Vai trò chính của chu trình Krebs là gì?

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
Các protein, glucid, lipid được chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể vi sinh vật cũng như con người có thể không trải qua chu trình Krebs? Vai trò chính của chu trình Krebs là gì?

Rõ quá đi rồi: dùng cho hết năng lượng trong các liên kết hóa học của chất dinh dưỡng bằng cách "đốt cháy" chúng (thực tế là chuyển e cao năng đến oxy mà trong quá trình chuyển cứ nhả dần năng lượng ra cho các chất trong chuỗi vận chuyển điện tử).

Vai trò của polyphenol :giúp chống quá trình oxy hóa trong cơ thể, đặc biệt là oxy hóa các lipid, là cái bẫy cho các gốc tự do, nhìn chung là tốt cho chống ung thư, em không hiểu  rõ bẫy các gốc tự do là nó làm cái gì?

Em còn nhớ các điện tử chuyển động như thế nào trong các liên kết đôi cách bởi liên kết đơn không (tức cấu trúc của benzene theo kiểu vòng tròn ở giữa chứ không phải kiểu của kenkule). Electron mà vào mấy cái phenol đó nó cứ chạy hết vòng benzene này sang vòng benzene khác mà chả ảnh hưởng gì nhiều lắm đến cấu trúc của các vòng benzene này. Chính vì vậy polyphenol (ví dụ vitamine C hay carotenoid) là những chất bắt gốc (scavengers) tốt (mà em gọi là cái bẫy). Gốc tự do là các nguyên tử hay phân tử có electron lớp ngoài không cặp đôi và vì vậy có hoạt tính rất cao (nhớ lại phản ứng chloroform và methane ở Hóa hữu cơ 11 không?). Nếu gặp chất khác nó phản ứng ngay và vì vậy nó phá hủy DNA, lipid màng...v.v gây nên hiện tượng lão hóa hoặc ung thư. Nếu các chất này gặp polyphenol thì nó nhường e không cặp đôi này cho mấy thằng kia còn nó trở về trạng thái bền. E không cặp đôi trong polyphenol thì nó bị "nhốt" theo kiểu anh nói ở trên. Một số trường hợp có sự tham gia của GSH kết hợp với mấy thằng polyphenol này để giúp chúng trở về trạng thái bền ban đầu và GSH trở thành GS-SG.
 
Em đề nghị thế này, lần sau để người hỏi tự trả lời trước đã hoặc ít ra cho cái chu trình Krebs vào hỏi hay thắc mắc chỗ nào đó của khái niệm nào đó thì ít nhất phải có cái định nghĩa hoặc chu trình đó thảy lên đây. Chứ trả lời ngay kiểu này dễ bị "quên" thắc mắc lại lắm.
 
Merci bác Lương, em đã hiểu bẫy tức là nó rơi vào đó chạy lòng vòng và ko ra được ?:lol: .
Nhờ có polyphenol thì số lượng cholesterol LDL tạo ?thành do oxy hóa các lipid sẽ giảm xuống --> chống xơ vữa động mạch.
Hơn nữa, đối với các HDl cũng tạo ra từ sự oxy hóa lipid thì nếu nó mất đi khả năng hạn chế cholesterol của tế bào thì nhờ có polyphenol thì các HDL sẽ bảo toàn được nhiệm vụ này của mình.
--> với cả 2 tác dụng này thì polyphenol được xem như phân tử đặc hiệu đối với bệnh tim mạch.
Vậy polyphenol còn tham gia vào các cơ chế nào khác ko trong quá trình ung thư???
Thực ra polyphenol này lúc đầu em đọc là ở bên Pháp thì người ta nghiên cứu dùng để ức chế các vi khuẩn có trong rượu vang, còn ở Canada thì nghiên cứu dùng để làm thuốc đánh răng hay nước xúc miệng. Em không hiểu tác dụng của polyphenol ức chế vi khuẩn là ra sao?
 
Còn câu trên thì em vẫn chưa hiểu là các quá trình tạo năng lượng đó có nhất thiết phải trải qua chu trình Krebs ko, vì em đọc sách Hóa Sinh của thầy Lê Ngọc Tú thì thấy nói là chu trình Krebs là chu trình trung gian của các quá trình chuỷen hóa năng lượng khác trong cơ thê?
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
Còn câu trên thì em vẫn chưa hiểu là các quá trình tạo năng lượng đó có nhất thiết phải trải qua chu trình Krebs ko, vì em đọc sách Hóa Sinh của thầy Lê Ngọc Tú thì thấy nói là chu trình Krebs là chu trình trung gian của các quá trình chuỷen hóa năng lượng khác trong cơ thê?

