An toàn sinh học

Lê Minh Thông

Junior Member
Sao diễn đàn chưa có chủ đề này nhỉ?
Đây cũng là một môn trong chương trình đào tạo Sinh học, Công nghệ sinh học mà
 
Chắc không ai quan tâm ? ?Nếu e thấy vấn đề này cần thiết thì em post bài trước đi, anh em sẽ cùng tham gia thảo luận chuyên sâu ! ok ??
 
CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ AN TOÀN SINH HỌC

MỤC LỤC

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

1. GIỚI THIỆU CHUNG

2. CÁC CSDL về CNSH VÀ ATSH

2.1 CSDL từ các tổ chức quốc tế
2.2 CSDL quốc gia
2.3 Các CSDL khác

3. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

AGBIOS ? ? ? ? ? Agriculture & Biotechnology Strategies
APHIS ? ? ? ? ? ? ?Animal and Plant Health Inspection Service
ATSH ? ? ? ? ? ? ? An toàn sinh học
BCH ? ? ? ? ? ? ? ? Biosafety Clearing-House
BINAS ? ? ? ? ? ? ?Biosafety Information Network and Advisory Service
BIOCAT ? ? ? ? ? International Institute of Biological Control
CBD ? ? ? ? ? ? ? ? Convention on Biological Diversity
CFIA ? ? ? ? ? ? ? Canadian Food Inspection Agency
CIPO ? ? ? ? ? ? ? Canadian Intellectual Property Office
CNSH ? ? ? ? ? ? ? Công nghệ sinh học
CSDL ? ? ? ? ? ? ? Cơ sở dữ liệu
DDBJ ? ? ? ? ? ? ? DNA Data Bank of Japan
DPD ? ? ? ? ? ? ? ? DNA Patent Database
EPA ? ? ? ? ? ? ? ? Environmental Protection Agency
FAO ? ? ? ? ? ? ? ? Agriculture Organization of the United Nations
FDA ? ? ? ? ? ? ? ? Food and Drug Administration
GMO ? ? ? ? ? ? ? Sinh vật biến đổi di truyền
ICCP ? ? ? ? ? ? ? Intergovernmental Committee for the Cartagena Protocol
ICGEB ? ? ? ? ? ? International Center for Genetic Engineering and Biotechnology
IRRO ? ? ? ? ? ? ?Information Resource for the Release of Organisms into the Environment
ISB ? ? ? ? ? ? ? ? Information System for Biotechnology
JRC ? ? ? ? ? ? ? ?Joint Research Centre
MSDN ? ? ? ? ? ? Microbial Strain Data Network
NCBI ? ? ? ? ? ? ?National Center for Biotechnology Information
OECD ? ? ? ? ? ?Organisation for Economic Co-operation and Development
PCT ? ? ? ? ? ? ? Patent Cooperation Treaty
UNEP ? ? ? ? ? ?United Nation Environmental Programme
UNIDO ? ? ? ? ?United Nations Industrial Development Organization
USDA ? ? ? ? ? ?USA Department of Agriculture
WIPO ? ? ? ? ? ?World Intellectual Property Organization


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. GIỚI THIỆU CHUNG

GMO phát triển dẫn tới nhu cầu thông tin ngày càng tăng trên nhiều khía cạnh khác nhau của các sẩn phẩm CNSH này, đặc biệt là hiểm họa môi trường của GMO và các rủi ro khi sử dụng GMO làm thực phẩm hoặc thức ăn gia súc. Kết quả là xuất hiện ngày càng nhiều trang web cung cấp thông tin về GMO. Có thể thấy rõ điều này bằng các công cụ tìm kiếm với từ khóa “GMO”. Kết quả tìm kiếm trên Google với từ khóa GMO là 8.150.000. Đây là nguồn tham khảo rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ hay các doanh nghiệp, hộ kinh doanh…. Có thể nói không đâu có thể cung cấp thông tin về GMO cũng như các vấn đề liên quan đầy đủ như các trang web trên internet.

Tuy nhiên, có rất nhiều loại thông tin liên quan đến vấn đề GMO như: thông tin khoa học, công nghệ, môi trường, tác động về kinh tế xã hội và sức khỏe, các vấn đề luật pháp, hiệp định…. Những cá thể hoặc tổ chức sáng lập và điều hành các trang web cung cấp thông tin này cũng rất khác nhau, từ các chuyên gia đến nghiệp dư, cá nhân quan tâm đến vấn đề GMO cho đến các tổ chức quốc gia, quốc tế…. Còn rối loạn hơn nếu đề cập đến các tham số khác như chất lượng, khả năng thu nhận thông tin và tính xác thực. Đặc biệt, việc chuẩn hóa thông tin trong các CSDL là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến độ tin cậy và tác động của dữ liệu thu được, và do đó là sự hữu ích của chính CSDL. Hơn nữa, nguồn cung cấp thông tin về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, thương mại hóa và an toàn của các sản phẩm CNSH, đặc biệt là GMO cũng khác nhau. Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro cần một dải rộng các thông tin khác nhau, không chỉ dữ liệu ATSH đặc trưng mà còn nền tảng CNSH. Vì vậy, với mục tiêu tăng cường khả năng khai thác cũng như tính xác thực của thông tin phục vụ cho các mục đích khoa học, tôi xác định, chọn và đề cập ở đây thông tin chứa trong một số CSDL hữu ích.

