nhân kết tinh, giống như bạn không thể làm đóng băng một chai nước tinh khiết vậy.

Rõ ràng tôi thấy trên ti vi con dế đó bị đóng thành cục băng trong suốt (con dế nằm ở trong) và quay cả quá trình tan chảy của băng và sau đó đến mùa xuân nó thức dậy nhảy bình thường mà :D.

Đừng hiểu nhầm là nó vẫn hoạt động trong nhiệt độ thấp hơn 0 độ C.
 
Anh Hoàng nói đúng đấy,một hướng nghiên tạo cá chuyển gen là nhắm tới khả năng chống lạnh nhờ AFP của cá vùng cực.
Xem bài tổng quan về cá chuyển gen : tạp chí công nghệ sinh học,quí 1-2005,Nguyễn Văn Cường-Thẩm Thị Thu Nga
 
Em thì không đồng ý với ý kiến của anh Hoàng.Theo em khi làm lạnh nhanh như anh Hoàng nói thì nước tự do còn nhiều thì khi bị đóng băng sẽ tăng thể tích và làm vỡ tế bào
 
theo tớ:
-làm lạnh từ từ để vk kịp thích nghi với môi trường thay đổi,có thời gian để hình thành bào tử.Làm lanh nhanh sẽ gây xốc nhiệt ,biến tính pr,thể tích tế bào tăng nhanh gây vỡ tế bào
-làm tan băng nhanh để đỡ tốn thời gian,thu được sinh khối nhanh.
*vì bài này nằm trong phần nội bào tử nên tớ nghĩ nên giải thích như thế
hiiiiiiiiiiiii'
Nhưng tớ thắc mắc trong trường hợp vk ko có khả năng hình thành bào tử thì sẽ giải thích như thế nào nhỉ??????????????i
 
Phạm Duy Quang said:
Chào mọi người.tôi có một câu hỏi khá hay về quá trình bảo quản giống vi sinh vật:Tại sao trong quá trình bảo quản giống vi sinh vật khi làm lạnh thì phải làm lạnh từ từ nhưng khi làm tan băng thì phải làm tan nhanh?

Hôm nay rãnh rỗi mới ngó câu hỏi này.

Vế đầu thì đúng rồi: làm lạnh từ từ.

Vế sau: rã đông cũng nhanh. Có lộn kô? ?Tui sợ mình nhớ lộn, chạy ta bà tứ xứ coi thử kiến thức thế giới về vấn đề này thế nào, đâu thấy ai khẳng định chuyện này đâu, toàn thấy người ta xúi biểu là phải rã đông chậm chạp đấy chứ. Chắc câu hỏi hay là nằm chỗ này. Mong cao nhân chỉ giáo.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top