Câu này có nghĩa là Krebs tạo ra những sản phẩm trung gian có chức năng vật liệu cho nhiều con đường chuyển hóa khác như amino acid, lipid.

Ở SV hiếu khí nếu năng lượng được lấy từ carbonhydrate thành AcetylCoA thì mới cần qua Krebs. Muốn lấy ATP chủ yếu là qua ATP synthetase (chuỗi truyền điện tử) nhờ lực khử của các NADH và FADH.
 
Cái ý anh Hiếu đưa ra là một trong 2 ý nghĩa quan trọng của chu trình citric acid. Đại khái tại sao con bò hoặc cây cối nó có thể tạo ra protein khi bò chỉ ăn cỏ còn cây chỉ tổng hợp ra glucose từ quang hợp? ?

Acetyl-CoA là chất chung của cả đường, acid béo lẫn amino acid khi muốn đi vào chu trình Kreb. Các sản phẩm của chu trình Krebs lại được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp các chất khác. Ví dụ acid béo được tổng hợp thuận nghịch từ Acetyl-CoA và succinyl-CoA, oxaloacetate, succinyl coA & alpha ketoglutarate thì để tổng hợp amino acid, succinate thì để tổng hợp porphoryns. Ngược lại amino acid & acid béo cũng bổ sung các sản phẩm này cho chu trình Kreb để nó có thể vận hành khi sản phẩm của nó được dùng trong sinh tổng hợp (pyruvate, acetyl-CoA, oxaloacetate, alpha ketoglutarate...v.v)

Tóm lại chu trình Kreb vừa là tổng hợp vừa là phân hủy. Phân hủy cho ra CO2 đồng thời tổng hợp nên các tiền tố cho quá trình tổng hợp amino acid & acid béo, cũng như glucose nếu cần (gluconeogenesis). Các sản phẩm như NADH, FADH2 và succinate tham gia vào chuỗi vận chuyển điện tử để tổng hợp ATP. Kreb cũng tạo ra năng lượng dưới dạng GTP. Oxy cần cho Kreb ở chỗ nó tái tạo NAD+ và FAD trong chuỗi vận chuyển điện tử vì 2 chất này cần thiết cho các phản ứng trong chu trình Kreb.
 
Vậy cho em hỏi đối với các sinh vậy sống kị khí hay như trong quá trình lên men ruợu chẳng hạn, khi đó vi sinh vật sống mà không cần có O2, nghĩa là khi đó cũng không có quá trình vận chuyển qua chuỗi ?vận chuyển điện tử luân. vậy khi đó vai trò của chu trình creb có còn quan trọng không? vì khi đó vi sinh vật vẫn có thể lấy được các tiền chất thông qua con đường pentose và đường phân và lên men mà.
 
Sinh vật yếm khí cũng sử dụng chu trình Kreb mặc dù có thể có một chút sai khác (anh sẽ kiểm tra lại kiến thức). Cái khác nữa của nó ở đây là ở chuỗi vận chuyển điện tử nó đưa electron cho một chất không phải là oxy (ví dụ lưu huỳnh, fumarate...v.v).

Pentose phosphate chủ yếu để lấy các tiền tố tổng hợp Nucleic acid thôi. Các tiền tố khác lấy từ Kreb hoặc ở một số loài là chu trình glyoxylate (phiên bản ngắn của chu trình Kreb)
 
Vậy cho em hỏi đối với các sinh vậy sống kị khí hay như trong quá trình lên men ruợu chẳng hạn, khi đó vi sinh vật sống mà không cần có O2, nghĩa là khi đó cũng không có quá trình vận chuyển qua chuỗi ?vận chuyển điện tử luân. vậy khi đó vai trò của chu trình creb có còn quan trọng không? vì khi đó vi sinh vật vẫn có thể lấy được các tiền chất thông qua con đường pentose và đường phân và lên men mà.