Trong bài viết này, nhằm bảo toàn độ nguyên vẹn tôi để nguyên tên các tổ chức, cơ quan ngoại quốc.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. CÁC CSDL về CNSH VÀ ATSH

Có thể tìm được hầu hết thông tin về CNSH và ATSH của GMO trên Internet. Tham khảo thích đáng nhất về số trang web là tại trang web Information System for Biotechnology (ISB), www.nbiap.vt.edu/othersites/indexlinksdblevel1.cfm [1]. Trang này chứa đường dẫn tới các trang web gắn liền với CNSH nông nghiệp và CNSH môi trường. Một số trong đó là các CSDL, với hệ thống tìm kiếm cho phép thu thập thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.

Rất nhiều thông tin chứa trong các CSDL về vấn đề ATSH liên quan đến sản phẩm CNSH mới như GMO. Nó cung cấp chi tiết về các yếu tố di truyền (dữ liệu khoa học dựa trên trình tự protein, DNA, bản đồ di truyền…), dữ liệu chung về môi trường, thông tin về an toàn thực phẩm và khả năng gây dị ứng, hiểu biết di truyền và sinh học về
các cánh đồng bị biến đổi gene. Đặc biệt chiếm ưu thế là nguồn thông tin về các quy định ATSH.

Các chuyên gia CNSH công nghiệp và thuộc những trường đại học có thể thu được nhiều lợi ích từ các trang web quốc gia, tổ chức quốc tế, và viện nghiên cứu khác nhau. Một số trang web hữu ích đã được mô tả và đánh giá gần đây về thông tin mà nó cung cấp [2].

GMO là thực vật hoặc động vật mà bộ gene của chúng bị biến đổi, loại bỏ hoặc đưa vào các phần đặc biệt bằng kỹ thuật tái tổ hợp [3]. Quá trình này cần một số yếu tố di truyền như gene chuyển, gene chỉ thị, promoter và terminator. Việc đánh giá sự có mặt của DNA từ GMO trở nên rất quan trọng. Phát hiện DNA đích bằng PCR là phương pháp thường được sử dụng [4] để xác định GMO. Để thực hiện điều này cần thông tin trình tự của các yếu tố di truyền thương ứng. Một số CSDL cung cấp thông tin loại này tập hợp 16 chỉ thị chọn lọc, các gene báo cáo (reporter genes), promoter và terminator thường dùng nhất trong chuyển gene thực vật cùng với tình tự nucleotide, polypeptide đươc mã hóa, đặc trưng trình tự và bản đồ giới hạn của chúng. Dữ liệu khác bao gồm chiều dài, các start và stop codon, các vị trí đa nối, vị trí glycosyl hóa giả định, kích thước polypeptide được mã hóa và điểm đẳng điện.

CSDL Gene Files, mới phát triển gần đây thuộc Biosafety Files (Bảng. 1), có địa chỉ http://www.biosafety.nl/ [5] và được mô tả bởi Louwaars và cộng sự (2002) [6]. Mục đích của Biosafety files là góp phần đánh giá rủi ro, hiện gồm ba CSDL liên kết với nhau, mỗi CSDL chứa một loại thông tin thiết yếu của các tổ chức có thẩm quyền để phê chuẩn việc đưa GMO vào môi trường và/hoặc chuỗi thức ăn: Gene Files, Botanical Files và Food Files.

Gene Files là CSDL thông tin di truyền về trình tự gene, promoter và chỉ thị chọn lọc. Food Files chứa thông tin về các khía cạnh an toàn thực phẩm của cánh đồng biến đổi di truyền, bao gồm phân tích thành phần, kiểm định trên động vật, đánh giá khả năng dị ứng của protein mới và tính ổn định của protein và DNA ngoại lai. Botanical Files cung cấp dữ liệu về khả năng giao phối của cánh đồng với các họ hàng hoang dại, cỏ dại và các biến thể khác của cùng một cánh đồng thực vật [5].

Tác động của việc đưa GMO ra thương mại hóa là một trong các vấn đề lo ngại chính của CNSH hiện đại. Năm 1991, vì không có nguồn thông tin toàn cầu vấn đề này,United Nation Environmental Programme (UNEP) đã mời Microbial Strain Data Network (MSDN) tổ chức một cuộc hội thảo bàn về sự cần thiết và các chi tiết kỹ thuật cho hệ thống thông tin toàn cầu về việc đưa ra môi trường của các sinh vật biến đổi di truyền hoặc mới hoặc không phải bản địa. Kết quả của hội thảo này là Information Resource for the Release of Organisms into the Environment (IRRO). IRRO hướng tới cung cấp một nguồn thông tin quốc tế miễn phí, phi lợi nhuận để giám sát việc đưa các sinh vật biến đổi di truyền và không biến đổi di truyền vào môi trường. Thông tin được liên kết với nhau bởi các cổng điện tử với những giao diện chung. Các CSDL riêng biệt như BioTrack từ Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), International Institute of Biological Control (BIOCAT), Code of Practice từ United Nations Industrial Development Organization (UNIDO), đều bắt nguồn từ hệ thống của IRRO. Kết quả là sự tập hợp độc nhất vô nhị của các CSDL bao hàm vi sinh, CNSH, đa dạng sinh học và lưu giữ thông tin về các phóng thích ra môi trường (http://irptc.unep.ch/) [7].

