Các phương pháp phân lập và nuôi cấy virus ở một số động vật

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Các phương pháp phân lập và nuôi cấy virus ở m?

Virus là sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc. Có rất nhiều loại virus, virus của: vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn lam, nấm, tảo, thực vật, động vật (nguyên sinh, không xương sống, côn trùng, có xương sống). Bệnh do virus gây ra thường rất khó chữa mà phần lớn trông chờ vào khả năng miễn dịch của cơ thể. Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn.

Tùy loại virus mà người ta phải dùng các phương pháp nuôi cấy khác nhau:

I. Nuôi cấy trên mô tế bào: đây là một thành tựu lớn trong virus học, ngày nay được sử dụng rộng rãi để phân lập, định loại và chuẩn độ virus. Ngoài ra còn dùng trong nghiên cứu huyết thanh học và dùng để chế tạo vắc xin. Phương pháp này sử dụng nguyên tắc: nếu lấy một số tế bào cho vào môi trường dinh dưỡng thích hợp và điều kiện thích hợp thì tế bào sẽ sống và phân chia. Sau một thời gian lại rửa và thêm môi trường dinh dưỡng mới thì tế bào lại tiếp tục phân chia.

1. Các loại tế bào chính được sử dụng:
- Nuôi cấy dòng tế bào sơ cấp (trong các tài liệu cũ của Việt Nam gọi là tiên phát): lấy tế bào trực tiếp từ mô của cơ thể.
- Nuôi cấy các dòng tế bào bán liên tục: cấy chuyển một số lần nhất định mới chết (thường dưới 50 lần)
- Nuôi cấy dòng tế bào liên tục (thường trực): Phân chia không ngừng.

2. Môi trường dinh dưỡng: chia 2 loại tự nhiên và tổng hợp
- Tự nhiên: huyết thanh, nước ép bào thai, muối đệm...
- Tổng hợp: được các hãng sx với công thức nhất định mỗi loại môi trường của các hãng khác nhau thì có ưu điểm riêng.

3. Các kỹ thuật nuôi cấy tế bào:
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào một lớp: Một lớp tế bào đẹp trên hộp nuôi (thường là flask)
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào nhiều lớp: Từ 2 lớp tế bào trở lên

- Nuôi cấy tế bào trên nồi lên men: (nuôi cấy chìm) tế vào lơ lửng hoặc được cố định trên giá thể tiếp xúc với môi trường dinh dưỡng và phân chia, đến khi đạt nồng độ cần thiết thì lấy tế bào đem đi xử lý theo yêu cầu công việc. Tế bào được nuôi cấy liên tục hoặc bán liên tục.

Sau đó cho virus xâm nhiễm tế bào và nhân lên, phá hủy tế bào - xử lý - thu virus.

II. Nuôi trên phôi gà: Virus được tiêm vào phôi gà (6-13 ngày tuổi). Tuỳ loại virus mà tiêm vào các nơi khác nhau của phôi: màng túi niệu hoặc túi ối, màng niệu đệm, lòng đỏ, não... Sau khi tiêm dùng parafin vô trùng gắn vào lỗ tiêm, để tủ ấm 37 độ C trong 3-4 ngày. Sau đó mổ trứng lấy các mô nhiễm virus, dựa vào biến đổi đại thể để đánh giá sự phát triển của virus. Phương pháp này ngày nay ít sử dụng trừ một số trường hợp đặc biệt chưa tìm ra phương pháp thay thế. Kỹ thuật tiêm của phương pháp này khó đòi hỏi nhân viên có tay nghề cao.

III. Nuôi trên động vật mẫn cảm: Phương pháp được dùng từ lâu đời. Virus được tiêm vào bộ phận của cơ thể sinh vật, sau một thời gian (thường là 5-10 ngày) giết động vật, lấy tổ chức, tiêm truyền cho con khác, làm như vậy 2-3 lần có thể gaay được bệnh cảnh lâm sàng hoặc biến đổi phủ tạng của cơ thể con vật phán đoán được sự tồn tại của virus. Phương pháp này ngày nay ít sử dụng mặc dù nó vẫn được dùng để làm huyết thanh, làm một số loại vắc xin, các kháng nguyên chẩn đoán...
 
- Mục đích của bài viết này là gì? Giới thiệu hay la bài luận văn của Minh??

- Tài liệu tham khảo chưa có... em tự viết ra hay em dịch nó ra vậy?