--> đối với nấm men bia chằng hạn. Sau khi các loại đường được hấp thụ vào trong tế bào, chúng bị chuyển hóa theo con đường đường phân hay còn gọi là EMP ( Embden Mayerhof Parnas) để tạo thành axit pyruvic. Sau đó axit pyruvic được sử dụng trong chu trình Kreb( còn gọi là chu trình Axit tricacboxylic-TCA) trong điều kiện hiếu khí. Các cơ chất mới sinh ra từ chu trình Kreb có thể được sử dụng lại nhằm cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sinh tổng hợp tiếp theo. Bên cạnh đó như anh Lương với anh Hiếu nói thì nhờ chu trình Kreb với quá trình photphoryl oxy hóa sẽ tạo ra một năng lượng được tích tụ dưới dạng các phân tử cao năng ATP.
Còn trong điều kiện hiếm khí thì do nấm men không có khả năng chịu đựng môi trường có độ axit cao nên axit pyruvic sinh ra sau con đường đường phân ngay lập tức bị chuyển đổi thành CÒ và axetaldehyd và cuối cùng là thành rượu etylic. Quá trình này xảy ra nhằm 2 mục đích, thứ nhất là tái sinh NAD+ là coenzim khử được sử dụng trong quá trình đường phân và thứ hai là tránh cho tế bào nấm men khỏi bị nhiễm độc bởi axit pyruvic. Điều này giải thích tại sao rượu etylic được tạo ra trong suốt quá trình lên men.
Như vậy, chu trình Kreb vẫn rất quan trọng, đảm bảo cho việc phát triển sinh khối của nấm men, hơn thế nữa nó đóng vai trò cả dối với quá trình lên men (mặc dù không trải qua nó) vì nó đảm bảo cân bằng giữa môi trường với nấm men liên quan đến việc tạo ra và sử dụng các chất nhận hydro hay electron,ví dụ như các chất nhận hydro khác như diaxetyl, fumat, aldehyd, oxaloaxetat ( sản phẩm bậc hai của quá trình lên men) được tạo ra để đảm bảo tỷ lệ oxy hóa khử.

Câu này có nghĩa là Krebs tạo ra những sản phẩm trung gian có chức năng vật liệu cho nhiều con đường chuyển hóa khác như amino acid, lipid.
--> tóm lại là vứt của nợ Kreb này đi thì quá trình chuyển hóa vẫn tiếp tục được ko?
 
Anh Minh trong điều kiện không có O2 thì chẳng có ATP nào đuợc tạo ra trong chu trình creb cả. vì không có sự vận chuyển của các coenzyme khử thông qua chuỗi vận chuyển điện tử cả. :mrgreen:
 
1, chu trình Krebs hoàn toàn độc lập với chuỗi vận chuyển điện tử sinh ATP. Hệ enzyme khác nhau, vị trí nội bào khác nhau. Khi tranh luận xin đừng lẫn lộn 2 con đường này.

2. Có bạn nào chỉ ra tên 1 loài sinh vật (trừ các loại virus) mà ko có chu trình Krebs?

3. Đối với nấm men (hiếu khí) khi sinh trưởng trong điều kiện yếm khí thì chỉ thiếu O2 để tổng hợp ATP bằng chuỗi truyền điện tử chứ chu trình Krebs cần thiết để tổng hợp các viên gạch cơ bản thì "hầu như" ko đổi.

4. Có 1 vài biến tướng của chu trình Krebs
 
Cao Xuân Hiếu said:
1, chu trình Krebs hoàn toàn độc lập với chuỗi vận chuyển điện tử sinh ATP. Hệ enzyme khác nhau, vị trí nội bào khác nhau. Khi tranh luận xin đừng lẫn lộn 2 con đường này.

2. Có bạn nào chỉ ra tên 1 loài sinh vật (trừ các loại virus) mà ko có chu trình Krebs?

3. Đối với nấm men (hiếu khí) khi sinh trưởng trong điều kiện yếm khí thì chỉ thiếu O2 để tổng hợp ATP bằng chuỗi truyền điện tử chứ chu trình Krebs cần thiết để tổng hợp các viên gạch cơ bản thì "hầu như" ko đổi.

4. Có 1 vài biến tướng của chu trình Krebs

--> anh có thể giải thích cho em thêm một chút về ý 4 được không? có các biến tướng nào và xảy ra ở đâu vậy anh?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top