Một số cánh đồng biến đổi di truyền đã được đưa ra môi trường. Nhiều thảo luận trong quá khứ đề cập đến việc tạo ra CSDL đặc hiệu cho các cánh đồng này, bao gồm dự định phát triển CSDL toàn cầu về thực vật chuyển gene và các thử nghiệm trên cánh đồng. Kết quả là một số CSDL đã ra đời như được liệt kê trong trang web http://www.grs.nig.ac.jp/WGR/link/link_Rice_e.html [8], nó liệt kê hầu hết các trang quan trọng.

Việc đánh giá rủi ro khi đưa GMO ra môi trường thường cần một hệ thống trợ giúp quyết định. Trang web http://binas.unido.org/dtreeb/ [9] là một hệ thống trợ giúp ra quyết định trong đánh giá tính an toàn của các cánh đồng thực vật biến đổi di truyền. Hệ thống khác được phát triển bởi USA Department of Agriculture (USDA) có tên là Performance Standards (được quản lý bởi USDA Agricultural Biotechnology Research Advisory Committee) để đánh giá và kiểm soát rủi ro khi nghiên cứu về cá và động vật có vỏ biến đổi di truyền. Để có thể sử dụng Performance Standards dễ dàng, một công cụ trợ giúp ra quyết định dựa trên máy tính đã được phát triển (http://www.isb.vt.edu/perfstands/perfstands1.cfm) [10].


Một trong các rủi ro cần đánh giá là khả năng gây dị ứng của các protein từ GMO. Một công cụ quan trọng trong quá trình đánh giá rủi ro thực phẩm là CSDL trình tự mã hóa chất gây dị ứng được xây dựng sử dụng thông tin từ ba CSDL trình tự protein lớn (GenePept; Protein Identification Resource; SwissProt) để đánh giá khả năng gây dị ứng của các gene mã hóa protein được đưa vào thực phẩm chuyển gene. CSDL này chứa tất cả các trình tự mã hóa chất gây dị ứng trong và không trong thực phẩm và được cập nhật định kỳ khi phát hiện một trình tự mã hóa chất gây dị ứng mới hoặc khi các protein mới được xác định là gây dị ứng. Có thể truy cập CSDL này tại http://www.iit.edu/~sgendel/ [11].

2.1 CSDL từ các tổ chức quốc tế

Định nghĩa ATSH trong mối tương liên với việc đưa vào và phóng thích GMO bao gồm 3 mảng chính là sức khỏe con người, động vật; bảo tồn môi trường và an toàn thực phẩm [3]. Các rủi ro môi trường và sinh học đi liền với GMO được quản lý bởi chính phủ thông qua hành lang pháp lý và chính sách thường cần các tiêu chuẩn quốc tế đầy đủ và cập nhật nhằm hỗ trợ cho các hoạt động quốc gia thích hợp. Hành lang luật pháp và chính sách quốc tế về an toàn môi trường, nông nghiệp và thực phẩm làm phức tạp, bao gồm phân tích rủi ro, quản lý, đặt tiêu chuẩn, xây dựng và chỉnh sửa thông tin.

Hiện có hai CSDL được phát triển để lưu giữ các dữ liệu phóng thích GMO vào môi trường và/hoặc các cánh đồng thử nghiệm là IRRO và BioSearch. Một số CSDL quốc gia cũng thực hiện mục đích này, nhưng không liên kết với nhau. Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong tập hợp và/hoặc chuẩn hóa thông tin từ các quốc gia khác nhau. Harmonization of Regulatory Oversight in Biotechnology thành lập năm 1997-1999 theo chương trình làm việc của OECD. Mục đích của nó là thúc đẩy phối hợp quốc tế trong CNSH để đảm bảo đánh giá chính xác các khía cạnh an toàn, sức khỏe và môi trường. Biosafety Information Network and Advisory Service (BINAS) là một dịch vụ của UNIDO, giám sát sự phát triển luật lệ trên toàn cầu về công nghệ sinh học (http://binas.unido.org/binas/regs.php) [12]. Nó chứa luật, điều lệ liên quan từ các bộ, tổ chức chịu trách nhiệm và các điểm tiếp xúc trong các nước OECD và UNIDO. BINAS làm việc cùng OECD theo một nguồn thống nhất chung về CNSH. BIOBIN (http://www1.oecd.org) [13] là công cụ cho phép điều hướng giữa OECD's BioTrack Online và UNIDO's BINAS.

Convention on Biological Diversity (CBD) là kết quả quan trọng của Earth Summit ở Rio de Janeiro năm 1992, tại đây hầu hết các chính phủ trên thế giới cam kết “đảm bảo rằng chúng ta để lại một thế giới khỏe mạnh và có thể đứng vững cho các thế hệ tương lai”, thúc đẩy các chiến lược “phát triển bền vững”. CBD lập ra 3 mục tiêu chính: bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý các thành phần của nó và chia sẻ công bằng và hợp pháp lợi ích từ việc sử dụng các nguồn di truyền. Trong hoạt động của BCD, một cơ chế rõ ràng được thiết lập để thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế trong bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học (http://www.biodiv.org/chm/default.aspx) [14]. Sau khi được CPB thông qua năm 2000 theo điều 20 của nó (http://www.biodiv.org/biosafety/protocol.asp) [14], Biosafety Clearing-House (BCH) được giới thiệu như một phần của cơ chế hối đoái (clearing-house mechanism). Mục tiêu của BCH là làm dễ dàng việc trao đổi thông tin luật pháp, môi trường, khoa học, kỹ thuật về kinh nghiệm với LMO và giúp các bên đưa ra nghị định.