- Nếu có thể, Minh giải thích rõ những ý sau có trong bài MInh viết, vì thường là viết ra được thì mình cũng hiẻu tại sao mình viết nó ra

+ "Bệnh do virus gây ra thường rất khó chữa mà phần lớn trông chờ vào khả năng miễn dịch của cơ thể. Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn. "

--> Tính đặc hiệu của virus là gì? Cao thế nào?, Minh có số liệu cụ thể ko? Cho một ví dụ nhé.
+ Minh đưa ra nhũng câu chung chung quá', "tùy llaij virus mà phuơng pháp nuôi cấy khác nhau"... ?Vậy thì con virus nào thì nuôi ở mô tế bào; hay "đọng vật mẫn cảm"... Nếu ai đó muốn làm theo Minh thì .. chịu, chẳng biết gì... mà đọng vật mẫn cảm là động vật gì? Tôi ko hiểu lắm cái chỗ đó.

+ ở môi trường nuôi cấy: "Tự nhiên: huyết thanh, nước ép bào thai, muối đệm... ".. cộng dụng là như nhau khi sủ dụng những môi trường này hay là thế nào??? Minh có biết p. pháp dùng môi trường bằng "nước ép bào thai" là như thế nào ko? Giải thích rõ hơn nhé.

Hỏi Minh máy câu đó truơc,s sau đó rảnh sẽ hỏi tiếp nhé.
Thanks
 
Bài này em vừa viết lúc ngồi rỗi thôi vừa viết tức thì theo những gì em hiểu về nó giờ thì chả nhớ đủ tài liệu nữa, mục đích giới thiệu một số ý chính trong nuôi cấy và phân lập virus, cho nên không thể có cụ thể đối với loại virus nào thì dùng cái gì được, anh muốn hỏi cụ thể con nào nếu em biết thì em sẽ tìm tiếp.

1. Nguyễn Văn Ty. Virus học. NXB: Giáo dục
2. Hoàng Thủy Long (Chủ biên) Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học. NXB: Văn hoá, 1991.
3. Vi sinh y học. NXB: Y học và thể dục thể thao, 1966.
4. Vi sinh y học. NXB: Y học, 1972.

Minh có biết p. pháp dùng môi trường bằng "nước ép bào thai" là như thế nào ko? Giải thích rõ hơn nhé.

Không rõ người ta làm như thế nào? Mỗi hãng có phương pháp riêng, còn cụ thể với mỗi loại với các nồng độ hay gì gì đó thì nó thường kèm theo hướng dẫn rất chi tiết đầy đủ về loại sản phẩm này. Chỉ biết là nó có nguồn gốc từ huyết thanh bào thai động vật như bào thai bê (FBS: Fetal Bovine Serum)... Nếu không cho cái này vào thì tế bào thường không đẹp hoặc nghẻo luôn, nó có thành phần vi lượng gì đó mà ngày nay người ta chưa biết được. Tùy mục đích và loại tế bào mà có protocol kèm theo.

FBS chỉ là một thành phần, ngoài ra còn rất nhiều thành phần khác nữa.

Minh đưa ra nhũng câu chung chung quá', "tùy llaij virus mà phuơng pháp nuôi cấy khác nhau"... ?Vậy thì con virus nào thì nuôi ở mô tế bào

Mỗi loại virus có ái tính với các loại tế bào khác nhau trong cơ thể, người ta thường phân chia theo loại mô, loại tế bào mà virus hướng tới để nhân lên trong cơ thể. Để tiện dùng thì người ta chia theo các bác sĩ đã chia: đường hô hấp, đường tiêu hoá, ... Hoặc phân biệt theo loại mô: mô thần kinh, mô phổi, mô gan, mô thận...

Bệnh do virus gây ra thường rất khó chữa mà phần lớn trông chờ vào khả năng miễn dịch của cơ thể. Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn. "

--> Tính đặc hiệu của virus là gì? Cao thế nào?, Minh có số liệu cụ thể ko? Cho một ví dụ nhé.

Giả sử tiêm vào động vật loại virus có ái tính thần kinh phá hủy tế bào thần kinh, nếu tiêm trực tiếp vào não thì phần lớn là nó lăn quay ra chết hoặc bị di chứng sau một thời gian nào đó. Còn tiêm ở chỗ khác thì với liều lượng như tiêm vào não kia thì có thể nó vẫn sống vô tư, khỏe mạnh bình thường.
 
Dương Văn Cường said:
Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn. ?

Tại sao? Lý do?

Đã bao hàm trong câu đó rồi, vì đặc hiệu rất cao nên có thể không xâm nhiễm và nhân lên trong các loại tế bào đã biết và đã nuôi được ở môi trường nhân tạo được. Vì không phải loại tế bào nào cũng có thể nuôi được (tuy về lý thuyết thì cấp đầy đủ những yếu tố cần thiết cho nó, nhưng trong thực tế điều này bất khả thi vì chưa tìm được số lượng các chất đó và nồng độ thích hợp theo giai đoạn phát triển của tế bào).