BCH đã bắt đầu với Pilot Phase (http://bch.biodiv.org/Pilot/Home.aspx) [15] chứa một cổng và CSDL trung tâm đảm bảo sự truy cập vào lưu giữ dữ liệu từ các quốc gia phê duyệt nghị định thư, cũng như các bên không có CSDL quốc gia hoặc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia (bảng 2). Thông tin sau đây có thể tìm thấy trong trang web của BCH: các cuộc tiếp xúc, luật pháp, pháp lệnh của chính phủ, thông tin bao gồm các văn bản đánh giá rủi ro, khả năng xây dựng các sáng kiến và các trang web về ATSH khác. Mục tiêu cuối cùng là để thúc đẩy sự phát triển của các CSDL quốc gia cho sử dụng trong nước, quốc tế và hòa hợp, hợp tác thông qua BCH.

BCH đưa ra các nguồn dữ liệu và thông tin khác nữa, kết quả hợp tác giữa OECD/UNIDO với “mandatory information” hoặc International Center for Genetic Engineering and Biotechnology (ICGEB) với “nonmandatory” information (http://bch.biodiv.org/Pilot/News/Note1.aspx) [15]. Khả năng truy cập các hệ thống thông tin như CSDL OECD/UNIDO và ICGEB được cung cấp thông qua BCH Pilot Phase, theo sự giới thiệu của Intergovernmental Committee for the Cartagena Protocol (ICCP) với Executive Secretariat.

ICGEB là CSDL thư mục khoa học tập hợp các nghiên cứu về đánh giá rủi ro và ATSH trong CNSH, có thể được truy cập qua trang web http://www.icgeb.org/~bsafesrv/bsfdata1.htm [16]. Nó được cập nhật hàng tháng và chứa cả các tham khảo đầy đủ lẫn các tóm tắt của các bài báo khoa học công bố trong các tạp chí khoa học quốc tế từ năm 1990 trở về trước. Các bài báo này được phân loại theo đối tượng của các công bố và rủi ro tiềm tàng liên quan đến việc đưa GMO ra môi trường. Các rủi ro này bao gồm những vấn đề về sức khỏe người và động vật, môi trường và nông nghiệp. Có các rủi ro của sự tương tác với các sinh vật không phải đối tượng, các rủi ro về chuyển gene và các rủi ro thông thường (refer to the “topics of concern”, http://www.icgeb.org/~bsafesrv/bsfconc.htm) [16].

ICGEB cũng đã phát triển Risk Assessment Searching Mechanism (http://www.icgeb.org/~bsafesrv/rasm.html; bảng 2) với mục tiêu cung cấp công cụ cho quá trình ra quyết định phù hợp với điều khoản 10 của CPB. Cơ chế tìm kiếm này cho phép truy cập các dữ liệu về đánh giá rủi ro liên quan đến việc đưa các cánh đồng GM ra môi trường của các quốc gia khác nhau và bổ sung cho các CSDL đã tồn tại khác. Thông tin được cung cấp có nguồn gốc từ các nguồn văn phòng chính phủ về cả GMO đã và chưa được phê chuẩn [16].

Mục tiêu phổ biến hoặc chia sẻ thông tin và dữ liệu trên thế giới có thể bị giới hạn bởi thuật ngữ không thống nhất. Điều này thường cản trở hiệu quả trao đổi và bàn luận ở mức độ giữa các quốc gia. Trong trách nhiệm của nó khi có vấn đề xảy ra, Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), trong hoạt động phổ biến thông tin về ATSH của các sản phẩm nông nghiệp thu được từ CNSH hiện đại, phát triển một công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin chung và đề ra thuật ngữ trong công nghệ sử dụng
“FAO Glossary of Biotechnology for Food and Agriculture” (bảng 1). “Glossary”
http://www.fao.org/biotech/index_glossary.asp) [17] là một công cụ tìm kiếm cung cấp danh sách toàn bộ và có thể truy cập của các thuật ngữ và nhóm từ viết tắt thường được sử dụng trong CNSH thực phẩm và nông nghiệp. Với 3196 thuật ngữ và các định nghĩa liên quan, nó là nguồn tham khảo thuận tiện cho các nhà nghiên cứu, sinh viên và kỹ thuật viên. FAO cũng có các dự án khác nhắm tới việc phổ biến và chia sẻ thông tin về an toàn thực phẩm, sức khỏe động, thực vật từ các phần pháp lý và khoa học, phù hợp với quyền ủy thác của nó và trong sự hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan [17]. Một dự án khác của FAO nhằm cung cấp các văn bản chính sách CNSH vùng và quốc gia của các thành viên FAO, các văn bản này có thể tìm kiếm tại http://www.fao.org/biotech/country.asp (bảng 2) [17].

Gần đây hơn, FAO đã phát triển một bản tóm tắt về tình trạng CNSH của các nước đáng phát triển. Mục tiêu của nó là thiết lập nguồn thông tin về việc công nhận và áp dụng CNSH ở nước đáng phát triển và công cụ ra quyết định trong các nỗ lực hợp tác nghiên cứu CNSH. Để đưa ra một bản tóm tắt động và cập nhật, nó được chuyển thành CSDL tìm kiếm trực tuyến có thể sửa và cập nhật trực tiếp http://www.fao.org/biotech/inventory_admin/default.asp bởi các điểm truy cập quốc gia về CNSH. CSDL này tập hợp và lưu giữ thông tin không chỉ trên GMO mà còn các sản phẩm CNSH khác thu được bởi các kỹ thuật sinh học phân tử [17].


2.2 CSDL quốc gia
 
CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ AN TOÀN SINH HỌC

MỤC LỤC

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

1. GIỚI THIỆU CHUNG

2. CÁC CSDL về CNSH VÀ ATSH

2.1 CSDL từ các tổ chức quốc tế
2.2 CSDL quốc gia
2.3 Các CSDL khác

3. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

AGBIOS ? ? ? ? ? Agriculture & Biotechnology Strategies
APHIS ? ? ? ? ? ? ?Animal and Plant Health Inspection Service
ATSH ? ? ? ? ? ? ? An toàn sinh học
BCH ? ? ? ? ? ? ? ? Biosafety Clearing-House
BINAS ? ? ? ? ? ? ?Biosafety Information Network and Advisory Service
BIOCAT ? ? ? ? ? International Institute of Biological Control
CBD ? ? ? ? ? ? ? ? Convention on Biological Diversity
CFIA ? ? ? ? ? ? ? Canadian Food Inspection Agency
CIPO ? ? ? ? ? ? ? Canadian Intellectual Property Office
CNSH ? ? ? ? ? ? ? Công nghệ sinh học
CSDL ? ? ? ? ? ? ? Cơ sở dữ liệu
DDBJ ? ? ? ? ? ? ? DNA Data Bank of Japan
DPD ? ? ? ? ? ? ? ? DNA Patent Database
EPA ? ? ? ? ? ? ? ? Environmental Protection Agency
FAO ? ? ? ? ? ? ? ? Agriculture Organization of the United Nations
FDA ? ? ? ? ? ? ? ? Food and Drug Administration
GMO ? ? ? ? ? ? ? Sinh vật biến đổi di truyền
ICCP ? ? ? ? ? ? ? Intergovernmental Committee for the Cartagena Protocol
ICGEB ? ? ? ? ? ? International Center for Genetic Engineering and Biotechnology
IRRO ? ? ? ? ? ? ?Information Resource for the Release of Organisms into the Environment
ISB ? ? ? ? ? ? ? ? Information System for Biotechnology
JRC ? ? ? ? ? ? ? ?Joint Research Centre
MSDN ? ? ? ? ? ? Microbial Strain Data Network
NCBI ? ? ? ? ? ? ?National Center for Biotechnology Information
OECD ? ? ? ? ? ?Organisation for Economic Co-operation and Development
PCT ? ? ? ? ? ? ? Patent Cooperation Treaty
UNEP ? ? ? ? ? ?United Nation Environmental Programme
UNIDO ? ? ? ? ?United Nations Industrial Development Organization
USDA ? ? ? ? ? ?USA Department of Agriculture
WIPO ? ? ? ? ? ?World Intellectual Property Organization


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. GIỚI THIỆU CHUNG

GMO phát triển dẫn tới nhu cầu thông tin ngày càng tăng trên nhiều khía cạnh khác nhau của các sẩn phẩm CNSH này, đặc biệt là hiểm họa môi trường của GMO và các rủi ro khi sử dụng GMO làm thực phẩm hoặc thức ăn gia súc. Kết quả là xuất hiện ngày càng nhiều trang web cung cấp thông tin về GMO. Có thể thấy rõ điều này bằng các công cụ tìm kiếm với từ khóa “GMO”. Kết quả tìm kiếm trên Google với từ khóa GMO là 8.150.000. Đây là nguồn tham khảo rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ hay các doanh nghiệp, hộ kinh doanh…. Có thể nói không đâu có thể cung cấp thông tin về GMO cũng như các vấn đề liên quan đầy đủ như các trang web trên internet.

Tuy nhiên, có rất nhiều loại thông tin liên quan đến vấn đề GMO như: thông tin khoa học, công nghệ, môi trường, tác động về kinh tế xã hội và sức khỏe, các vấn đề luật pháp, hiệp định…. Những cá thể hoặc tổ chức sáng lập và điều hành các trang web cung cấp thông tin này cũng rất khác nhau, từ các chuyên gia đến nghiệp dư, cá nhân quan tâm đến vấn đề GMO cho đến các tổ chức quốc gia, quốc tế…. Còn rối loạn hơn nếu đề cập đến các tham số khác như chất lượng, khả năng thu nhận thông tin và tính xác thực. Đặc biệt, việc chuẩn hóa thông tin trong các CSDL là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến độ tin cậy và tác động của dữ liệu thu được, và do đó là sự hữu ích của chính CSDL. Hơn nữa, nguồn cung cấp thông tin về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, thương mại hóa và an toàn của các sản phẩm CNSH, đặc biệt là GMO cũng khác nhau. Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro cần một dải rộng các thông tin khác nhau, không chỉ dữ liệu ATSH đặc trưng mà còn nền tảng CNSH. Vì vậy, với mục tiêu tăng cường khả năng khai thác cũng như tính xác thực của thông tin phục vụ cho các mục đích khoa học, tôi xác định, chọn và đề cập ở đây thông tin chứa trong một số CSDL hữu ích.