Còn để nó nhân lên thông qua tiêm vào phôi gà hoặc động vật để nhận biết dấu hiệu lâm sàng thì thường rất lâu và tinh chế các virus này khó khăn hơn rất nhiều vì có thể còn lẫn trong các loại tế bào khác của mô hoặc cơ quan đó so với chỉ phá vỡ một loại tế bào.
 
1. Có lẽ cần xác minh tính chính xác của câu này:

"Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào"

Nếu có thể Minh cho xin tài liệu tham khảo cho cái kết luận này nhé. Anh thì cho rằng đây là một kết luận nhạy cảm, có tính chất vơ đũa cả nắm.


2. Về mặt câu chữ, theo anh nên viết cho rõ là:

" Khả năng xâm nhiễm của virus đối với các loại tế bào khác nhau là rất khác nhau."

Như vậy rõ hơn, chứ cái từ "đặc hiệu" ở đây nghe không xuôi.


3. Câu này chỉ đúng với ý nuôi cấy

Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn. ?

Còn với ý phân lập thì sai.

Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn. ?

Lập luận: Giả sử một con virus A nào đó chỉ tập trung ở tế bào hồng cầu thì khi phân lập ta lấy hồng cầu làm nguồn mẫu. Con virus B không tập trung ở một nơi thì khi phân lập chắc chắn không dễ bằng trường hợp trên.
 
"Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào"

Nếu có thể Minh cho xin tài liệu tham khảo cho cái kết luận này nhé. Anh thì cho rằng đây là một kết luận nhạy cảm, có tính chất vơ đũa cả nắm.

" Khả năng xâm nhiễm của virus đối với các loại tế bào khác nhau là rất khác nhau."

Như vậy rõ hơn, chứ cái từ "đặc hiệu" ở đây nghe không xuôi.

Thực tế luôn, khỏi tài liệu tham khảo gì cho mệt, và nói nôm na cho dễ hiểu. Anh biết dịch cúm gà chứ? Toàn thế giới nhốn nháo vì nó, anh nghĩ sao nếu virus cúm lây truyền vào tế bào phổi của con gà cũng xâm nhiễm được vào tế bào phổi của người và nhân lên (một số người có cảm thụ đặc biệt với loại virus này đã nhập viện và tỷ lệ tử vong rất lớn). Lúc đó người có chết hàng loạt như gà chết không?

Và điều đó chưa xảy ra, nghĩa là đã chứng minh tính đặc hiệu của virus đối với tế bào cảm thụ rồi. Tương tự với các loại virus khác, với khả năng xâm nhiễm với loại tế bào tương ứng. Nếu anh cảm thấy câu trả lời trên chưa thỏa đáng ở chỗ nào thì cứ nói tiếp, còn cụ thể với loại virus nào thì phải đi vào loại đó mới biết rõ được.

Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn. ?

Lập luận: Giả sử một con virus A nào đó chỉ tập trung ở tế bào hồng cầu thì khi phân lập ta lấy hồng cầu làm nguồn mẫu. Con virus B không tập trung ở một nơi thì khi phân lập chắc chắn không dễ bằng trường hợp trên.

Khó khăn là ở chỗ ?người chọn mẫu, người lấy mẫu và xác định loại tế bào nào có thể phù hợp cho mục đích xét nghiệm, vì khi phân lập virus người ta chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng để lấy mẫu ở những mô bị tổn thương, tiền sử của bệnh nhân, dựa vào đặc điểm điều tra dịch tễ của khu vực đó ... Càng nhiều loại tế bào thì càng tốn kém.

Có lẽ khái niệm phân lập ở đây anh và em hiểu theo nghĩa khác nhau: Em hiểu theo nghĩa trên tức là nguồn gốc, đặc điểm và tên của nó.

Còn anh có lẽ hiểu là: Tuyển chọn ra con virus đó có khả năng gì đó lớn nhất theo yêu cầu?
 
Em đọc trong sách còn có 2 phương pháp phân lập và nuôi cấy nữa là:
1. Nuôi cấy virus gây bênh thực vật
2. Nuôi cấy phage
Sao em không thấy nói đến ở đây ạ? phải chăng 2 phương pháp này với 3 phương pháp đưa lên ở trên có gì đó mâu thuẫn với nhau ạ? Nếu đưa ra thì nên đưa hết lên để người đọc tiện theo dõi chứ.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top