Trong bài viết này, nhằm bảo toàn độ nguyên vẹn tôi để nguyên tên các tổ chức, cơ quan ngoại quốc.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. CÁC CSDL về CNSH VÀ ATSH

Có thể tìm được hầu hết thông tin về CNSH và ATSH của GMO trên Internet. Tham khảo thích đáng nhất về số trang web là tại trang web Information System for Biotechnology (ISB), www.nbiap.vt.edu/othersites/indexlinksdblevel1.cfm [1]. Trang này chứa đường dẫn tới các trang web gắn liền với CNSH nông nghiệp và CNSH môi trường. Một số trong đó là các CSDL, với hệ thống tìm kiếm cho phép thu thập thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.

Rất nhiều thông tin chứa trong các CSDL về vấn đề ATSH liên quan đến sản phẩm CNSH mới như GMO. Nó cung cấp chi tiết về các yếu tố di truyền (dữ liệu khoa học dựa trên trình tự protein, DNA, bản đồ di truyền…), dữ liệu chung về môi trường, thông tin về an toàn thực phẩm và khả năng gây dị ứng, hiểu biết di truyền và sinh học về
các cánh đồng bị biến đổi gene. Đặc biệt chiếm ưu thế là nguồn thông tin về các quy định ATSH.

Các chuyên gia CNSH công nghiệp và thuộc những trường đại học có thể thu được nhiều lợi ích từ các trang web quốc gia, tổ chức quốc tế, và viện nghiên cứu khác nhau. Một số trang web hữu ích đã được mô tả và đánh giá gần đây về thông tin mà nó cung cấp [2].

GMO là thực vật hoặc động vật mà bộ gene của chúng bị biến đổi, loại bỏ hoặc đưa vào các phần đặc biệt bằng kỹ thuật tái tổ hợp [3]. Quá trình này cần một số yếu tố di truyền như gene chuyển, gene chỉ thị, promoter và terminator. Việc đánh giá sự có mặt của DNA từ GMO trở nên rất quan trọng. Phát hiện DNA đích bằng PCR là phương pháp thường được sử dụng [4] để xác định GMO. Để thực hiện điều này cần thông tin trình tự của các yếu tố di truyền thương ứng. Một số CSDL cung cấp thông tin loại này tập hợp 16 chỉ thị chọn lọc, các gene báo cáo (reporter genes), promoter và terminator thường dùng nhất trong chuyển gene thực vật cùng với tình tự nucleotide, polypeptide đươc mã hóa, đặc trưng trình tự và bản đồ giới hạn của chúng. Dữ liệu khác bao gồm chiều dài, các start và stop codon, các vị trí đa nối, vị trí glycosyl hóa giả định, kích thước polypeptide được mã hóa và điểm đẳng điện.

CSDL Gene Files, mới phát triển gần đây thuộc Biosafety Files (Bảng. 1), có địa chỉ http://www.biosafety.nl/ [5] và được mô tả bởi Louwaars và cộng sự (2002) [6]. Mục đích của Biosafety files là góp phần đánh giá rủi ro, hiện gồm ba CSDL liên kết với nhau, mỗi CSDL chứa một loại thông tin thiết yếu của các tổ chức có thẩm quyền để phê chuẩn việc đưa GMO vào môi trường và/hoặc chuỗi thức ăn: Gene Files, Botanical Files và Food Files.

Gene Files là CSDL thông tin di truyền về trình tự gene, promoter và chỉ thị chọn lọc. Food Files chứa thông tin về các khía cạnh an toàn thực phẩm của cánh đồng biến đổi di truyền, bao gồm phân tích thành phần, kiểm định trên động vật, đánh giá khả năng dị ứng của protein mới và tính ổn định của protein và DNA ngoại lai. Botanical Files cung cấp dữ liệu về khả năng giao phối của cánh đồng với các họ hàng hoang dại, cỏ dại và các biến thể khác của cùng một cánh đồng thực vật [5].

Tác động của việc đưa GMO ra thương mại hóa là một trong các vấn đề lo ngại chính của CNSH hiện đại. Năm 1991, vì không có nguồn thông tin toàn cầu vấn đề này,United Nation Environmental Programme (UNEP) đã mời Microbial Strain Data Network (MSDN) tổ chức một cuộc hội thảo bàn về sự cần thiết và các chi tiết kỹ thuật cho hệ thống thông tin toàn cầu về việc đưa ra môi trường của các sinh vật biến đổi di truyền hoặc mới hoặc không phải bản địa. Kết quả của hội thảo này là Information Resource for the Release of Organisms into the Environment (IRRO). IRRO hướng tới cung cấp một nguồn thông tin quốc tế miễn phí, phi lợi nhuận để giám sát việc đưa các sinh vật biến đổi di truyền và không biến đổi di truyền vào môi trường. Thông tin được liên kết với nhau bởi các cổng điện tử với những giao diện chung. Các CSDL riêng biệt như BioTrack từ Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), International Institute of Biological Control (BIOCAT), Code of Practice từ United Nations Industrial Development Organization (UNIDO), đều bắt nguồn từ hệ thống của IRRO. Kết quả là sự tập hợp độc nhất vô nhị của các CSDL bao hàm vi sinh, CNSH, đa dạng sinh học và lưu giữ thông tin về các phóng thích ra môi trường (http://irptc.unep.ch/) [7].

Một số cánh đồng biến đổi di truyền đã được đưa ra môi trường. Nhiều thảo luận trong quá khứ đề cập đến việc tạo ra CSDL đặc hiệu cho các cánh đồng này, bao gồm dự định phát triển CSDL toàn cầu về thực vật chuyển gene và các thử nghiệm trên cánh đồng. Kết quả là một số CSDL đã ra đời như được liệt kê trong trang web http://www.grs.nig.ac.jp/WGR/link/link_Rice_e.html [8], nó liệt kê hầu hết các trang quan trọng.

Việc đánh giá rủi ro khi đưa GMO ra môi trường thường cần một hệ thống trợ giúp quyết định. Trang web http://binas.unido.org/dtreeb/ [9] là một hệ thống trợ giúp ra quyết định trong đánh giá tính an toàn của các cánh đồng thực vật biến đổi di truyền. Hệ thống khác được phát triển bởi USA Department of Agriculture (USDA) có tên là Performance Standards (được quản lý bởi USDA Agricultural Biotechnology Research Advisory Committee) để đánh giá và kiểm soát rủi ro khi nghiên cứu về cá và động vật có vỏ biến đổi di truyền. Để có thể sử dụng Performance Standards dễ dàng, một công cụ trợ giúp ra quyết định dựa trên máy tính đã được phát triển (http://www.isb.vt.edu/perfstands/perfstands1.cfm) [10].


Một trong các rủi ro cần đánh giá là khả năng gây dị ứng của các protein từ GMO. Một công cụ quan trọng trong quá trình đánh giá rủi ro thực phẩm là CSDL trình tự mã hóa chất gây dị ứng được xây dựng sử dụng thông tin từ ba CSDL trình tự protein lớn (GenePept; Protein Identification Resource; SwissProt) để đánh giá khả năng gây dị ứng của các gene mã hóa protein được đưa vào thực phẩm chuyển gene. CSDL này chứa tất cả các trình tự mã hóa chất gây dị ứng trong và không trong thực phẩm và được cập nhật định kỳ khi phát hiện một trình tự mã hóa chất gây dị ứng mới hoặc khi các protein mới được xác định là gây dị ứng. Có thể truy cập CSDL này tại http://www.iit.edu/~sgendel/ [11].

2.1 CSDL từ các tổ chức quốc tế

Định nghĩa ATSH trong mối tương liên với việc đưa vào và phóng thích GMO bao gồm 3 mảng chính là sức khỏe con người, động vật; bảo tồn môi trường và an toàn thực phẩm [3]. Các rủi ro môi trường và sinh học đi liền với GMO được quản lý bởi chính phủ thông qua hành lang pháp lý và chính sách thường cần các tiêu chuẩn quốc tế đầy đủ và cập nhật nhằm hỗ trợ cho các hoạt động quốc gia thích hợp. Hành lang luật pháp và chính sách quốc tế về an toàn môi trường, nông nghiệp và thực phẩm làm phức tạp, bao gồm phân tích rủi ro, quản lý, đặt tiêu chuẩn, xây dựng và chỉnh sửa thông tin.

Hiện có hai CSDL được phát triển để lưu giữ các dữ liệu phóng thích GMO vào môi trường và/hoặc các cánh đồng thử nghiệm là IRRO và BioSearch. Một số CSDL quốc gia cũng thực hiện mục đích này, nhưng không liên kết với nhau. Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong tập hợp và/hoặc chuẩn hóa thông tin từ các quốc gia khác nhau. Harmonization of Regulatory Oversight in Biotechnology thành lập năm 1997-1999 theo chương trình làm việc của OECD. Mục đích của nó là thúc đẩy phối hợp quốc tế trong CNSH để đảm bảo đánh giá chính xác các khía cạnh an toàn, sức khỏe và môi trường. Biosafety Information Network and Advisory Service (BINAS) là một dịch vụ của UNIDO, giám sát sự phát triển luật lệ trên toàn cầu về công nghệ sinh học (http://binas.unido.org/binas/regs.php) [12]. Nó chứa luật, điều lệ liên quan từ các bộ, tổ chức chịu trách nhiệm và các điểm tiếp xúc trong các nước OECD và UNIDO. BINAS làm việc cùng OECD theo một nguồn thống nhất chung về CNSH. BIOBIN (http://www1.oecd.org) [13] là công cụ cho phép điều hướng giữa OECD's BioTrack Online và UNIDO's BINAS.

Convention on Biological Diversity (CBD) là kết quả quan trọng của Earth Summit ở Rio de Janeiro năm 1992, tại đây hầu hết các chính phủ trên thế giới cam kết “đảm bảo rằng chúng ta để lại một thế giới khỏe mạnh và có thể đứng vững cho các thế hệ tương lai”, thúc đẩy các chiến lược “phát triển bền vững”. CBD lập ra 3 mục tiêu chính: bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý các thành phần của nó và chia sẻ công bằng và hợp pháp lợi ích từ việc sử dụng các nguồn di truyền. Trong hoạt động của BCD, một cơ chế rõ ràng được thiết lập để thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế trong bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học (http://www.biodiv.org/chm/default.aspx) [14]. Sau khi được CPB thông qua năm 2000 theo điều 20 của nó (http://www.biodiv.org/biosafety/protocol.asp) [14], Biosafety Clearing-House (BCH) được giới thiệu như một phần của cơ chế hối đoái (clearing-house mechanism). Mục tiêu của BCH là làm dễ dàng việc trao đổi thông tin luật pháp, môi trường, khoa học, kỹ thuật về kinh nghiệm với LMO và giúp các bên đưa ra nghị định.

BCH đã bắt đầu với Pilot Phase (http://bch.biodiv.org/Pilot/Home.aspx) [15] chứa một cổng và CSDL trung tâm đảm bảo sự truy cập vào lưu giữ dữ liệu từ các quốc gia phê duyệt nghị định thư, cũng như các bên không có CSDL quốc gia hoặc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia (bảng 2). Thông tin sau đây có thể tìm thấy trong trang web của BCH: các cuộc tiếp xúc, luật pháp, pháp lệnh của chính phủ, thông tin bao gồm các văn bản đánh giá rủi ro, khả năng xây dựng các sáng kiến và các trang web về ATSH khác. Mục tiêu cuối cùng là để thúc đẩy sự phát triển của các CSDL quốc gia cho sử dụng trong nước, quốc tế và hòa hợp, hợp tác thông qua BCH.

BCH đưa ra các nguồn dữ liệu và thông tin khác nữa, kết quả hợp tác giữa OECD/UNIDO với “mandatory information” hoặc International Center for Genetic Engineering and Biotechnology (ICGEB) với “nonmandatory” information (http://bch.biodiv.org/Pilot/News/Note1.aspx) [15]. Khả năng truy cập các hệ thống thông tin như CSDL OECD/UNIDO và ICGEB được cung cấp thông qua BCH Pilot Phase, theo sự giới thiệu của Intergovernmental Committee for the Cartagena Protocol (ICCP) với Executive Secretariat.

ICGEB là CSDL thư mục khoa học tập hợp các nghiên cứu về đánh giá rủi ro và ATSH trong CNSH, có thể được truy cập qua trang web http://www.icgeb.org/~bsafesrv/bsfdata1.htm [16]. Nó được cập nhật hàng tháng và chứa cả các tham khảo đầy đủ lẫn các tóm tắt của các bài báo khoa học công bố trong các tạp chí khoa học quốc tế từ năm 1990 trở về trước. Các bài báo này được phân loại theo đối tượng của các công bố và rủi ro tiềm tàng liên quan đến việc đưa GMO ra môi trường. Các rủi ro này bao gồm những vấn đề về sức khỏe người và động vật, môi trường và nông nghiệp. Có các rủi ro của sự tương tác với các sinh vật không phải đối tượng, các rủi ro về chuyển gene và các rủi ro thông thường (refer to the “topics of concern”, http://www.icgeb.org/~bsafesrv/bsfconc.htm) [16].

ICGEB cũng đã phát triển Risk Assessment Searching Mechanism (http://www.icgeb.org/~bsafesrv/rasm.html; bảng 2) với mục tiêu cung cấp công cụ cho quá trình ra quyết định phù hợp với điều khoản 10 của CPB. Cơ chế tìm kiếm này cho phép truy cập các dữ liệu về đánh giá rủi ro liên quan đến việc đưa các cánh đồng GM ra môi trường của các quốc gia khác nhau và bổ sung cho các CSDL đã tồn tại khác. Thông tin được cung cấp có nguồn gốc từ các nguồn văn phòng chính phủ về cả GMO đã và chưa được phê chuẩn [16].

Mục tiêu phổ biến hoặc chia sẻ thông tin và dữ liệu trên thế giới có thể bị giới hạn bởi thuật ngữ không thống nhất. Điều này thường cản trở hiệu quả trao đổi và bàn luận ở mức độ giữa các quốc gia. Trong trách nhiệm của nó khi có vấn đề xảy ra, Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), trong hoạt động phổ biến thông tin về ATSH của các sản phẩm nông nghiệp thu được từ CNSH hiện đại, phát triển một công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin chung và đề ra thuật ngữ trong công nghệ sử dụng
“FAO Glossary of Biotechnology for Food and Agriculture” (bảng 1). “Glossary”
http://www.fao.org/biotech/index_glossary.asp) [17] là một công cụ tìm kiếm cung cấp danh sách toàn bộ và có thể truy cập của các thuật ngữ và nhóm từ viết tắt thường được sử dụng trong CNSH thực phẩm và nông nghiệp. Với 3196 thuật ngữ và các định nghĩa liên quan, nó là nguồn tham khảo thuận tiện cho các nhà nghiên cứu, sinh viên và kỹ thuật viên. FAO cũng có các dự án khác nhắm tới việc phổ biến và chia sẻ thông tin về an toàn thực phẩm, sức khỏe động, thực vật từ các phần pháp lý và khoa học, phù hợp với quyền ủy thác của nó và trong sự hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan [17]. Một dự án khác của FAO nhằm cung cấp các văn bản chính sách CNSH vùng và quốc gia của các thành viên FAO, các văn bản này có thể tìm kiếm tại http://www.fao.org/biotech/country.asp (bảng 2) [17].

Gần đây hơn, FAO đã phát triển một bản tóm tắt về tình trạng CNSH của các nước đáng phát triển. Mục tiêu của nó là thiết lập nguồn thông tin về việc công nhận và áp dụng CNSH ở nước đáng phát triển và công cụ ra quyết định trong các nỗ lực hợp tác nghiên cứu CNSH. Để đưa ra một bản tóm tắt động và cập nhật, nó được chuyển thành CSDL tìm kiếm trực tuyến có thể sửa và cập nhật trực tiếp http://www.fao.org/biotech/inventory_admin/default.asp bởi các điểm truy cập quốc gia về CNSH. CSDL này tập hợp và lưu giữ thông tin không chỉ trên GMO mà còn các sản phẩm CNSH khác thu được bởi các kỹ thuật sinh học phân tử [17].


2.2 CSDL quốc gia
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top